Hiển thị các bài đăng có nhãn Mùa vọng - Giáng sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mùa vọng - Giáng sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

Chúa ơi, Chúa cần phải đến !

 

Ngài đã nói với con, Chúa đã thực sự đến : Giê-su, con của Ma-ri-a, là tên của Chúa, và con biết con có thể tìm Chúa ở nơi đâu và lúc nào.

 

Lạy Chúa của con, Chúa hãy coi, mùa Vọng lại đến trong năm phụng vụ của Giáo Hội. Chúng con lại cầu nguyện với những lời cầu nguyện đầy lòng khao khát và trông chờ, và cả với những bài hát về niềm hy vọng và về lời hứa ban. Và tất cả những nỗi đau khổ, tất cả mọi sự khao khát và trông chờ đầy tin tưởng đều lại hướng về từ ngữ: Hãy đến ! Ô, một lời cầu nguyện lạ lùng: Vì Ngài đã đến rồi mà và Ngài đã cắm lều ở giữa chúng con,

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

Các thành phần chính nơi hang đá và ý nghĩa của nó?

Có một con lừa? Một chuồng bò? Một cái nhìn chi tiết về hang đá truyền thống và các thành phần tạo nên nó.

Ý nghĩa của các yếu tố tiêu biểu nơi hang đá truyền thống là gì? Có thực là có một con lừa? một hang đá?

Từ khi thánh Phanxicô Assisi tạo ra hang đá, nhiều nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới đã góp phần tạo nên truyền thống giáng sinh tuyệt đẹp.

Tất cả các nền văn hóa này duy trì những yếu tố chung gợi lên những khía cạnh nổi bật cho câu chuyện Con Thiên Chúa ra đời.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

Năm điều Kitô hữu không nên làm vào Giáng sinh

Dĩ nhiên đây là ‘thời gian tuyệt vời nhất trong năm’, nhưng đừng quên ý nghĩa thật sự của nó

Ôi, Giáng sinh! “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”.

Thời gian để xum họp với gia đình và gặp gỡ bạn bè, và với nụ cười trên mặt chúng ta giả vờ không quan tâm ai nhận được món quà tốt nhất và người thân nào của chúng ta thực sự cần nghỉ uống.

Thời gian để treo kim tuyến và đồ trang trí lên cây Noel, và là thời gian để từ bỏ hy vọng đánh mất 10 bảng cuối cùng trong năm nay.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

Xin ơn sống Mùa Vọng

Chúng ta đã bắt đầu bước vào một năm phụng vụ mới, với Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng hôm nay. Tiết trời có lẽ cũng đã có chút gì đổi khác, nhắc ta ý thức hơn về một sự thay đổi khác trong đời sống phụng vụ và đời sống thiêng liêng của mỗi người chúng ta. Ai trong chúng ta cũng biết là Giáo Hội dành cho chúng ta một khoảng thời gian ngắn để có thể có những chuẩn bị cần thiết đón nhận ơn lành từ trời mà Con Thiên Chúa mang đến. Nhưng dường như chúng ta chú ý hơn đến những gì bên ngoài hơn là bên trong.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Mùa Vọng, đôi nét nên biết

 […]Cũng giống như Mẹ Maria, chúng ta dành mùa Vọng như một khoảng thời gian dừng lại, phản tỉnh và chuẩn bị đón nhận món quà Tình yêu của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Hài nhi Giêsu.

Lịch sử về Mùa Vọng


Không có một nguồn gốc lịch sử chắc chắn về Mùa Vọng; vào thời điểm trước cuối thể kỷ thứ IV, không có bằng chứng nào tồn tại xung quanh dịp lễ mừng Thiên Chúa hạ sinh cả.

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Mùa vọng và chiếc gương soi

 Các bạn thân mến!

Nếu phải chọn một hình ảnh cho mùa vọng, tôi sẽ chọn hình ảnh chiếc gương soi. Chiếc gương vừa cho thấy dung mạo thật sự con người tôi, tình trạng tâm hồn tôi, vừa giúp tôi nhận ra rằng, khả năng quan sát và nhìn được của đôi mắt phải cần đến ánh sáng tự nhiên và ánh sáng của ân sủng. Ánh sáng dẫn bạn và tôi đến tận Nguồn Sáng. Ánh sáng của Mùa Vọng giúp bạn và tôi duyệt xét đời mình dựa trên sự công chính và lòng thương xót Chúa. 

 

  1. Lòng yêu mến khởi điểm của niềm hy vọng

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Ý nghĩa Mùa Vọng trong đại dịch

Trong suốt Mùa Vọng, dường như tinh thần hân hoan chờ đợi của thánh Gioan Tiền Hô đang mời gọi chúng ta trước biến cố Chúa Giáng Sinh hơn bao giờ hết. Thách đố của thời buổi này là các hàng quán trưng bày đủ loại mặt hàng giáng sinh, và nó khiến mùa Giáng sinh nghiêng về chiều kích kinh tế hơn là những giá trị Tin Mừng. Nhưng năm nay thật khác. Đại dịch Covid-19, đặc biệt là việc giãn cách và tuân thủ 5K, đang khiến chúng ta phải cân nhắc và nhận ra những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Đối với rất nhiều người, đó là sự trân trọng và khao khát được nối kết với nhau.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

5 đề nghị của Chúa Giêsu trong ngày khởi đầu Mùa vọng


Photo Courtesy of Sr. Amata CSFN
Hãy hướng lòng về Chúa để biết cách sống trong mùa vui mừng này
Tin Mừng của Chúa nhật thứ nhất Mùa vọng hôm nay Luca 2, 25–28.34–36.

1. Niềm vui mong đợi
Mùa vọng - thời gian hân hoan đợi chờ. Tin Mừng Chúa nhật thứ nhất Mùa vọng nói cho chúng ta về việc chờ đợi Con Người - Chúa Giêsu đến lần thứ hai. Và rõ ràng Mùa vọng là thời gian hân hoan chờ đón Chúa Giáng Sinh. Trong bầu không khí này, Chúa Giêsu đưa ra năm lời khuyên thiết thực.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Chuẩn bị Giáng sinh

Bí quyết thành công của bữa tiệc hay lễ kỷ niệm phụ thuộc vào sự chuẩn bị trước. Nói cách khác, trong đa số trường hợp, chuẩn bị càng kỹ lưỡng thì càng thành công.

Khái niệm này có thể và nên được áp dụng hàng năm để chuẩn bị cho ngày sinh nhật quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại – Ngày Sinh Nhật của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế – ngày mà chúng ta gọi là Giáng Sinh!

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

Tòa Thánh phát động chiến dịch cầu nguyện trong Mùa Vọng theo tinh thần Laudato si’

Tòa Thánh phát động chiến dịch cầu nguyện trong Mùa Vọng theo tinh thần Laudato si' Để giúp người Công giáo thắp lại niềm hy vọng và tiếp xúc sâu sắc hơn với thông điệp Laudato si’ trong Mùa Vọng này, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện chuẩn bị những lời cầu nguyện cho bảy mục tiêu của Laudato si’.

Mỗi ngày, lời cầu nguyện tập trung vào một nhóm cộng đoàn cụ thể và dấn thân của họ theo tinh thần sinh thái toàn diện của Laudato si’. Các tín hữu được mời gọi cùng nhau cầu nguyện để thắp lên một Mùa Vọng hy vọng.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Tại sao mừng lễ Giáng sinh ngày 25 tháng 12 ?


Các học giả không đồng ý với giả thuyết cho rằng ngày tháng được chọn là cách thay cho ngày lễ hội ngoại giáo của Rôma, như lời bài hát cổ giáng sinh: “Ngày hai mươi lăm tháng Mười Hai, tình tính tang...” Nhưng đó chỉ là khoảng thời gian mua sắm trước Lễ Giáng Sinh mà thôi.
Ngày 25 tháng 12 đã ăn sâu vào khái niệm của chúng ta về Lễ Giáng Sinh đến nỗi khó có thể nghĩ tới ngày đó mà không kèm theo hình ảnh Ông Già Noël và những loại cây trang trí. Nhưng Chúa Giêsu có thực sự sinh vào ngày đó? Nếu chúng ta không biết, tại sao Giáo Hội mừng cố gắng vào ngày đó?

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

Tu dưỡng Mùa Vọng

Tôi vừa buồn vừa ngạc nhiên khi nghe một cha xứ nói rằng một giáo dân nữ dọa rời bỏ Giáo Hội Công giáo vì một bài giảng phản đối đồng tính trong một Thánh Lễ Chúa Nhật vài tuần trước. Điều tôi nói trong bài giảng khiến cô ấy tức giận vậy sao? Tôi chỉ nhắc nhở cộng đoàn rằng Kitô hữu chúng ta sống trong thế giới tội lỗi ngày nay được mời gọi hoán cải tận gốc, kết hiệp với Đức Kitô, và cầu xin ơn hoán cải cho các tội nhân.Tôi minh họa bằng nhu cầu cần thiết cho việc cầu nguyện và hy sinh của chúng ta là cuộc diễn hành đồng giới.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Một chút gợi ý sống tinh thần mùa vọng

Có những người cẩn thận đã gợi ý lên kế hoạch cho cả khoảng thời gian Mùa Vọng phải làm gì cho có ý nghĩa và xứng hợp với tinh thần Ki-tô giáo. Chẳng hạn, chuẩn bị tham dự tĩnh tâm, đi xưng tội, hằng ngày tập trung nhiều hơn vào đời sống nội tâm và các việc thiêng liêng, tăng cường việc đọc và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày, giảm bớt những việc không cần thiết, thực hiện một số việc bác ái, từ thiện vv.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Vọng ... Đợi Chờ

Bốn tuần ngắn ngủi của Mùa Vọng, thời gian thuận tiện để chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa đến đang dần qua. Và đây là giây phút đặc biệt để tự nhìn xem mình đã chuẩn bị được gì cho thời khắc quan trọng phía trước: Đấng Em-ma-nu-en ngự đến.

Ông Gioan Tiền hô, vị ngôn sứ, đã loan báo về Đấng Cứu Thế. Ông kêu gọi mọi người sám hối vì Chúa đang đến gần, “hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa” (Lc 3,4). Ông vào hoang địa, sống đời nhiệm nhặt và khổ chế để chứng thực lời rao giảng của mình. Lời rao giảng của vị tiền hô dường như đã đụng chạm và vẫn đang đụng chạm tới ta lúc này.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Tháng 12: Chờ ngày Giáng Sinh

Tại nhiều nước, 4 Chúa Nhật này được biểu hiện bằng 4 ngọn nến thắp sáng cho thấy lòng mong chờ của con người được diện kiến Hài Nhi Giêsu. Theo lễ nghi Rôma, Giáo Hội trình bày những chủ đề khác nhau: 
 
Tháng 12 là tháng cuối cùng của năm, nhưng theo lịch Công Giáo lại là tháng khai mở một năm phụng vụ mới. Tháng này chắc hẳn ai cũng nhận thấy bầu không khí bên ngoài đang rộn ràng lễ hội. Bên cạnh đó, nhiều nơi chờ mong những ngày Giáng sinh để nghỉ ngơi và chào đón năm mới. Với người công giáo, đây không chỉ là thời gian của niềm vui, nhưng còn là những ngày của Mùa Vọng.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Parousia nghĩa là gì và nó được nối kết với Mùa vọng như thế nào?

Nửa đầu Mùa Vọng thường dành riêng cho “parousia” của Chúa Giêsu, hoặc Đức Kitô tái lâm.
Một từ thường được dùng trong suốt Mùa vọng đó là “parousia”, tiếng Hy lạp. Từ này được sử dụng trong sách Tân ước Hy lạp, và thường đề cập đến cuộc giáng lâm lần thứ hai của Chúa Giêsu vào ngày tận thế.
Từ này ám chỉ đến Đấng “đang đến” hay đang “hiện diện” và là những dấu chỉ ngày Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Nên chào "Mừng lễ" hay "Mừng Giáng Sinh?"

53 % các bạn trẻ lớn lên với kỹ thuật số thích chúc “Mừng Lễ” (Happy Holidays) vào tháng 12. Có một số người không muốn nói lời chúc “Mừng Giáng Sinh” (Merry Christmas). Vì sao?

Có lẽ bạn không bao giờ đặt câu hỏi, bỗng có nghi ngờ làm bạn suy nghĩ. Phải nói “Mừng lễ” hay “Mừng Giáng Sinh?” Chúc ”Mừng Giáng Sinh” có thể làm bối rối cho một số người vì họ không thuộc văn hóa kitô giáo không? Theo thống kê của đài NPR, ở Mỹ đa số các bạn trẻ của Thiên niên kỷ, những người ở tuổi 18 đến 29 cho rằng câu chúc “Mừng Giáng Sinh” của Donald Trump là “kỳ thị”.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Chiêm niệm biến cố Giáng Sinh của Chúa Giê-su

Cuộc hành trình từ Nazareth về Belem của thánh Giuse và Mẹ Maria dài khoảng 150 km. Trung bình mỗi ngày người ta có thể đi bộ được 30 km, băng qua đồi núi, sa mạc. Thánh Giuse và Đức Mẹ chắc đã cần năm ngày để đến được Belem, nơi quê quán của các Ngài để khai tên tuổi. Các Ngài là một gia đình nghèo, không biết ngoài con lừa ra còn có gì để đem theo. Đức Mẹ đã sắp sinh con, mà phải ngồi trên lưng con lừa đi bộ mấy ngày trời, chắc Mẹ đã mệt mỏi và đau đớn lắm về thể xác!

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Con sẽ làm gì nếu gặp Chúa Hài Đồng?

Bằng cách nào để nhìn thấy sự vinh quang vĩ đại tỏa sáng nơi một trẻ thơ nghèo nhỏ xíu. Ngài không đặt mình trên mọi người, nhưng là trong mọi người giữa mọi người. Ngài tỏa sáng tình mến thương. 
Thật lạ lùng khó hiểu: Thiên Chúa là chủ tể vũ trụ lại đi yêu mến loài người bé nhỏ. Con Một của Đấng ấy đã đến sinh làm người ở giữa chúng ta, chỉ vì tình thương mến thương. Chả hiểu được! Nhưng mà thực là thế… Bằng cách nào để nhìn thấy sự vinh quang vĩ đại tỏa sáng nơi một trẻ thơ nghèo nhỏ xíu. Ngài không đặt mình trên mọi người, nhưng là trong mọi người giữa mọi người. Ngài tỏa sáng tình mến thương.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Cách chiêm ngắm hang đá Giáng Sinh

Thánh Luca kể chuyện Giáng Sinh làm cho chúng ta đầy ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì Hài Nhi Giêsu không xuất hiện như nhân vật đầu tiên. Thánh Luca không kể là bé Giêsu kháu khỉnh hay dễ thương, không kể là bé Giêsu khóc nhè hoặc thế này thế nọ. Thánh nhân cũng không tỏ lời khen ngợi nào dành cho trẻ thơ Giêsu.

Cái tài kể chuyện của thánh Luca ở chỗ: ban đầu thánh nhân kể về thánh Giuse, kể về Mẹ Maria, rồi kể về hành trình về Belem của các ngài; sau đó kể ngay đến các mục đồng được báo tin vui. Thế nhưng, Hài Nhi Giêsu rất lặng lẽ lại chính là tâm điểm của tất cả. Chúa Hài Nhi là trọng tâm trong mầu nhiệm của thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa Hài Nhi là điểm đến, điểm gặp gỡ của các mục đồng.

Tìm kiếm ....