Hiển thị các bài đăng có nhãn Năm Đức Tin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Năm Đức Tin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Những đêm đen tăm tối sẽ cho chúng ta những gì

Leonard Cohen đã viết lên dòng trứ danh này: Mọi thứ đều có vết rạn, nhưng qua đó ánh sáng mới lọt vào! Vì chúng ta không thể cự lại cái thói lạm dụng đức tin và cảm thức tôn giáo để phục vụ cho tư lợi của mình, nên Thiên Chúa cuối cùng đã cho nó một điểm dừng.
 
Sau khi qua đời, nhật ký của mẹ Têrêxa đã tiết lộ nhiều chuyện gây sốc, cụ thể trong suốt sáu mươi năm cuối đời, nghĩa là từ tuổi 27 cho đến lúc qua đời ở tuổi 87, mẹ đã cố gắng

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Mười đấu tranh chủ yếu đức tin của thời đại chúng ta

Đôi khi cái hành động đơn giản là gọi tên điều gì đó lại là chuyện vô cùng hữu ích. Khi chúng ta chưa thể đặt tên cho một điều gì thì chúng ta bất lực hơn trước tác động của nó, vì không thật sự hiểu được điều gì đang xảy ra với chúng ta.
Chẳng hạn, nhiều người trong số chúng ta quen thuộc với cuốn Giáo Hội Tương Lai: Mười Xu hướng đang Cách mạng hóa Giáo Hội Thiên Chúa Giáo của chúng ta như thế nào (The Future Church: How Ten Trends are Revolutionalizing the Catholic Church) của tác giả John Allen. Những điều ông gọi tên trong cuốn sách này,

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Tại sao tôi yêu mến Đức Tin Công giáo ?

PEGGY BOWES (*)
Tôi là dân Công giáo “nòi” – Công giáo từ mới sinh, gọi là “đạo gốc”. Mẹ tôi muốn câu nói đầu tiên của tôi phải là “Giêsu”, vì bà thường đưa tôi đi lễ hằng ngày. Khi tôi lớn, tôi bắt đầu thắc mắc về đức tin và nguội lạnh vài năm sau khi tôi xa nhà. Tôi cảm thấy cuộc sống rất trống rỗng, cuối cùng tôi nhận thấy mình cần Giáo hội Công giáo, các nghi lễ và truyền thống. Tôi càng thực hành và tìm hiểu về Công giáo, tôi càng thêm yêu mến. Đây là vài lý do:

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Vì sao đức tin có tác động tích cực cho xã hội

Những sự kiện ở Ai Cập có thể lại làm tăng mối quan tâm về vai trò của tôn giáo trong xã hội. Trong khi chủ nghĩa cực đoan hay bạo lực nhân danh tôn giáo chắc chắn là tệ hại, tôn giáo cách chung có một ảnh hưởng tích cực.

Điều này được thể hiện rõ trong một cuốn sách được xuất bản vào cuối năm ngoái của Rodney Stark, một cựu giáo sư xã hội học và là tác giả của nhiều cuốn sách nói về tác động của Kitô giáo đối với xã hội.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin – Lumen Fidei (Chương 4)

CHƯƠNG BỐN
THIÊN CHÚA CHUẨN BỊ CHO HỌ MỘT THÀNH
(x. Dt 11:16)
Đức tin và công ích
50. Trong việc trình bày lịch sử của các tổ phụ và những người công chính của Cựu Ước, Thư gửi tín hữu Do Thái làm nổi bật một khía cạnh thiết yếu của đức tin của các ngài.  Thư không những chỉ trình bày đức tin như một cuộc hành trình, mà còn như một tiến trình xây dựng, việc chuẩn bị một nơi mà trong đó con người có thể chung sống.  Người xây dựng đầu tiên là ông Noe đã cứu gia đình ông trong tàu (Dt 11:7).

Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin – Lumen Fidei (Chương 3)

CHƯƠNG BA  
TÔI TRUYỀN LẠI CHO ANH EM ĐIỀU MÀ TÔI ĐÃ LÃNH NHẬN
(x. 1 Corinthians 15:3)

Hội Thánh, mẹ của đức tin của chúng ta
37. Những ai đã mở cửa tâm hồn mình cho tình yêu của Thiên Chúa, đã nghe thấy giọng nói của Ngài và nhận được ánh sáng của Ngài, thì không thể giữ món quà này cho riêng mình.  Vì khi đức tin được nghe và thấy, nó cũng được truyền lại như lời nói và ánh sáng.  Khi nói với tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô chỉ sử dụng hai hình ảnh này.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin – Lumen Fidei (Chương 2)

CHƯƠNG HAI
NẾU ANH EM KHÔNG TIN, ANH EM SẼ KHÔNG HIỂU
(x. Isaiah 7:9)
Đức tin và chân lý
23. Nếu ngài không tin, thí ngài không hiểu (x. Is 7: 9).  Bản Hy Lạp của Thánh Kinh Do Thái, bản Bảy Mươi phát hành ở Alexandria Ai Cập, dịch những lời của ngôn sứ Isaia nói cùng vua Aha.  Bằng cách này vấn đề hiểu biết về chân lý chiếm vị thế trung tâm của đức tin.  Tuy nhiên, trong văn bản tiếng Do Thái, chúng ta đọc khác.  Ở đó, ngôn sứ nói với nhà vua: “Nếu ngài không tin, ngài không thể đứng vững.”

Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin – Lumen Fidei (Chương 1)

CHƯƠNG MỘT
CHÚNG TA ĐÃ TIN VÀO TÌNH YÊU
(
x. 1 Ga 4:16)
Abraham, cha của chúng ta trong đức tin
8. Đức tin mở ra chúng ta con đường và cùng đi với những bước đường của chúng ta trong lịch sử.  Do đó, nếu muốn hiểu đức tin là gì, chúng ta cần phải đi theo những con đường của nó, con đường của những người có đức tin, như đã được làm chứng trước hết trong Cựu Ước.  Có một nơi đặc biệt thuộc về ông Abraham, cha của chúng ta trong đức tin.  

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin – Lumen Fidei (Phần Mở Đầu)

THÔNG ĐIỆP
ÁNH SÁNG ĐỨC TIN – LUMEN FIDEI
CỦA ĐỨC THÁNH CHA
PHANXICÔ
CHO CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ
NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THÁNH HIẾN
VÀ TÍN HỮU GIÁO DÂN VỀ ĐỨC TIN

1.  Ánh sáng đức tin (Lumen Fidei): qua cách diễn tản này, truyền thống của Hội Thánh nói về hồng ân cả thể mà Chúa Giêsu mang lại.  Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Đức Kitô nói về chính mình rằng: Tôi, là ánh sáng, Tôi đến thế gian, để bất cứ ai tin vào Tôi, thì không ở lại trong bóng tối(Ga 12:46). 

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Nghệ Thuật và Đức Tin (Phần cuối)

III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỨC TIN ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT
Tương quan giữa nghệ thuật và đức tin chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh rộng lớn của tiến trình hội nhập văn hóa. Thuật ngữ “hội nhập văn hóa” trong thần học về truyền giáo nhằm nói lên sự giao thoa, gặp gỡ giữa Tin Mừng và các nền văn hóa. Trong tiến trình này Giáo Hội sử dụng các lối diễn tả của một nền văn hóa đặc thù để trình bày sứ điệp Tin Mừng, trong đó phải kể đến các lối diễn tả đặc trưng của nghệ thuật bản địa, để các chân lý đức tin có thể được người dân địa phương hiểu được và đón nhận, như chúng ta vừa trình bày trên đây.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Nghệ Thuật và Đức Tin (Phần II)

II. VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỨC TIN
Mỗi người đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa của mình. Muốn truyền bá đức tin cho các dân tộc thuộc những nền văn hóa khác nhau, Giáo Hội cần phải nhờ đến các lối diễn tả của những nền văn hóa ấy, để các chân lý đức tin trở nên dễ hiểu và dễ chấp nhận đối với các dân tộc. Nghệ thuật là một thành phần cấu tạo của các nền văn hóa. Vì vậy, để có thể phân tích kỹ lưỡng vai trò của nghệ thuật đối với đức tin, trước hết chúng ta thử nhìn qua vai trò của văn hóa nói chung đối với đức tin. 

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Nghệ Thuật và Đức Tin (Phần I)

NGHỆ THUẬT VÀ ĐỨC TIN
Dưới ánh sáng của Công Đồng Vaticanô II
và Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo

NHẬP ĐỀ
Năm Đức Tin được khai mạc vào ngày 11 tháng 10 năm 2012, kỷ niệm 50 năm khai mạc công đồng chung Vaticanô II (11-10-1962) và 20 năm ban hành Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo (11-10-1992).

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Suy tư về năm Đức Tin: Đức tin mang lại cho ta những gì?

Một câu hỏi mà hầu như tất cả mọi người đều tự đặt ra cho mình trước khi muốn thực hiện bất cứ một dự định nào đó, là làm điều ấy có lợi hay không và lợi nhiều hay ít?  Khi bỏ công sức làm điều ấy thì tôi sẽ được gì bù lại?
Đây là một sự thắc mắc rất bình thường, rất con người và cũng rất hợp lý, một sự thắc mắc hoàn toàn chính đáng, vì mỗi hành động và mỗi việc làm của ta dù nhỏ mọn và bình thường đến đâu cũng đều phải có mục đích riêng của nó.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Hành trình đức tin của ÁP-RA-HAM

Lời giới thiệu: Cha Charles Conroy, MSC, là giáo sư chú giải Cựu Ước tại Đại học Gregoriana và tại Học Viện Thánh Kinh Giáo hoàng (Biblicum). Cách đây 10 năm ngài có dịp đến Philippines và có một số bài nói chuyện ở đó. “Hành trình đức tin của Ap-ra-ham” là một trong số các đề tài của ngài.
Nhân Năm Đức Tin, chúng tôi xin giới thiệu bài này đến quí độc giả. Bản tiếng Việt do thầy Phêrô Nguyễn Quí Khôi; linh mục Giuse Lê Công Đức hiệu đính.
=========================
Đây là lần đầu tiên tôi đến Phi-líp-pin. Nhưng tôi rất được khích lệ với ý nghĩ rằng chúng ta, dù là người Phi-líp-pin hay Ai-len, đều chia sẻ cùng một Thánh Kinh, cùng một Lời Hằng Sống.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Tin! Là ở lại với Đức Giêsu

Khi nói đến tình yêu, người ta thường nói đến sự dâng hiến cho người hay đối tượng mà họ yêu cách trọn vẹn. Godwin đã nói: “Muốn biết thế nào là tình yêu thì phải biết sống cho kẻ khác. Sống cho kẻ khác tức là yêu”. Hay: “Yêu là sống cuộc sống của người mình yêu” (Tolston). Còn Đức Giê su thì Ngài đã sống triệt để tình yêu ấy khi nói và thực hiện: “Không có tình yêu thương nào lớn lao hơn tình yêu thương của kẻ đã hiến mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15,13).

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Tuyên xưng cùng một Đức Tin

Tôi sung sướng được làm người Công giáo
Tiếng chuông lành đã ru ấm hồn tôi
Ngày xưa khi mới bước vào đời
Cánh tay mẹ ấp yêu từng giây phút…[1]
Tính đến thời điểm này (tháng 04.2013), chúng ta đã cùng với Giáo hội hoàn vũ bước sang tháng thứ bảy trong hành trình của Năm Đức Tin, tái khám phá hồng ân Đức Tin mà Thiên Chúa tặng ban cho mỗi chúng ta. Năm Đức Tin là cơ hội thuận tiện, là một thời điểm long trọng để toàn thể Giáo hội chính thức và chân thành “tuyên xưng cùng một đức Tin”; là dịp để ta củng cố Đức Tin “về phương diện cá nhân cũng như tập thể.”[2] Để qua đó, “Năm Đức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin trọn vẹn, với xác tín được đổi mới, trong tín thác và hy vọng”[3] Bởi lẽ, niềm tin của người Kitô hữu chúng ta vừa là “Tôi tin”, vừa là “Chúng tôi tin”.

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Đức tin và sống đạo

PHI LỘ: Thánh Giacôbê xác định: “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết” (Gc 2:17 & 26). Đức Tin phải được chứng minh qua hành động, tức là liên quan việc sống đạo – chứ không chỉ ở mức “giữ đạo”, mà sống đạo thì không dễ: “Đức Tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1:3). Sống đức tin là sống thánh thiện để nên hoàn thiện theo mệnh lệnh của Thiên Chúa: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).

TIÊN BÁO VỀ SỰ NGƯỢC ĐÃI

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Cử hành đức tin

Cách nói “Cử hành đức tin” có vẻ như ít được sử dụng đối với các tín hữu Việt Nam, bởi lẽ khi nói đến “cử hành” là chúng ta nghĩ ngay đến những nghi thức thờ phượng được hướng dẫn bằng những quy tắc “chữ đỏ”. Trong thực tế, tuyên xưng đức tin và cử hành đức tin là hai khía cạnh không thể tách rời để người tín hữu có thể sống đức tin một cách trọn vẹn.“Lex orandi, lex credendi”, luật cầu nguyện cũng là luật tin, người ta cầu nguyện như thế nào thì người ta tin như vậy. Nói cách khác, chính trong khi cầu nguyện mà người ta thể hiện đức tin của mình. Như vậy, cử hành đức tin chính là tuyên xưng đức tin trong và qua các nghi thức phụng vụ. Danh từ “phụng vụ” bao gồm tất cả các nghi thức nhằm tôn vinh cảm tạ Chúa và cầu xin Ngài ban những ơn lành. Nghi thức phụng vụ mang ý nghĩa đặc biệt nhất là Hy tế Thánh Thể và Phụng vụ các Giờ kinh.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Đức tin và những điều kỳ diệu

Đức tin có một sức mạnh thật kỳ diệu. Các tác giả Tin Mừng đã chứng minh với chúng ta điều đó. Đối với những ai đến với Chúa và tín thác nơi Ngài, họ nhận được những ơn lạ lùng vượt xa sự mong đợi.
Một người bất toại đã lâu năm, nay chỉ mong có thể cử động đi lại. Khi gặp gỡ Chúa và được Người chữa bệnh, ông đã trở nên khoẻ mạnh, không chỉ đi lại được như mọi người, mà ông còn vác chõng mà đi, trước sự kinh ngạc của mọi người (x. Mc 2,3-12).

Đức tin và luân lý

Ngay trong sâu thẳm nhất của sự thảo luận về luân lý, hầu như vẫn chẳng thấy Thiên Chúa ở đâu. Hành vi luân lý dựa trên lý luận hay tôn giáo? Tại sao chúng ta hành động theo luân lý trong một số trường hợp, nhưng trong một số trường hợp khác lại không?
Có những lời tuyên bố thông thường cho rằng luân lý hầu như chẳng liên quan gì tới tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều người nói về mối quan hệ giữa đạo đức với não bộ và mức độ luân lý được hình thành bằng những kinh nghiệm đã trải qua.

Tìm kiếm ....