Chúng ta thấy giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có một cuộc chiến tranh về thương mại. Chính phủ Hoa Kỳ của tổng thống Donald
Trump đòi hỏi Trung Quốc phải chấm dứt chính sách “ăn cắp kỹ thuật
và phát minh” mà Trung Quốc đang xử dụng từ mấy chục năm nay. Trung Quốc đã và đang dùng sự “ăn cắp
kỹ thuật và phát minh” của Hoa Kỳ để chế ra những sản phẩm nhái hay
giả, để bán ra với giá rẻ trên thị trường khắp thế giới.
Và chúng ta
biết trên thị trường thương mại ngày nay có vô số đồ giả. Đồ giả xen lẫn với
đồ thật. Đối với phần đông dân chúng,
thì việc phân biệt đâu là hàng thật, đâu là giả quả là điều rất khó khăn.
Trong đạo Chúa cũng vậy. Có những Kitô hữu giả sống trà trộn giữa các Kitô hữu thật như lúa với cỏ lùng. Muốn phân biệt ai giả ai thật trong xã hội ngày nay, nhất là tại Hoa kỳ này, cũng không phải là chuyện dễ. Ai cũng có thể tự xưng là Ki-tô hữu, có đức tin. Thế nên trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy chúng ta giới răn yêu thương. Và qua cuộc sống yêu thương, người ta có thể phân biệt được chính xác người Ki-tô hữu nào là giả hay thật. Cuối cùng và rất quan trọng, Chúa sẽ căn cứ vào giới răn yêu thương này để nhận ra và cho vào Thiên Đàng. Do đó, nếu ai xưng mình là Kitô hữu mà không sống giới răn yêu thương Chúa dạy thì chắc chắn người đó là Ki-tô giả.
Có một câu truyện như sau. Một người chiêm bao thấy mình chết và tiến tới cửa Thiên Đàng. Thánh Phê-rô ra đón và xét hỏi ông ta có mang theo đầy đủ những điều cần thiết không. Trước hết, ông ta xuất trình đơn xin gia nhập giáo xứ có chữ ký của cha sở và dấu đỏ của giáo xứ. Ông hy vọng chắc chắn với những giấy tờ nầy thì thánh Phê-rô sẽ mở cửa Thiên Đàng cho ông vào ngay. Nào ngờ, thánh Phê-rô lắc đầu từ chối, và hỏi ông có mang theo cái gì nữa không. Thế là ông lại xuất trình thêm chứng thư rửa tội và thêm sức, rồi chứng thư hôn phối và cả sổ gia đình Công giáo nữa. Thánh Phê-rô vẫn từ chối. Ông ta nóng dận hằn học hỏi: “Ngài còn đòi gì nữa? Con còn mang theo cả tràng hạt, cuốn sách kinh và cả cuốn Kinh thánh nữa đây. Bấy nhiêu thứ này có đủ để được vào Thiên Đàng không?” Thánh Phê-rô mỉm cười trả lời: “Con phải mang theo dấu chỉ là người Kitô hữu.” Ông ta hỏi lại: “Dấu chỉ nào nữa, thưa Ngài?” Thánh Phêrô hiền từ nhắc nhở: “Thế con không nhớ lời Thầy chí thánh phán dạy sao: Người ta chỉ căn cứ vào dấu hiệu nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con hãy yêu thương nhau.’ Không có lòng thương yêu thì con chỉ là Kitô hữu giả hiệu thôi.” Đây chỉ là câu truyện dụ ngôn thôi, nhưng là một bài học cho chúng ta.
Trước khi chịu khổ nạn, Chúa Giê-su nói những lời tâm huyết với các môn đệ: “Các con yêu quí, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau.” Chúng ta biết giới luật yêu thương đã có từ trong Cựu ước. Chúng ta còn nhớ câu truyện một người luật sĩ tới hỏi Chúa: “Thưa Thầy, trong các giới răn thì giới răn nào trọng nhất?” Chúa đã trả lời: “Người phải kính mến Chúa là Chúa người hết lòng, hết trí khôn và hết sức người.” Và Chúa nói tiếp rằng: “Hãy yêu thương anh em như chính mình người.” Chúa còn xác định hai giới răn có tầm mức quan trọng như nhau.
Trong đạo Chúa cũng vậy. Có những Kitô hữu giả sống trà trộn giữa các Kitô hữu thật như lúa với cỏ lùng. Muốn phân biệt ai giả ai thật trong xã hội ngày nay, nhất là tại Hoa kỳ này, cũng không phải là chuyện dễ. Ai cũng có thể tự xưng là Ki-tô hữu, có đức tin. Thế nên trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy chúng ta giới răn yêu thương. Và qua cuộc sống yêu thương, người ta có thể phân biệt được chính xác người Ki-tô hữu nào là giả hay thật. Cuối cùng và rất quan trọng, Chúa sẽ căn cứ vào giới răn yêu thương này để nhận ra và cho vào Thiên Đàng. Do đó, nếu ai xưng mình là Kitô hữu mà không sống giới răn yêu thương Chúa dạy thì chắc chắn người đó là Ki-tô giả.
Có một câu truyện như sau. Một người chiêm bao thấy mình chết và tiến tới cửa Thiên Đàng. Thánh Phê-rô ra đón và xét hỏi ông ta có mang theo đầy đủ những điều cần thiết không. Trước hết, ông ta xuất trình đơn xin gia nhập giáo xứ có chữ ký của cha sở và dấu đỏ của giáo xứ. Ông hy vọng chắc chắn với những giấy tờ nầy thì thánh Phê-rô sẽ mở cửa Thiên Đàng cho ông vào ngay. Nào ngờ, thánh Phê-rô lắc đầu từ chối, và hỏi ông có mang theo cái gì nữa không. Thế là ông lại xuất trình thêm chứng thư rửa tội và thêm sức, rồi chứng thư hôn phối và cả sổ gia đình Công giáo nữa. Thánh Phê-rô vẫn từ chối. Ông ta nóng dận hằn học hỏi: “Ngài còn đòi gì nữa? Con còn mang theo cả tràng hạt, cuốn sách kinh và cả cuốn Kinh thánh nữa đây. Bấy nhiêu thứ này có đủ để được vào Thiên Đàng không?” Thánh Phê-rô mỉm cười trả lời: “Con phải mang theo dấu chỉ là người Kitô hữu.” Ông ta hỏi lại: “Dấu chỉ nào nữa, thưa Ngài?” Thánh Phêrô hiền từ nhắc nhở: “Thế con không nhớ lời Thầy chí thánh phán dạy sao: Người ta chỉ căn cứ vào dấu hiệu nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con hãy yêu thương nhau.’ Không có lòng thương yêu thì con chỉ là Kitô hữu giả hiệu thôi.” Đây chỉ là câu truyện dụ ngôn thôi, nhưng là một bài học cho chúng ta.
Trước khi chịu khổ nạn, Chúa Giê-su nói những lời tâm huyết với các môn đệ: “Các con yêu quí, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau.” Chúng ta biết giới luật yêu thương đã có từ trong Cựu ước. Chúng ta còn nhớ câu truyện một người luật sĩ tới hỏi Chúa: “Thưa Thầy, trong các giới răn thì giới răn nào trọng nhất?” Chúa đã trả lời: “Người phải kính mến Chúa là Chúa người hết lòng, hết trí khôn và hết sức người.” Và Chúa nói tiếp rằng: “Hãy yêu thương anh em như chính mình người.” Chúa còn xác định hai giới răn có tầm mức quan trọng như nhau.
Như vậy chúng ta thấy Chúa chỉ nhắc lại những giới răn đã được dạy ngay từ Cựu ước, Chúa không đặt thêm giới luật mới. Nhưng chúng ta có thể thắc mắc là tại sao hôm nay Chúa lại nói về một giới răn mà Chúa bảo là mới? Thưa, giới răn yêu thương trong Cựu ước được gọi là cũ vì có giới hạn về đối tượng, như chỉ yêu thương bà con bạn bè thân thuộc, yêu thương những người yêu thương mình, hay chỉ yêu thương những người cùng đạo, cùng tôn giáo hay cùng quê hương, xóm làng của mình thôi. Trái lại, giới răn yêu thương mà Chúa gọi là mới vì có nội dung sâu xa hơn và không hạn chế đối tượng, mà mở ra với tất cả mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Và nhất là phải yêu thương như Chúa yêu thương, Chúa nói: “Như Thầy đã thương yêu các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau.” Có nghĩa là mức độ yêu thương không còn nằm trong phạm vi loài người nữa, mà phải vượt qua và vươn lên đến Thiên Chúa, “Yêu như Thầy.”
Vậy thì thế nào là yêu thương như Chúa yêu thương? Chúng ta thấy Chúa không định nghĩa về tình yêu thương, nhưng Người chỉ cho chúng ta biết cách thức để thực hiện, cách thức để sống giới răn yêu thương. Muốn hiểu và biết được Chúa yêu thương như thế nào để chúng ta thực hành hay sống, thì chúng ta hãy chú ý đến những việc khác thường Chúa đã làm trong nhà Tiệc ly và trên ngọn đồi Gôn-gô-ta.
Thứ nhất là việc Chúa quì xuống rửa chân cho các môn đệ. Thứ hai là Chúa chọn đúng lúc các môn đệ đang ngỡ ngàng về việc Chúa vừa làm để tuyên bố về một sự việc làm cho họ phải sửng sốt khi Chúa nói: “Một người trong các con sẽ nộp Thầy.” Việc thứ ba là Chúa mời các môn đệ ăn thịt và uống Máu Người. Cuối cùng trên ngọn đồi Gôn-gô-ta, Chúa đã dâng hiến chính cuộc sống mình trên cây thập giá như là một hy lễ làm giá chuộc tội cho muôn dân.
Đây là những việc làm chưa bao giờ có trong lịch sử loài người. Thế thì chúng ta tự hỏi: Chúa làm như thế để làm gì? Thưa, để chúng ta biết phải sống giới răn yêu thương Chúa dạy như thế nào. Trước hết, yêu thương là khiêm nhường phục vụ qua việc rửa chân. Thứ hai, yêu thương là hy sinh, quên mình vì người khác qua việc nộp mình. Và cuối cùng yêu thương là ban tặng, là dâng hiến, là cho đi. Vì yêu thương, Chúa Giê-su đã ban tặng cho chúng ta chính Mình và Máu Người để cho chúng ta được sống và sống đời đời. Chúa yêu thương và quảng đại cho đi tất cuộc sống cả như một hy lễ trên thập giá là một dấu chỉ yêu thương cao quí, không bờ không bến. Chúa đã từng nói: “Không có gì cao quí cho bằng chết cho người mình yêu.”
Chúa Giêsu dạy chúng ta yêu thương nhau không phải bằng một tình yêu “đầu môi chót lưỡi” xa rời thực tế, mà là một tình yêu được khởi nguồn trong tình yêu của Chúa. Chúa muốn chúng ta sống giới răn yêu thương cách sống động và cụ thể trong đời sống của mình. Chúng ta hãy kiểm điểm và tự hỏi mình đang sống giới răn yêu thương Chúa dạy như thế nào, để chúng ta trở nên những Ki-tô hữu chân chính. Đây cũng là dấu chỉ Chúa sẽ nhận ra và cho chúng ta được vào cửa và hưởng hạnh phúc trênThiên Đàng.
Lm. Chánh xứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét