Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII trong “Mười điều răn thanh thản” của ngài, ngài đưa ra các lời khuyên dưới hình thức các quyết tâm đơn giản để có hạnh phúc trong giây phút hiện tại dưới cái nhìn của Chúa.
Quyết tâm thứ nhất: hãy điều độ. “Không có gì ngoài ngày hôm nay, tôi cố gắng sống trọn ngày hôm nay mà không cố gắng giải quyết vấn đề của cả đời tôi.”
“Vấn đề của cả đời tôi”
Vấn đề của đời tôi là vấn đề nào? Tôi đã được rửa tội và với danh hiệu này, tôi là linh mục, là ngôn sứ, là vua. Điều này mang đến cho tôi nhiều bổn phận hơn là quyền. Linh mục: Đối với mỗi anh em tôi, tôi phải là người trung gian giữa họ và Chúa. Ngôn sứ: lời của tôi phải được cảm hứng từ Chúa. Vua: vai trò này phức tạp hơn, không phải chỉ để chúc tụng. Là vua, tôi phục vụ người khác, tôi hướng dẫn người khác. Tôi cũng là người được cung hiến. Cuối cùng, sự hy sinh được Chúa yêu cầu chỉ là hệ quả của việc tôi được cung hiến, cũng như triều các vua ngày xưa kết thúc trong sự hy sinh của họ. Như thế ơn gọi của tôi không có gì khác hơn là phải thánh thiện. Về chuyện này, khách quan mà nói, tôi không phải là một vị thánh. Cho dù trong lời cầu nguyện buổi sáng tôi có nói với Chúa, rằng tôi muốn thành vị thánh mà Ngài muốn tôi thành, dù vấp phải hòn đá làm trượt chân, dù nhanh chóng tôi gặp “tai tiếng” trên đường đi. Lời cầu nguyện buổi chiều của tôi ghi nhận ngày sắp kết thúc đã không làm cho tôi thành một vị thánh. Thánh Phaolô đã nói lên lời chứng nổi tiếng này: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm.” (Rm 7, 15). Có vẻ như tôi có cùng vấn đề với Thánh Phaolô!
Có nên khước từ trở ngại không?
Ở đây, khi khuyên chúng ta đừng nên quá lo lắng, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII không thúc dục chúng ta giải quyết vấn đề này đó sao? Chúng ta có nên khước từ trở ngại như khi con ngựa thấy rào cản quá lớn, quá rộng đó không? Kiểu thất bại và đầu hàng này có vẻ như là chuyện không tưởng tượng được, không nói ra được. Nó hoàn toàn trái ngược với lời nói rất được mong chờ của một giáo hoàng! Vì giáo hoàng, vị đại diện của Chúa ở trần thế, người chủ chăn hoán cải chúng ta, thuyết phục chúng ta từ bỏ tội lỗi để sống hiệp thông trọn hảo nhất với Chúa, trong khi chờ đợi sự hiệp thông ở bên kia mà chúng ta không biết gì về sự hiệp thông này. Và ngài là người dứt khoát tự hoán cải mình và sẽ cho chúng ta biết điều này sao?
Hãy sáng suốt
Sáng suốt, có thể đó là chìa khóa. Vấn đề của cả một đời có thể giải quyết nội trong một ngày, ngày hôm nay sao? Một ngày có đủ làm cho tôi thành một vị thánh không? Chắc chắn được, thánh Dismas, người Trộm lành, người trở lại trên thập giá và chúng ta biết ông đã được cứu! Nhưng chúng ta không sống cùng kinh nghiệm của ông, chúng ta không bị đóng đinh trên thập giá cùng Đấng Thiên sai, người vô tội đã tự nguyện hy sinh để cứu chúng ta, mang lấy tội lỗi của chúng ta. Chắc chắn cũng sẽ có những người đã trở lại trước khi về gặp Chúa, bởi vì họ có trường hợp đặc biệt để được như vậy. Chắc chắn chúng ta nhọc nhằn hơn khi đi trên con đường đến thánh thiện, con đường xen kẽ giữa tội lỗi và cứu rỗi. Thật là sáng suốt khi chúng ta thừa nhận chúng ta không đi đến được, không phải chỉ có ý định muốn thành thánh là đủ để trở nên thánh.
Tính vô lo của loài chim
Cuối cùng, trong lời khuyên của Đức Gioan XXIII, chữ quan trọng nhất có phải nằm trong chữ “chỉ trong một ngày” đó không? Chính trong mối quan hệ của chúng ta với thời gian mà chúng ta bị chất vấn. Tính ham hố dẫn chúng ta đến việc phải lo trước mọi chuyện, phải dự đoán hết, phải lên chương trình hết, phải tổ chức đâu vào đó hết! Có phải đó là cách để tôi sẽ thành thánh không? Chúa Kitô có nói ngược lại khi ngài biện minh cho tính vô lo của loài chim để chúng ta bắt chước đó không? Nếu chúng ta là nô lệ của thời gian là vì chúng ta tự nguyện làm nô lệ, chúng ta có tự do để đáp trả tiếng gọi của Chúa, tiếng gọi không bao giờ áp đặt sự cứu rỗi của Ngài trên chúng ta, nhưng Ngài muốn chúng ta tự chấp nhận đó sao?
“Chừng mực hóa các tham vọng của tôi”
Như thế ý nghĩa điều độ là cho ngày hôm nay, không phải cho những ngày tiếp theo mang một ý nghĩa khác. Nếu tôi trở nên thánh ngày hôm nay, khi đó sẽ có niềm vui trên trái đất và trên thiên đàng. Chúng ta đừng bỏ cơ hội có niềm vui này để thế chấp cho sự thánh thiện kéo dài cho đến cuối đời chúng ta ở trần thế. Trở thành thánh dứt khoát không phù hợp với bản chất là kẻ có tội của chúng ta, chúng ta hãy chia thời gian ra thành từng ngày và luôn là ngày hôm nay.
Lạy Chúa, xin chừng mực hóa các tham vọng của con, mang con trở lại tình trạng đất sét mà Chúa đã dùng để dựng nên hình hài ông Adong, tổ tiên của con.
Có nên khước từ trở ngại không?
Ở đây, khi khuyên chúng ta đừng nên quá lo lắng, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII không thúc dục chúng ta giải quyết vấn đề này đó sao? Chúng ta có nên khước từ trở ngại như khi con ngựa thấy rào cản quá lớn, quá rộng đó không? Kiểu thất bại và đầu hàng này có vẻ như là chuyện không tưởng tượng được, không nói ra được. Nó hoàn toàn trái ngược với lời nói rất được mong chờ của một giáo hoàng! Vì giáo hoàng, vị đại diện của Chúa ở trần thế, người chủ chăn hoán cải chúng ta, thuyết phục chúng ta từ bỏ tội lỗi để sống hiệp thông trọn hảo nhất với Chúa, trong khi chờ đợi sự hiệp thông ở bên kia mà chúng ta không biết gì về sự hiệp thông này. Và ngài là người dứt khoát tự hoán cải mình và sẽ cho chúng ta biết điều này sao?
Hãy sáng suốt
Sáng suốt, có thể đó là chìa khóa. Vấn đề của cả một đời có thể giải quyết nội trong một ngày, ngày hôm nay sao? Một ngày có đủ làm cho tôi thành một vị thánh không? Chắc chắn được, thánh Dismas, người Trộm lành, người trở lại trên thập giá và chúng ta biết ông đã được cứu! Nhưng chúng ta không sống cùng kinh nghiệm của ông, chúng ta không bị đóng đinh trên thập giá cùng Đấng Thiên sai, người vô tội đã tự nguyện hy sinh để cứu chúng ta, mang lấy tội lỗi của chúng ta. Chắc chắn cũng sẽ có những người đã trở lại trước khi về gặp Chúa, bởi vì họ có trường hợp đặc biệt để được như vậy. Chắc chắn chúng ta nhọc nhằn hơn khi đi trên con đường đến thánh thiện, con đường xen kẽ giữa tội lỗi và cứu rỗi. Thật là sáng suốt khi chúng ta thừa nhận chúng ta không đi đến được, không phải chỉ có ý định muốn thành thánh là đủ để trở nên thánh.
Tính vô lo của loài chim
Cuối cùng, trong lời khuyên của Đức Gioan XXIII, chữ quan trọng nhất có phải nằm trong chữ “chỉ trong một ngày” đó không? Chính trong mối quan hệ của chúng ta với thời gian mà chúng ta bị chất vấn. Tính ham hố dẫn chúng ta đến việc phải lo trước mọi chuyện, phải dự đoán hết, phải lên chương trình hết, phải tổ chức đâu vào đó hết! Có phải đó là cách để tôi sẽ thành thánh không? Chúa Kitô có nói ngược lại khi ngài biện minh cho tính vô lo của loài chim để chúng ta bắt chước đó không? Nếu chúng ta là nô lệ của thời gian là vì chúng ta tự nguyện làm nô lệ, chúng ta có tự do để đáp trả tiếng gọi của Chúa, tiếng gọi không bao giờ áp đặt sự cứu rỗi của Ngài trên chúng ta, nhưng Ngài muốn chúng ta tự chấp nhận đó sao?
“Chừng mực hóa các tham vọng của tôi”
Như thế ý nghĩa điều độ là cho ngày hôm nay, không phải cho những ngày tiếp theo mang một ý nghĩa khác. Nếu tôi trở nên thánh ngày hôm nay, khi đó sẽ có niềm vui trên trái đất và trên thiên đàng. Chúng ta đừng bỏ cơ hội có niềm vui này để thế chấp cho sự thánh thiện kéo dài cho đến cuối đời chúng ta ở trần thế. Trở thành thánh dứt khoát không phù hợp với bản chất là kẻ có tội của chúng ta, chúng ta hãy chia thời gian ra thành từng ngày và luôn là ngày hôm nay.
Lạy Chúa, xin chừng mực hóa các tham vọng của con, mang con trở lại tình trạng đất sét mà Chúa đã dùng để dựng nên hình hài ông Adong, tổ tiên của con.
fr.aleteia.org, Rémy Mahoudeaux, 2019-03-13
Marta An Nguyễn dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét