Qua
nhiều thế kỷ, một trong các lòng sùng kính phổ biến nhất vẫn đứng vững
với thời gian là Đàng Thánh Giá (Via Crucis). Đàng Thánh Giá gồm các
“chặng” giúp chúng ta theo chân Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn và Sự Chết
của Ngài.
Theo truyền thống cổ, hằng ngày Mẹ
đều đến viếng những nơi Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn, chịu chết, và sống
lại, sau khi Chúa Giêsu về trời. Nhiều truyền thống khác cũng cho biết
rằng Đức Mẹ đã đi theo Chúa Giêsu suốt con đường tới Can-vê.
Tuy nhiên, Đức Mẹ không tạo ra lòng sùng kính với các lời nguyện và các “chặng” để đi theo. Đức Mẹ chỉ cố gắng làm sống lại sự kiện mạnh mẽ về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và “giữ trong lòng” để suy niệm sự hy sinh cao cả mà Con Yêu đã thực hiện.
Tuy nhiên, Đức Mẹ không tạo ra lòng sùng kính với các lời nguyện và các “chặng” để đi theo. Đức Mẹ chỉ cố gắng làm sống lại sự kiện mạnh mẽ về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và “giữ trong lòng” để suy niệm sự hy sinh cao cả mà Con Yêu đã thực hiện.
Bách
Khoa Công Giáo cho biết rằng vài thế kỷ sau, Thánh Petronius (GM
Bologna) cho xây dựng một số nhà nguyện vào đầu thế kỷ V để giới thiệu
các đền đài quan trọng của Giêrusalem… Có thể coi đây là “hạt giống” nảy
sinh Đàng Thánh Giá được phát triển sau đó, có thể trước thế kỷ V không
có gì có thể gọi là Đàng Thánh Giá như ngày nay.
Vào
thời Trung Cổ, Thánh Địa trở thành vùng biến động và các du khách không
dễ dàng tới các đền đài liên quan Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Các tu
sĩ Dòng Phanxicô và các dòng khác ở Âu châu bắt đầu xây dựng các nhà
nguyện và đền đài được tái tạo theo các nơi ở Giêrusalem. Cách riêng,
Chân Phước Lm Álvaro ở Córdoba (Dòng Đa-minh) đã truyền bá lòng sùng
kính này tại Âu châu, bắt đầu từ Córdoba, nơi mà ngài xây dựng các nhà
nguyện giống kiểu các chặng Đàng Thánh Giá ngày nay.
Lm William Saunders cho biết: “William
Wey, một khách hành hương người Anh, đã đến Thánh Địa năm 1462, được coi là người
đã khởi xướng cách dùng thuật ngữ ‘chặng’ (station)”. Ông mô tả theo cách mà
khách hành hương theo chân Đức Giêsu Kitô. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong
Anh ngữ quốc, và cuối cùng được áp dụng cho các chặng Đàng Thánh Giá tại các nhà
thờ.
Thế kỷ XVII, các tu sĩ Dòng Phanxicô bắt đầu xây dựng các “chặng” trên
vách tường nhà thờ và xin phép Tòa Thánh. Ngoài ra, họ muốn các tín hữu cũng được
hưởng các ân xá như những người đi đến Giêrusalem. ĐGH Innocent XI nhận thấy
nhu cầu chính đáng và chấp thuận, đồng thời ban ân xá cho những người đi Đàng
Thánh Giá như chúng ta biết ngày nay.
Cuối cùng, các sử gia không
thể biết có một người có công đối với các chặng Đàng Thánh Giá. Qua các thế kỷ,
nhiều người đạo đức noi gương Đức Mẹ đi theo dấu chân của Chúa Giêsu, suy niệm
Cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Ngài. Đó là truyền thống tốt lành được phát triển từ
năm này qua năm nọ.
PHILIP KOSLOSKI
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ aleteia.com)
CHUYỆN LẠ CÓ THẬT
Danh họa Leonardo Da Vinci có công lớn
khi tạo nên bức họa Bữa Tiệc Ly sống động và kỳ diệu…
LEONARDO DA VINCI
Danh họa Leonardo Da Vinci vẽ bích họa
Bữa Tiệc Ly (The Last
Supper) mất 3 năm liền – không là 7 hoặc 20 năm như một số người nghĩ. Ðó là
bức tranh vẽ mô tả Chúa Giêsu và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi
Ngài bị môn đệ Giuđa phản bội. Bữa Tiệc Ly vào chiều tối một ngày thứ Năm, thời
điểm Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức Linh mục tư tế.
Leonardo đã tốn nhiều công phu đi tìm
người mẫu. Giữa hàng ngàn thanh niên ông mới chọn được một chàng trai có gương
mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa
Giêsu. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt 6 tháng liền trước chàng trai để
hình ảnh Chúa Giêsu có thể hiện ra trên bức họa.
Những năm tiếp theo ông lần lượt vẽ
xong 11 môn đệ, chỉ còn Giuđa – người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc.
Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo
đức giả và cực kỳ thâm độc. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn
sàng bán đi người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình…
Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao
nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ
cái ác của Giuđa. Một hôm, Da Vinci được thông báo có một người mà ngoại hình
có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Người đó đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị
kết án tử hình vì tội giết người và nhiều tội ác tày trời khác.
Da Vinci lập tức lên đường đi Rôma.
Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã
xuống, một khuôn mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn
toàn bị tha hoá. Ðúng, đây là Giuđa!
Ðược phép đặc biệt của Đức Vua, người
tù được đưa tới Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở. Mỗi ngày tên tù ngồi
trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào
bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt
sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính
gác: “Các anh đem người này đi đi…”. Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng
hắn đột nhiên vùng ra, lao đến quỳ xuống bên chân Da Vinci và khóc nức lên: “Ôi,
ngài Da Vinci! Hãy nhìn tôi! Ngài không nhận ra tôi sao?”.
Da Vinci quan sát kẻ mà 6 tháng qua
ông đã liên tục nhìn mặt, rồi ông đáp: “Không, tôi chưa từng nhìn thấy anh
cho đến khi anh được đưa đến từ hầm ngục Rôma”. Tên tử tù kêu lên: “Ngài
Vinci, hãy nhìn kỹ tôi đi! Tôi chính là người mà ngài đã chọn làm mẫu để vẽ
Chúa Giêsu đây…”.
Câu chuyện này có thật, cũng như bích
họa Bữa Tiệc Ly có thật.
Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu vẽ Chúa Giêsu đã tự biến mình thành hình
tượng của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử chỉ sau một thời gian ngắn!
Leonardo di ser Piero da Vinci sinh ngày 15-4-1452
tại Anchiano (Ý), mất ngày 2-5-1519 tại Amboise (Pháp). Ông là một họa sĩ, nhà
điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và
là một triết gia tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên
thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách
thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta
gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì Da Vinci có nghĩa là “đến từ Vinci”,
không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là “Leonardo là con
của Ser Piero, đến từ Vinci”. Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển như bức Mona
Lisa, bức Bữa Tiệc Ly,…
Ông là người có “những ý tưởng đi
trước thời đại” của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng,
cách sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo
địa hình, tàu đáy kép (double hull),
cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của
ông đã được thực hiện và khả thi ngay lúc ông còn sinh thời. Ứng dụng khoa học
trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong
thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự
hiểu biết trong lĩnh vực giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil
engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong
cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi
vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng
các ký hoạ, minh hoạ về khoa học, và bút ký.
BỨC HỌA BỮA TIỆC LY
Nội Dung: Bức tranh mô tả
một sự kiện tôn giáo trong Kinh Thánh: Giuđa Iscariôt – một môn đệ của Chúa
Giêsu – đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng thầy của mình chỉ với 30
đồng bạc. Chính giữa bức tranh là chúa Giêsu đang nói với các môn đệ: “Trong anh em có người sẽ bán rẻ Thầy”.
12 môn đệ ngồi đồng bàn, mỗi người một vẻ mặt khác nhau: 3 người thì thầm bàn
bạc, 3 người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có 1 người đập mạnh tay xuống bàn), 1
người lộ vẻ nghi ngờ, 1 người tỏ ra ngạc nhiên, 1 người ngồi ngay ngắn tỏ lòng
trung thành, 2 người lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi
ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền – đó chính là Giuđa, người mặc áo xanh thứ tư từ bên trái, tay cầm bọc tiền, có thể
là tiền bán Chúa. Sau lưng ông là một khoảng tối, còn sau lưng Chúa Giêsu là ô
cửa đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Chúa Giêsu làm ánh lên vẻ
điềm tĩnh, hiền từ mà cương nghị. Sự tương phản mạnh mẽ này đã biểu đạt được sự
căm giận sâu sắc của tác giả đối với lũ gian ác, sự ngưỡng vọng đối với chính
nghĩa.
Nghệ Thuật: Trước Vinci đã có
nhiều họa sĩ nổi tiếng đã vẽ đề tài này, tuy nhiên họ đều thất bại. Bích họa
của Da Vinci nổi tiếng nhất vì hai lý do: Thứ nhất, lần đầu tiên buổi tiệc ly
được vẽ với các nhân vật hết sức sống
động như người thật. Mỗi môn đệ tỏ một thái độ
khác nhau khi nghe Chúa báo tin có người phản bội. Người thì bàng hoàng, người
thì muốn ngất xỉu (thánh Gioan, người ngồi bên phải Chúa), mấy người khác ngạc nhiên hỏi nhau. Thứ hai, khả năng thể hiện
luật viễn cận của Da Vinci trong bức họa rất tuyệt vời, mọi điểm trên bức tranh
đều tụ về một điểm chung là khuôn mặt của Chúa. Một trong những nguyên nhân gây
thất bại ở các họa phẩm khác là chưa phản ánh chân thực về 12 môn đệ, đặc biệt
là hoạt động tâm lý phức tạp của Giuđa. Tác phẩm của Da Vinci đã giải quyết mỹ
mãn vấn đề này. Từ đó về sau, không hoạ sĩ nào vẽ lại đề tài này nữa bởi họ cho
rằng không thể vượt qua tác phẩm của danh họa Da Vinci.
Để vẽ nên bức tranh này, Vinci đã gặp
không ít khó khăn, nhất là phải xử lý nhân vật Giuđa. Để giải quyết khó khăn
này, hàng ngày Vinci phải đi lang thang trong thành phố để quan sát cử chỉ,
hành động của bọn tội phạm, lưu manh rồi vẽ đi vẽ lại hàng trăm bức họa Judas ở
các tư thế khác nhau. Việc đi lang thang trong thành phố như vậy đã nảy sinh
lòng nghi ngờ của bao người, trong đó có cả giáo sĩ. Sau đó, nhờ thị trưởng
thành phố, Vinci đã giải quyết được hiểu lầm, và bức tranh ngày nay vẫn còn
trên tường nhà thờ.
Thời Gian: Có một địa điểm
mà mọi du khách đến thành phố Milan (Ý) đều muốn được xem, đó là nơi có bích
họa Bữa Tiệc Ly của danh họa Leonardo Da Vinci, được vẽ trên tường nhà thờ Santa Maria della Grazie từ thế kỷ XV (trong 3 năm, từ 1495–1498). Thời gian đó, danh họa làm việc ở Milan dưới
sự bảo trợ của công tước Sforza, và chính Sforza đã đặt vẽ bức tranh này.
Do lượng khách muốn xem tranh rất
đông, mà theo quy định thì mỗi lần chỉ
có 25 người được vào xem trong 15 phút nên khách thường phải đặt mua vé trên Internet trước 2 tháng (giá 8 euro). Muốn xem
sớm hơn thì có thể mua vé tại một số công ty du lịch với giá đắt hơn, khoảng 20 euro.
Du khách được nhân
viên dẫn qua mấy lớp cửa bảo vệ để vào nhà thờ, nơi bức họa được
Da Vinci vẽ trên bức tường cách đây 600 năm với kích
thước 8,8m x 4,6m. Khi sáng tác bức họa, Da Vinci không theo kỹ thuật lúc bấy giờ là sử dụng thạch cao ướt
mà dùng thạch cao khô. Vì vậy, bức tranh bị tàn phai nhanh chóng theo thời gian. Nhiều thế kỷ sau,
người ta phải tu sửa rất nhiều lần và việc này cũng gây nhiều tranh cãi về độ chính
xác của bức họa.
Khi Pháp chiếm Milan hồi thế kỷ XVIII,
quân lính của Napoléon đã phá hoại không thương tiếc bằng cách ném đá lên bích
họa này. Trước đó (thế kỷ XVII), một người vô ý thức ở nhà
thờ còn nảy ra ý định đục một cánh cửa ra vào ở giữa bức tường,
ngay vị trí chân của Chúa. Sau này, cánh cửa bị bít lại, nhưng phần chân Chúa
phía dưới bàn (theo các bản vẽ ban đầu có tư thế bắt chéo như khi bị treo trên
thánh giá) không được phục hồi lại. Lần bức họa bị phá hoại nặng nề nhất là
thời Đệ nhị Thế Chiến, khi nhà thờ bị bỏ
bom và hư hỏng nặng.
Cũng trong căn phòng này, đối diện với
bức tranh Buổi Tiệc Ly là bức Thập Tự Giá của Giovanni Donato da Montorfano –
một họa sĩ cùng thời với Da Vinci nhưng ít nổi danh hơn. Cho dù đã từng xem bức
tranh nổi tiếng của Da Vinci trong sách, nhưng khi đứng trước tuyệt tác này,
nhiều người mới khả dĩ cảm nhận được kích thước to
lớn của nó và đặc biệt là nghệ thuật xử lý ánh sáng của danh họa, vì ánh sáng
trong bức tranh được vẽ là hướng từ cửa sổ bên trái phía sau.
Phần bên phải của bức tranh được danh
họa vẽ sáng hơn, màu sắc trang phục các nhân vật cũng được xử lý rất khéo: Cùng màu
xanh, nhưng chiếc áo của những người ngồi bên phải khác với màu xanh chiếc áo
của Chúa ở giữa và những người ngồi bên trái. Những điều này khó có thể cảm
nhận được trên các bản sao, dù là hình hoặc phim ảnh.
TRẦM THIÊN THU (tổng hợp và chuyển ngữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét