Hiển thị các bài đăng có nhãn Mùa Chay - Phục sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mùa Chay - Phục sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

Đức ái còn mãi

HỏiLàm việc bác ái là cần thiết trong năm. Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Không khó để chúng ta tìm thấy những giáo huấn trong Kinh Thánh liên quan đến việc bác ái, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Cha của ông Tôbia được mọi người ca tụng là người hay bố thí (x.Tb 7,6; 9,6). Chính ông cũng dạy con cái mình phải thường xuyên bố thí để giúp đỡ người khác: “Tùy con có bao nhiêu, hãy cho bấy nhiêu; có nhiều thì cho nhiều, có ít thì đừng ngại cho ít” (Tb 4,8),

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

5 điều cần biết về Chúa Thánh Thần

Năm khía cạnh liên quan đến Chúa Thánh Thần mà không phải ai cũng biết.

Với tư cách là Kitô hữu, chúng ta tin rằng Thiên Chúa có Ba Ngôi – Cha, Con và Thánh Thần. Tuy vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng biết rõ về Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Dưới đây là 5 điều cần biết về Chúa Thánh Thần được rút ra từ Giáo lý Hội thánh Công giáo.

1. CHÚA THÁNH THẦN LUÔN HIỆN HỮU

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Đêm cuối

Cái gì cuối cùng cũng làm ta xao xuyến. Hễ cứ nghe đến chữ cuối cùng, lòng ta lại chồi lên những nỗi niềm gì đấy chơi vơi khó tả. Những giây phút cuối cùng còn được ở bên người thân trước khi đi xa lại càng làm ta thêm bùi ngùi, đặc biệt là trong những cuộc chia ly mà ta biết sẽ không bao giờ mình còn được gặp lại nữa. Giêsu hẳn cũng có cảm xúc tương tự khi dùng bữa tiệc cuối cùng với các môn đệ. Tâm trạng Ngài xao xuyến khôn nguôi vì Ngài biết mình sắp phải đi vào cõi chết. Sẽ không bao giờ Ngài còn có những giây phút thong dong bước đi cùng các môn đệ.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Ý nghĩa của Chúa nhật Lễ Lá

Cả niềm vui lớn lao và khổ đau khủng khiếp đều được liên kết trong ngày này, ngày Chúa nhật bắt đầu Tuần Thánh, ngày Chúa nhật báo trước khổ hình thập giá của Chúa chúng ta.

Đó là thời gian của sự thất vọng, bối rối và mâu thuẫn. Chính đoàn dân từng hân hoan chào đón Đức Kitô tiến vào Giêrusalem sáng hôm ấy, cất vang “Hosanna” cùng những lời sùng bái, nội trong một tuần, vẫn là họ, lại kêu gào “đóng đinh nó vào thập giá”. Họ sẽ đi từ chỗ tán dương Ngài như Tân Vương của Israel đến việc đem mạng sống Ngài ra đổi với một tên tội phạm đã bị kết án; họ sẽ ca ngợi Ngài trước và rồi sau đó lại nhạo báng Ngài. 

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Bảy di ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá

 SỨ ĐIỆP KHÔNG THỂ LÃNG QUÊN

Bảy di ngôn cuối cùng của Chúa Giê-su trên Thánh Giá

 

      1. Lời mở đầu.

Cuộc thương khó của Chúa Giê-su mang nhiều nét đặc sắc. Một trong những nét đó là các lời cuối cùng của Chúa trên Thánh Giá. Theo các Tin Mừng có tất cả bảy lời Chúa Giê-su nói, khi Ngài bị treo trên Thánh Giá. Bảy lời cuối cùng này của Chúa được thánh Bonaventure chú giải và được các tu sĩ dòng Phanxico quảng bá.[i] 

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Chúa Giêsu nhìn chúng ta thế nào mỗi khi chúng ta nhìn lên thánh giá

Philip Kosloski

Bất cứ khi nào chúng ta nhìn lên thánh giá, chúng ta nên nhớ rằng Chúa Giêsu cũng đang nhìn chúng ta với tình yêu lớn lao.

Khi chúng ta nhìn lên thánh giá, chúng ta thường hình dung mình đang ở dưới chân thập tự, nhìn vào thân thể không còn sự sống của Đấng Cứu Rỗi chúng ta.

Tuy nhiên, việc diễn tả Chúa Giêsu trên thánh giá cũng gợi lại trong tâm hồn chúng ta thực tế rằng Chúa Giêsu cũng đang ngắm nhìn chúng ta.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

Chọn một thói quen xấu để loại bỏ trong Mùa chay

Mùa Chay là mùa sám hối. Ở một số quốc gia nhiều người cố gắng từ bỏ một số thói quen cố hữu hoặc những thú vui cá nhân trong suốt 40 ngày của Mùa chay. Có thể đó là tính tật xấu, những món ăn khoái khẩu nào đó, một game show truyền hình, bỏ bớt thuốc lá, cà phê, nhậu nhẹt… Nhiều người thậm chí còn phải đấu tranh nhiều hơn với những cám dỗ kỹ thuật số, chẳng hạn như nội dung khiêu dâm hoặc phản hồi lại mọi bài đăng trên Tweet hoặc Facebook bằng những giọng điệu mỉa mai…

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

Ăn chay có thể làm cho chúng ta bớt ích kỷ như thế nào

Philip Kosloski

Ăn chay trong Mùa chay có thể thay đổi thái độ sống của chúng ta và khiến chúng ta bớt ích kỷ và tập trung hơn vào người khác.

Ăn chay là một kỷ luật Mùa chay mà hầu hết chúng ta không thích hoặc không hoàn toàn chấp nhận. Chúng ta không muốn có cảm giác đói và muốn lấp đầy cái bụng bằng những món ăn ngon và ưa thích.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

Tôma - Người môn đệ muốn biết tại sao mình tin

Nếu Phêrô và Giuđa là hai tông đồ được nhắc đến nhiều trong Tuần Thánh, thì Tôma là nhân vật thuộc Nhóm Mười Hai được chúng ta quan tâm đặc biệt sau khi Chúa sống lại, mà hình ảnh cũng như nhãn hiệu được gán cho vị tông đồ này chính là “cứng lòng tin”, vì ông đã thẳng thừng từ chối tin vào lời chứng: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,25) của cả nhóm Tông Đồ  sau khi tất cả đã được thấy “Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”… Người còn cho các ông xem tay và cạnh sườn” (Ga 20, 19-20).

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

Bữa tiệc ly của Chúa Giêsu là nguồn mạch sự sống

Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu là đỉnh cao của nghi lễ phụng vụ trong Giáo hội Công giáo. Cuộc thương khó này bắt đầu từ biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem cho đến lúc Chúa Giêsu được mai táng trong mồ. Trong đó, các bản văn Tin Mừng đều thuật lại Bữa tiệc ly như là nghi thức quan trọng không chỉ vì là dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái, nhưng còn vì đó là nơi Chúa Giêsu cùng với các môn đệ cử hành “thánh lễ đầu tiên”, nơi mà Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, và bí tích Truyền Chức Thánh. Bữa tiệc ly trong Tin Mừng nhất lãm ngắn gọn hơn so với Gioan. Tuy vậy, cả bốn Tin Mừng đều cho thấy những nét tương đồng ít nhiều về bữa tiệc này.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

Thiên thần và ma quỷ trước cây sự sống

Fernando Cárdenas Lee, Foyer de Charite 

Lời mời gọi nhìn lên thập giá để chiêm ngắm, học hỏi và trải nghiệm trình yêu biến đổi của Thiên Chúa.

Chúng ta sắp cử hành những giờ khắc thiêng liêng và quan trọng nhất, ít nhất là đối với người công giáo trên thế giới, đó là Tuần thánh.

Trong suốt Mùa chay, chúng ta đã ăn chay cầu nguyện và bố thí, để chuẩn bị tâm hồn đón nhận những ân sủng qua cuộc khổ nạn, chết và phục sinh của Chúa chúng ta. Và trong những ngày này, trước mầu nhiệm yêu thương cao cả của Thiên Chúa dành cho con người, tôi mời bạn cùng nhìn lên thánh giá, nơi đã đóng đinh Đấng cứu rỗi thế gian. 

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

Mùa Chay với trái tim được đổi mới

Thiên Chúa không kêu gọi chúng ta trở về với Ngài là “Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, chậm giận và giầu tình thương” (Ge 2,13) trên con đường nào khác, và bằng cách nào khác ngoài con đường của trái tim, và bằng cách xé lòng, khi phán dậy chúng ta qua miệng ngôn sứ Giôen: “Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng” (Ge 2,12.13).

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

Sứ điệp không thể lãng quên

Bảy di ngôn cuối cùng của Chúa Giê-su trên Thánh Giá

Lm. GB. Nguyễn Ngọc Thế SJ.

  • Lời mở đầu.

Cuộc thương khó của Chúa Giê-su mang nhiều nét đặc sắc. Một trong những nét đó là các lời cuối cùng của Chúa trên Thánh Giá. Theo các Tin Mừng có tất cả bảy lời Chúa Giê-su nói, khi Ngài bị treo trên Thánh Giá. Bảy lời cuối cùng này của Chúa được thánh Bonaventure chú giải và được các tu sĩ dòng Phanxico quảng bá.[i] Các nhà thiêng liêng học đã chý ý đến những lời này của Đấng chịu đóng đinh, và qua những lời đó, họ muốn diễn tả cách sống động về ý nghĩa và tinh thần của cuộc thương khó của Chúa Giê-su.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

Lịch sử và ý nghĩa của Tro ngày Lễ Tro

Thứ Tư trước Lễ Phục sinh sáu tuần, Giáo Hội cử hành Lễ Tro. Với Thứ Tư Lễ Tro Giáo Hội khai mạc Mùa Chay Thánh. Lễ này có nguồn gốc từ tên gọi của nó, vì sau bài giảng có nghi thức làm phép tro được đốt từ cành lá dừa của Chúa nhật Lễ Lá năm trước, ngày này khắp nơi ăn chay” (x. Quy luật tổng quát phụng vụ, số 28 và 29). Tro đã được làm phép sẽ được rắc lên đầu hay xức trên trán các tín hữu theo dấu thánh giá và nói : “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro” (x. St 3,19) hay “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Lời Kinh thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người qua biểu hiệu “bụi tro”. Năm 2021, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích đã ban hành hướng dẫn đề xuất rằng các linh mục nên sử dụng phương pháp rắc tro trong mọi trường hợp, do đại dịch COVID-19.

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

Thập Giá Là Vinh Dự

Tuần Thánh, bài thánh ca “Niềm vinh dự” của Lm Văn Chi được hát ngân nga trong các nghi thức phụng vụ: “Niềm vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Giêsu Kitô. Chịu đóng đinh vì Người với thế gian và tôi quên mình mang thương tích vì Chúa Kitô”. Tại sao Thập Giá Chúa Giêsu Kitô là vinh dự, là niềm tự hào của tôi? Những ngày Tuần Thánh, suy niệm về Thập giá để thêm xác tín về niềm vinh dự vào Thập giá Chúa Giêsu Kitô.

  1. Thập giá là nhục hình

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Cuộc Chia Ly Man Mác Màu Buồn

Hôm ấy, tôi đặt mình trong tâm thế kẻ sẽ ra đi. Bao vương vấn còn nặng trĩu lòng. Tôi sẽ ra đi, sẽ phải xa cách vườn rau, ao cá, những con đường xưa cũ, những giọng nói và cả những ánh mắt thân quen. Bao hoài bão, những ước mơ và thao thức, cả những ngóng chờ, ngưỡng vọng, tôi đành bỏ lại. Hết thảy những điều thân thuộc đã ăn sâu và hằng bám lấy con tim, tôi phải bỏ lại. Ôi! Tôi cảm thấy bâng khuâng quá!

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

Để ăn chay hiệu quả

Hàng năm, chúng ta có Mùa Chay để noi gương Chúa Giêsu ăn chay và cầu nguyện trong hoang địa 40 đêm ngày (Lc 4:1-2). Đây là dịp thuận tiện để chúng ta thực hành dạng hy sinh mới hoặc phong phú hóa đời sống cầu nguyện.
 
ĂN CHAY NGÀY THỨ SÁU
Mỗi năm, Giáo Hội yêu cầu chúng ta chỉ ăn chay hai ngày – Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng chúng ta có thể ăn chay nhiều hơn để có lợi cho linh hồn chúng ta, nhất là trong Mùa Chay này. Và đừng quên rằng chúng ta phải kiêng thịt vào các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Niềm hy vọng cuối cùng

Trong những ngày đen tối không chắc chắn này, chúng ta phải ngước mắt lên trời. Chính nhờ Chúa Kitô lên trời và trở về với Chúa Cha mà chúng ta học cách theo bước Ngài đến cùng. Ngài cho chúng ta thấy rằng ngôi nhà thực sự của chúng ta sẽ không thể tìm thấy ở thế gian tạm bợ này. Chúng ta được tạo dựng cho cuộc sống vĩnh cửu. Chính thông điệp hy vọng này mà chúng ta phải bám lấy và mạnh dạn tuyên bố khi chúng ta tiếp tục vượt qua cơn đại dịch corona và phải xa cách các Bí tích trong rất nhiều giáo phận trên khắp thế giới.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Tuần Thánh Mùa Đại Dịch: “Sao Chúa bỏ con?”

Tuần Thánh năm nay thật đặc biệt. Cả thế giới như đang chia sẻ cùng mối bận tâm và niềm thổn thức. Những con số biết nói: số ca nhiễm mới, số người chết, số bệnh nhân được chữa lành… Tình cảnh ngặt nghèo trong nhà ngoài phố, cùng quá nhiều thất đoạt, có thể khiến tôi và bạn chao đảo đến câm nín; thế nhưng, đại dịch hay những bất toàn của con người đâu thể nào làm cho Tuần Thánh bớt ‘thánh’.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Sám hối

Sám hối là việc thực hành mà mọi người thuộc mọi tôn giáo thường được mời gọi. Lời mời gọi ấy trở nên rõ ràng và khẩn thiết hơn trong những thời khắc quan trọng của đời sống tâm linh tôn giáo. Người công giáo chúng ta thường thực hiện nghi thức sám hối trước khi bước vào những buổi phụng vụ quan trọng. Theo đó, chúng ta được mời gọi nhìn lại chính mình trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiết xót. Chúng ta đặt mình trước Chúa, cầu xin Chúa thanh tẩy, để chúng ta được xứng đáng đến với Chúa.

Tìm kiếm ....