Ngày 8-12-2020, nhân kỷ niệm 150 năm ĐTC Pi-ô IX chọn thánh Giu-se làm Đấng Bảo trợ Hội thánh Công Giáo (1870-2020), ĐTC Phan-xi-cô đã ban hành Tông thư “Trái tim của người Cha” (Patris corde) và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8-12-2020 đến ngày 8-12-2021.[1]
Tông thư Trái tim của người Cha được Đức Thánh Cha viết trong bối cảnh của đại dịch Covid-19. Theo ngài, đại dịch giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của những con người vì công ích, những người xa ánh đèn sân khấu, kiên nhẫn mỗi ngày và nuôi dưỡng hy vọng, lan toả sự đồng trách nhiệm. Chúng ta có thể tìm thấy nơi thánh Giuse, “một người không được chú ý, người hiện diện hàng ngày, kín đáo và âm thầm, người chuyển cầu, là sự nâng đỡ và hướng dẫn trong những lúc khó khăn”. Thánh nhân nhắc chúng ta rằng những người dường như “giữ vai trò phụ”, âm thầm, lại là “những vai chính không thể so sánh trong lịch sử cứu độ”.
Có thể nói, thánh cả Giuse là một vị thánh rất đặc biệt. LM Em-ma-nu-en Nguyễn Vinh Gioang, tác giả một bài viết về thánh cả Giu-se đã chia sẻ như sau: [2]
“Trong tất cả các vị thánh, ngoại trừ Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Vương các thánh, thì không có thánh nào sánh kịp với Thánh cả Giuse. Thánh cả Giuse được sống bên cạnh Chúa Giêsu, Con của Thiên Chúa, được sống bên cạnh Đức Maria, Mẹ của Con Đức Chúa Trời, trong gia đình thánh thất, là thiên đàng trên trần gian nầy.
“Thánh cả Giuse được chết trong tay hai Đấng cao trọng nầy, là Con của Thiên Chúa và Mẹ của Thiên Chúa. Ngài là vị thánh rất cao sang vì Ngài được làm cha nuôi của Chúa Giêsu.
“Các thánh tổ phụ, các thánh tiên tri, các thánh nam nữ xưa và nay đều sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu, còn Thánh cả Giuse thì nuôi dưỡng Chúa Giêsu, nâng đỡ Chúa Giêsu, lo lắng cho Chúa Giêsu, bồng Chúa Giêsu trên tay, hôn kính Chúa Giêsu, nói chuyện với Chúa Giêsu, cho Chúa Giêsu ăn, cho Chúa Giêsu mặc, bảo vệ Chúa Giêsu khỏi muôn vàn nguy hiểm.
“Ý Thiên Chúa quan phòng để cho Thánh cả Giuse làm Cha của Đấng Cứu Thế ở trước mặt người đời. Để thực hiện ý định nầy của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu luôn vâng lời thánh cả Giuse từng li từng tí, tôn kính Ngài như một người con hết sức hiếu thảo.
“Bởi thế, trừ ra chức làm Mẹ Thiên Chúa vô cùng cao sang của Đức Trinh Nữ Maria, thì trên trời dưới đất nầy, không có chức nào cao trọng cho bằng chức làm Cha nuôi của Thánh cả Giuse đối với Chúa Giêsu.
“Vì Chúa Giêsu chỉ có một mình Đức Mẹ Maria là Mẹ thật, nên Thánh cả Giuse được Thiên Chúa Cha giao cho toàn quyền lo lắng mọi sự cho Con Một mình trên trần gian nầy.”
Chúng ta đều biết rằng, trong các sách Tin Mừng, thánh Giuse không nói một lời nào, nhưng cả cuộc đời ngài là một cuốn sách mở ra để Hội thánh qua các thời đại chiêm ngưỡng, suy tôn và dõi theo gương thánh đức của ngài. Kinh cầu ông thánh Giuse đã chỉ ra những ân đức của Ngài: “Ông thánh Giuse gồm no mọi nhân đức…Ông thánh Giuse làm gương nhân đức nhịn nhục…Ông thánh Giuse là đấng cai quản thánh gia thất xưa…”.
Khi Hội thánh tuyên xưng thánh cả Giu-se là Đấng “gồm no mọi nhân đức” thì điều đó có nghĩa là nơi Ngài hội tụ mọi nhân đức trổi vượt của một thánh nhân, như nhân đức hiền lành khiêm tốn, nhân đức vâng phục chịu lụy, nhân đức trung tín kiên trung, nhân đức can đảm bền chí, nhân đức tận tụy hy sinh, nhân đức trong sạch khó nghèo …
Đối với các bậc gia trưởng cách riêng thì thánh cả luôn là một mẫu gương sống động về một người cha đầy tinh thần trách nhiệm, một người bạn đời chung thủy, và một vị gia trưởng công chính, thánh thiện, sẵn lòng hy sinh phục vụ gia đình.
1.- Thánh cả Giu-se: mẫu gương sáng chói về tinh thần trách nhiệm của vị gia trưởng
Nhìn vào con người khiêm tốn và đời sống kín đáo của thánh cả Giu-se, người ta sẽ từ từ khám phá ra nơi thánh nhân cái bản lĩnh vững chắc tiêu biểu của một gia trưởng gương mẫu, một người chồng đạo đức và một người cha đáng kính.
Trong Tông thư “Trái tim người cha”, ĐTC Phan-xi-cô đã miêu tả thánh cả Giu-se như là một người cha luôn che chở. Thánh nhân gìn giữ, bảo vệ, không rời Chúa Giê-su, đảm nhận trách nhiệm trong cuộc sống của Chúa. Thánh Giu-se được gọi là Đấng rất thanh khiết, nghĩa là “đối nghịch với sự chiếm hữu”: Ngài biết yêu thương cách tự do, không chiếm hữu, biết từ bỏ mình để đặt Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a ở trung tâm của đời mình. Hạnh phúc của ngài là “trao tặng chính mình”: không bao giờ thất vọng nhưng luôn tin tưởng, luôn thinh lặng, không than van, nhưng có những cử chỉ cụ thể tín thác.
Do đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hình ảnh của thánh Giuse là gương mẫu, trong một thế giới “cần những người cha và từ chối những ông chủ”, từ chối những người nhầm lẫn “quyền hành với sự độc tài, phục vụ với nô lệ, đối mặt với áp bức, bác ái với phúc lợi, sức mạnh với sự phá hủy”. [3]
Chúng ta biết rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thánh Giu-se cũng biểu lộ một tinh thần trách nhiệm cao nhất của người chủ gia đình. Khi nghe biết những mệnh lệnh, kế hoạch của Thiên Chúa, dù khó hiểu và đầy bí ẩn, nhưng ngài đã không do dự hay đặt vấn đề “Tại sao? Làm sao? Như thế nào?...”, trái lại ngài mau mắn thi hành thánh ý thiên giới ngay. Ngài luôn ý thức rằng Thiên Chúa đang cần đến sự cộng tác tích cực của mình. Thánh nhân sẵn sàng vâng phục thánh ý Thiên Chúa vì biết rằng Người tin tưởng và yêu mến mình. Giu-se nhận ra rằng trách nhiệm của ông rất nặng nề nhưng cũng rất cao cả. Vì thế thánh nhân không nản chí hay thất vọng.
Trong đời sống hôn nhân gia đình, chúng ta luôn bị ràng buộc bởi trách nhiệm, đặc biệt là trong cương vị làm chồng, làm cha. Trách nhiệm yêu thương nâng đỡ vợ con, trách nhiệm xây dựng mái ấm gia đình, trách nhiệm lèo lái con thuyền gia đình vượt qua bão tố, trách nhiệm giải quyết vấn đề “cơm áo gạo tiền” trong gia đình, trách nhiệm nuôi dạy con cái nên con người tốt, giúp ích cho xã hội và cho Hội thánh.
Để thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình một cách sáng suốt và hiệu quả, chúng ta không thể không đối phó với nhiều khó khăn, vất vả. Bởi vì, trên thực tế, có nhiều người chồng người cha lẫn lộn giữa trách nhiệm và quyền lợi hoặc vin vào trách nhiệm để đòi hỏi quyền bính, quyền lợi. Một gia đình bền vững, một đôi hôn nhân hạnh phúc là khi nào cả hai vợ chồng đều biết hy sinh quyền lợi để lo chu toàn bổn phận cách hoàn hảo. Như một danh nhân đã nói: “Hôn nhân chia nửa quyền lợi và gấp đôi nghĩa vụ” (Arthur Schopenhauer).
Tác giả D.Wahrheit trong cuốn “Cẩm nang hạnh phúc gia đình Kitô” đã chia sẻ như sau:
“Có những người đàn ông thích thể hiện quyền lợi của mình. Họ nại đến quyền làm chồng để cưỡng bách người vợ phải vâng phục hầu hạ mình. Họ nại đến quyền làm chủ để đơn phương quyết định mọi việc trong nhà. Họ nại đến cả quyền làm đàn ông để hành hạ người đàn bà. Khi người chồng chỉ suy nghĩ và hành động trong vòng quyền lợi của mình, thì dĩ nhiên người vợ sẽ không còn là người bạn đường để cùng xây dựng cộng đồng tính yêu nữa, mà có lẽ chỉ còn là người nội trợ không hơn không kém, một người giúp việc để cho người đàn ông sai khiến và sử dụng vào những mục tiêu riêng của mình.Cư xử như thế không phải là thể hiện tư cách làm chủ gia đình.” [4]
Tinh thần trách nhiệm của gia trưởng trong gia đình đòi hỏi trước hết người chồng, người cha có một tấm lòng yêu mến, vị tha, quảng đại. Vì chỉ có tình yêu rộng mở, khoan dung mới giúp họ vượt qua mọi khó khăn khi chu toàn trọng trách của mình. Thánh Phao-lô đã khuyên nhủ như sau: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ…” (x. Cl 3,18-19)
2.- Thánh cả Giu-se: một chỗ dựa vững chắc không thể thay thế được cho Đức Ma-ri-a và Chúa Giê-su
Với vai trò gia trưởng trong gia đình, thánh Giu-se luôn tỏ ra là chỗ dựa vững chắc cho cả Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su. Khi phải đón Ma-ri-a về nhà để trợ giúp, phải đưa thánh gia đi đi về về để lánh nạn, bị lạc mất Con Trẻ Giê-su lúc mười hai tuổi ở Giê-ru-sa-lem… thánh cả Giu-se luôn luôn là người đứng mũi chịu sào trong việc bảo đảm sự an toàn và êm ấm của gia đình. Ngài vững mạnh không phải do bàn tay cứng cáp chai khô của một thợ mộc, mà chính là do sự dũng cảm nội tâm và sự mạnh mẽ của lòng tin. Chính với nghị lực phi thường của mình mà thánh nhân đã xây dựng nên một gia đình gương mẫu, thánh thiện và hạnh phúc.
Sức mạnh là biểu tượng của nam giới, nhưng nếu dùng sức mạnh để đàn áp, làm khổ vợ con thì đó lại là mối nguy hại cho cả gia đình. Ngày nay, người ta nói nhiều đến bạo hành trong gia đình. Người đàn ông thay vì là chỗ dựa cho vợ con thì lại trở thành mối thảm họa khôn lường! Có nhiều hình thức bạo hành, bạo lực trong gia đình, phần lớn là do người chồng, người cha thiếu trách nhiệm và thiếu tình yêu. Trên thực tế người ta vẫn thường gặp trong gia đình tình trạng người gia trưởng “sáng xỉn chiều say”, bê tha rượu chè cờ bạc, ăn không ngồi rồi…dẫn đến tình trạng gia đình mâu thuẫn, xào xáo, tan nát và phân ly.
Chúng ta biết rằng: “Người đàn bà tự bản chất luôn cần có sự che chở của người đàn ông. Do đó, đức tính mà người đàn bà đánh giá cao nhất nơi người đàn ông, trước hết phải là sự can đảm.Can đảm ở đây không hẳn là phải thể hiện những hành động phi thường, mà chính là biết bình tĩnh để ứng phó và đối đầu với những khó khăn của cuộc sống. Chính sự cứng rắn và ý chí vững mạnh của người đan ông sẽ mang lại an ninh cho người đàn bà. Sự can đảm nơi người đàn ông còn được thể hiện bằng chính sự chịu đựng, kiên nhẫn nữa. Sự cứng rắn của người đàn ông phải là một sự cứng rắn đầy yêu thương và dịu dàng. Sức mạnh nơi người đàn ông phải là sức mạnh của sự tế nhị. Nam tính của người đàn ông phải là nam tính của yêu thương và âu yếm…” [5]
Giu-se, một con người đã chu toàn trọng trách và vai trò người gia trưởng một cách tuyệt hảo vì Ngài đã biết dũng cảm chịu đựng mọi thử thách, đồng thời cũng biết khôn ngoan vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm. Thời gian chung sống với bà Ma-ri-a và Con Trẻ Giê-su có lẽ không dài, nhưng thánh nhân đã trở nên một tấm gương vĩ đại, sáng chói cho các bậc làm cha, làm chồng trong gia đình. Bằng cuộc sống âm thầm, kín đáo của người gia trưởng lành thánh, Giu-se đã trở nên một người diễm phúc trước mặt Thiên Chúa và loài người, bởi vì Ngài đã hoàn toàn hy sinh để ăn ở theo đường lối của Chúa cách kiên trung ./.
Có thể nói, thánh cả Giuse là một vị thánh rất đặc biệt. LM Em-ma-nu-en Nguyễn Vinh Gioang, tác giả một bài viết về thánh cả Giu-se đã chia sẻ như sau: [2]
“Trong tất cả các vị thánh, ngoại trừ Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Vương các thánh, thì không có thánh nào sánh kịp với Thánh cả Giuse. Thánh cả Giuse được sống bên cạnh Chúa Giêsu, Con của Thiên Chúa, được sống bên cạnh Đức Maria, Mẹ của Con Đức Chúa Trời, trong gia đình thánh thất, là thiên đàng trên trần gian nầy.
“Thánh cả Giuse được chết trong tay hai Đấng cao trọng nầy, là Con của Thiên Chúa và Mẹ của Thiên Chúa. Ngài là vị thánh rất cao sang vì Ngài được làm cha nuôi của Chúa Giêsu.
“Các thánh tổ phụ, các thánh tiên tri, các thánh nam nữ xưa và nay đều sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu, còn Thánh cả Giuse thì nuôi dưỡng Chúa Giêsu, nâng đỡ Chúa Giêsu, lo lắng cho Chúa Giêsu, bồng Chúa Giêsu trên tay, hôn kính Chúa Giêsu, nói chuyện với Chúa Giêsu, cho Chúa Giêsu ăn, cho Chúa Giêsu mặc, bảo vệ Chúa Giêsu khỏi muôn vàn nguy hiểm.
“Ý Thiên Chúa quan phòng để cho Thánh cả Giuse làm Cha của Đấng Cứu Thế ở trước mặt người đời. Để thực hiện ý định nầy của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu luôn vâng lời thánh cả Giuse từng li từng tí, tôn kính Ngài như một người con hết sức hiếu thảo.
“Bởi thế, trừ ra chức làm Mẹ Thiên Chúa vô cùng cao sang của Đức Trinh Nữ Maria, thì trên trời dưới đất nầy, không có chức nào cao trọng cho bằng chức làm Cha nuôi của Thánh cả Giuse đối với Chúa Giêsu.
“Vì Chúa Giêsu chỉ có một mình Đức Mẹ Maria là Mẹ thật, nên Thánh cả Giuse được Thiên Chúa Cha giao cho toàn quyền lo lắng mọi sự cho Con Một mình trên trần gian nầy.”
Chúng ta đều biết rằng, trong các sách Tin Mừng, thánh Giuse không nói một lời nào, nhưng cả cuộc đời ngài là một cuốn sách mở ra để Hội thánh qua các thời đại chiêm ngưỡng, suy tôn và dõi theo gương thánh đức của ngài. Kinh cầu ông thánh Giuse đã chỉ ra những ân đức của Ngài: “Ông thánh Giuse gồm no mọi nhân đức…Ông thánh Giuse làm gương nhân đức nhịn nhục…Ông thánh Giuse là đấng cai quản thánh gia thất xưa…”.
Khi Hội thánh tuyên xưng thánh cả Giu-se là Đấng “gồm no mọi nhân đức” thì điều đó có nghĩa là nơi Ngài hội tụ mọi nhân đức trổi vượt của một thánh nhân, như nhân đức hiền lành khiêm tốn, nhân đức vâng phục chịu lụy, nhân đức trung tín kiên trung, nhân đức can đảm bền chí, nhân đức tận tụy hy sinh, nhân đức trong sạch khó nghèo …
Đối với các bậc gia trưởng cách riêng thì thánh cả luôn là một mẫu gương sống động về một người cha đầy tinh thần trách nhiệm, một người bạn đời chung thủy, và một vị gia trưởng công chính, thánh thiện, sẵn lòng hy sinh phục vụ gia đình.
1.- Thánh cả Giu-se: mẫu gương sáng chói về tinh thần trách nhiệm của vị gia trưởng
Nhìn vào con người khiêm tốn và đời sống kín đáo của thánh cả Giu-se, người ta sẽ từ từ khám phá ra nơi thánh nhân cái bản lĩnh vững chắc tiêu biểu của một gia trưởng gương mẫu, một người chồng đạo đức và một người cha đáng kính.
Trong Tông thư “Trái tim người cha”, ĐTC Phan-xi-cô đã miêu tả thánh cả Giu-se như là một người cha luôn che chở. Thánh nhân gìn giữ, bảo vệ, không rời Chúa Giê-su, đảm nhận trách nhiệm trong cuộc sống của Chúa. Thánh Giu-se được gọi là Đấng rất thanh khiết, nghĩa là “đối nghịch với sự chiếm hữu”: Ngài biết yêu thương cách tự do, không chiếm hữu, biết từ bỏ mình để đặt Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a ở trung tâm của đời mình. Hạnh phúc của ngài là “trao tặng chính mình”: không bao giờ thất vọng nhưng luôn tin tưởng, luôn thinh lặng, không than van, nhưng có những cử chỉ cụ thể tín thác.
Do đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hình ảnh của thánh Giuse là gương mẫu, trong một thế giới “cần những người cha và từ chối những ông chủ”, từ chối những người nhầm lẫn “quyền hành với sự độc tài, phục vụ với nô lệ, đối mặt với áp bức, bác ái với phúc lợi, sức mạnh với sự phá hủy”. [3]
Chúng ta biết rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thánh Giu-se cũng biểu lộ một tinh thần trách nhiệm cao nhất của người chủ gia đình. Khi nghe biết những mệnh lệnh, kế hoạch của Thiên Chúa, dù khó hiểu và đầy bí ẩn, nhưng ngài đã không do dự hay đặt vấn đề “Tại sao? Làm sao? Như thế nào?...”, trái lại ngài mau mắn thi hành thánh ý thiên giới ngay. Ngài luôn ý thức rằng Thiên Chúa đang cần đến sự cộng tác tích cực của mình. Thánh nhân sẵn sàng vâng phục thánh ý Thiên Chúa vì biết rằng Người tin tưởng và yêu mến mình. Giu-se nhận ra rằng trách nhiệm của ông rất nặng nề nhưng cũng rất cao cả. Vì thế thánh nhân không nản chí hay thất vọng.
Trong đời sống hôn nhân gia đình, chúng ta luôn bị ràng buộc bởi trách nhiệm, đặc biệt là trong cương vị làm chồng, làm cha. Trách nhiệm yêu thương nâng đỡ vợ con, trách nhiệm xây dựng mái ấm gia đình, trách nhiệm lèo lái con thuyền gia đình vượt qua bão tố, trách nhiệm giải quyết vấn đề “cơm áo gạo tiền” trong gia đình, trách nhiệm nuôi dạy con cái nên con người tốt, giúp ích cho xã hội và cho Hội thánh.
Để thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình một cách sáng suốt và hiệu quả, chúng ta không thể không đối phó với nhiều khó khăn, vất vả. Bởi vì, trên thực tế, có nhiều người chồng người cha lẫn lộn giữa trách nhiệm và quyền lợi hoặc vin vào trách nhiệm để đòi hỏi quyền bính, quyền lợi. Một gia đình bền vững, một đôi hôn nhân hạnh phúc là khi nào cả hai vợ chồng đều biết hy sinh quyền lợi để lo chu toàn bổn phận cách hoàn hảo. Như một danh nhân đã nói: “Hôn nhân chia nửa quyền lợi và gấp đôi nghĩa vụ” (Arthur Schopenhauer).
Tác giả D.Wahrheit trong cuốn “Cẩm nang hạnh phúc gia đình Kitô” đã chia sẻ như sau:
“Có những người đàn ông thích thể hiện quyền lợi của mình. Họ nại đến quyền làm chồng để cưỡng bách người vợ phải vâng phục hầu hạ mình. Họ nại đến quyền làm chủ để đơn phương quyết định mọi việc trong nhà. Họ nại đến cả quyền làm đàn ông để hành hạ người đàn bà. Khi người chồng chỉ suy nghĩ và hành động trong vòng quyền lợi của mình, thì dĩ nhiên người vợ sẽ không còn là người bạn đường để cùng xây dựng cộng đồng tính yêu nữa, mà có lẽ chỉ còn là người nội trợ không hơn không kém, một người giúp việc để cho người đàn ông sai khiến và sử dụng vào những mục tiêu riêng của mình.Cư xử như thế không phải là thể hiện tư cách làm chủ gia đình.” [4]
Tinh thần trách nhiệm của gia trưởng trong gia đình đòi hỏi trước hết người chồng, người cha có một tấm lòng yêu mến, vị tha, quảng đại. Vì chỉ có tình yêu rộng mở, khoan dung mới giúp họ vượt qua mọi khó khăn khi chu toàn trọng trách của mình. Thánh Phao-lô đã khuyên nhủ như sau: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ…” (x. Cl 3,18-19)
2.- Thánh cả Giu-se: một chỗ dựa vững chắc không thể thay thế được cho Đức Ma-ri-a và Chúa Giê-su
Với vai trò gia trưởng trong gia đình, thánh Giu-se luôn tỏ ra là chỗ dựa vững chắc cho cả Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su. Khi phải đón Ma-ri-a về nhà để trợ giúp, phải đưa thánh gia đi đi về về để lánh nạn, bị lạc mất Con Trẻ Giê-su lúc mười hai tuổi ở Giê-ru-sa-lem… thánh cả Giu-se luôn luôn là người đứng mũi chịu sào trong việc bảo đảm sự an toàn và êm ấm của gia đình. Ngài vững mạnh không phải do bàn tay cứng cáp chai khô của một thợ mộc, mà chính là do sự dũng cảm nội tâm và sự mạnh mẽ của lòng tin. Chính với nghị lực phi thường của mình mà thánh nhân đã xây dựng nên một gia đình gương mẫu, thánh thiện và hạnh phúc.
Sức mạnh là biểu tượng của nam giới, nhưng nếu dùng sức mạnh để đàn áp, làm khổ vợ con thì đó lại là mối nguy hại cho cả gia đình. Ngày nay, người ta nói nhiều đến bạo hành trong gia đình. Người đàn ông thay vì là chỗ dựa cho vợ con thì lại trở thành mối thảm họa khôn lường! Có nhiều hình thức bạo hành, bạo lực trong gia đình, phần lớn là do người chồng, người cha thiếu trách nhiệm và thiếu tình yêu. Trên thực tế người ta vẫn thường gặp trong gia đình tình trạng người gia trưởng “sáng xỉn chiều say”, bê tha rượu chè cờ bạc, ăn không ngồi rồi…dẫn đến tình trạng gia đình mâu thuẫn, xào xáo, tan nát và phân ly.
Chúng ta biết rằng: “Người đàn bà tự bản chất luôn cần có sự che chở của người đàn ông. Do đó, đức tính mà người đàn bà đánh giá cao nhất nơi người đàn ông, trước hết phải là sự can đảm.Can đảm ở đây không hẳn là phải thể hiện những hành động phi thường, mà chính là biết bình tĩnh để ứng phó và đối đầu với những khó khăn của cuộc sống. Chính sự cứng rắn và ý chí vững mạnh của người đan ông sẽ mang lại an ninh cho người đàn bà. Sự can đảm nơi người đàn ông còn được thể hiện bằng chính sự chịu đựng, kiên nhẫn nữa. Sự cứng rắn của người đàn ông phải là một sự cứng rắn đầy yêu thương và dịu dàng. Sức mạnh nơi người đàn ông phải là sức mạnh của sự tế nhị. Nam tính của người đàn ông phải là nam tính của yêu thương và âu yếm…” [5]
Giu-se, một con người đã chu toàn trọng trách và vai trò người gia trưởng một cách tuyệt hảo vì Ngài đã biết dũng cảm chịu đựng mọi thử thách, đồng thời cũng biết khôn ngoan vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm. Thời gian chung sống với bà Ma-ri-a và Con Trẻ Giê-su có lẽ không dài, nhưng thánh nhân đã trở nên một tấm gương vĩ đại, sáng chói cho các bậc làm cha, làm chồng trong gia đình. Bằng cuộc sống âm thầm, kín đáo của người gia trưởng lành thánh, Giu-se đã trở nên một người diễm phúc trước mặt Thiên Chúa và loài người, bởi vì Ngài đã hoàn toàn hy sinh để ăn ở theo đường lối của Chúa cách kiên trung ./.
Aug. Trần Cao Khải
[1]https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-12/dtc-phanxico-nam-dac-biet-thanh-giuse.html
[2] http://conggiao.info/thanh-ca-giuse-la-vi-thanh-rat-dac-biet-d-14462
[3]https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-12/dtc-phanxico-nam-dac-biet-thanh-giuse.html
[4] D. Wahrheit – Cẩm nang hạnh phúc gia đình Ki-tô – MVHNGĐ – Trang 112
[5] D.Wahrheit, sđd trang 113-114
[2] http://conggiao.info/thanh-ca-giuse-la-vi-thanh-rat-dac-biet-d-14462
[3]https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-12/dtc-phanxico-nam-dac-biet-thanh-giuse.html
[4] D. Wahrheit – Cẩm nang hạnh phúc gia đình Ki-tô – MVHNGĐ – Trang 112
[5] D.Wahrheit, sđd trang 113-114
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét