ĐTC
giải thích rằng như lời thánh Phaolô trong thư gửi Timôthê: “Đó là điều tốt và
đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được
cứu độ và nhận biết chân lý”, Thiên Chúa muốn cứu độ toàn thể nhân loại. ĐTC
mời gọi các tín hữu đừng bi quan, đầu hàng trước điều mà mình cho là “số phận”,
nhưng tín thác vào Chúa, Đấng luôn yêu thương và tìm kiếm chúng ta. Có thể trên
đường đời chúng ta gặp đầy gai góc, khó khăn và thử thách, nhưng Chúa luôn ở
bên chúng ta và không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Bài
giáo lý của ĐTC
Mở đầu bài giáo lý, ĐTC nhận định rằng lời cầu nguyện “Xin cho ý Cha được thực hiện” được đọc trong sự nối kết với hai lời nguyện trước – “xin cho Danh Cha hiển sáng” và “xin cho vương quốc Cha hiển trị” – và cả 3 lời nguyện này tạo thành một bộ ba.
Thiên
Chúa không mệt mỏi chăm sóc con người và thế giới
Trước
khi thế giới được con người chăm sóc thì Thiên Chúa đã chăm sóc không mệt mỏi
con người và thế giới. Toàn bộ Tin mừng phản chiếu sự đảo ngược của chiều kích
này. Người tội lỗi Giakêu trèo lên cây cao bởi vì muốn nhìn thấy Chúa Giêsu,
nhưng ông không biết rằng, trước đó rất lâu, Thiên Chúa đã bắt đầu tìm kiếm
ông. Khi đến nơi, Chúa Giêsu nói với ông: “Ông Giakêu, xuống ngay đi, bởi vì
hôm nay tôi phải ở lại nhà của ông”. Và đến cuối cuộc viếng thăm, Người tuyên
bố: “Con Người đến để tìm kiếm và cứu chuộc những gì đã hư mất” (Lc 19,5.10).
Thiên
Chúa tìm kiếm và cứu chuộc mỗi người chúng ta
Đây
chính là thánh ý Thiên Chúa, điều chúng ta cầu xin cho được thực hiện. Đâu là
thánh ý Thiên Chúa được nhập thể nơi Chúa Giêsu? Đó là tìm kiếm và cứu độ những
gì đã hư mất. Và chúng ta, trong lời cầu nguyện, chúng ta cầu cho sự tìm kiếm
của Thiên Chúa có kết quả tốt, xin cho kế hoạch cứu độ phổ quát của Người được thực
hiện, trước hết nơi mỗi người chúng ta và sau đó trên toàn thế giới. Anh chị em
có suy nghĩ việc Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta có nghĩa là gì không? Mỗi người
trong chúng ta có thể nói: “Nhưng, Thiên Chúa có tìm tôi không?” – “Có! Thiên
Chúa tìm bạn! Người tìm bạn! Người tìm tôi!”. Người tìm mỗi người, từng người.
Thiên Chúa vĩ đại! Biết bao yêu thương Người dành cho chúng ta.
Kế
hoạch cứu độ rõ ràng của Thiên Chúa
Thiên
Chúa không mơ hồ, không che dấu ý định của Người bằng những điều bí ẩn; Người
không hoạch định tương lai của thế giới theo cách không thể giải mã được. Thiên
Chúa thì rõ ràng. Nếu chúng ta không hiểu điều này, thì có nguy cơ là chúng ta
không hiểu được ý nghĩa của lời cầu nguyện thứ ba trong Kinh Lạy Cha. Thật ra,
trong Kinh Thánh có đầy những thành ngữ nói cho chúng ta về ý muốn tích cực của
Thiên Chúa đối với thế giới. Trong sách Giáo lý Công giáo chúng ta tìm thấy một
sưu tập những trích dẫn minh chứng về ý muốn trung thành và kiên trì của Thiên
Chúa (x. các số 2821-2827). Và thánh Phaolô viết trong thư thứ nhất gửi cho ông
Timôthê như sau: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân
lý” (2,4). Điều này, không chút nghi ngờ, chính là ý muốn của Thiên Chúa: ơn
cứu độ của con người, mỗi người chúng ta. Thiên Chúa với tình yêu đến gõ cánh
cửa trái tim chúng ta. Vì sao? Để lôi kéo chúng ta, để kéo chúng ta đến với
Người và để đưa chúng ta tiến bước trên hành trình cứu độ. Thiên Chúa gần gũi
với mỗi người chúng ta bằng tình yêu của người, để cầm tay dẫn đưa chúng ta đến
ơn cứu độ. Biết bao yêu thương Người dành cho chúng ta.
Kinh
Lạy Cha là kinh nguyện của con cái, không phải của nô lệ
Do
đó, khi cầu nguyện “xin cho ý Cha được thực hiện”, không phải là chúng ta được
yêu cầu cúi đầu như nô lệ, như thể chúng ta là những nô lệ. Không! Thiên Chúa
muốn chúng ta tự do; chính tình yêu của Người giải thoát chúng ta. Thật ra,
Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện của những người con, không phải là của các nô
lệ; những người con hiểu biết trái tim của cha mình và chắc chắn về kế hoạch
yêu thương của người. Thật bất hạnh cho chúng ta nếu khi chúng ta tuyên xưng
những lời này mà chúng ta lại nhún vai như dấu chỉ đầu hàng trước một số phận
đẩy lùi chúng ta và chúng ta không thể thay đổi nó được.
Kinh
Lạy Cha là lời cầu nguyện mạnh dạn và tranh đấu
Ngược
lại, Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện đầy sự tín thác mạnh mẽ vào Thiên Chúa,
Đấng muốn điều tốt lành, sự sống và ơn cứu độ cho chúng ta. Nó cũng là lời cầu
nguyện can đảm và cả tranh đấu, bởi vì trên thế giới còn quá nhiều thực tại
không theo kế hoạch của Thiên Chúa.Tất cả chúng ta biết điều này. Diễn giải lời
ngôn sứ Isaia, chúng ta có thể nói: "Ở đây, thưa Chúa, có chiến tranh, lạm
quyền, bóc lột; nhưng chúng con biết rằng Chúa muốn điều tốt của chúng con, vì
vậy chúng con cầu xin Chúa: Xin cho ý Chúa được thực hiện! Lạy Chúa, xin đảo
lộn kế hoạch của thế giới, xin biến lưỡi gươm đao thành cuốc thành cày và giáo
mác nên liềm nên hái; và không ai còn học nghề chinh chiến nữa!" (xem
2,4). Thiên Chúa muốn bình an.
Cầu
nguyện là tin rằng Thiên Chúa có thể chiến thắng sự ác
Kinh
Lạy Cha là lời cầu nguyện thắp lên trong chúng ta tình yêu của Chúa Giêsu đối
với ý muốn của Chúa Cha, một ngọn lửa thúc đẩy biến đổi thế giới bằng tình yêu.
Kitô hữu không tin vào một một "số phận" không thể tránh được. Không
có gì tình cờ trong đức tin của các Kitô hữu: nhưng ngược lại, có một ơn cứu độ
chờ đợi được thể hiện trong cuộc sống của mỗi người nam nữ và được thực hiện
trong cõi vĩnh hằng. Nếu chúng ta cầu nguyện là bởi vì chúng ta tin rằng Thiên
Chúa có thể và muốn biến đổi thực tại bằng cách chiến thắng sự ác bằng sự
thiện, có nghĩa là vâng lời và phó thác chính mình cho Thiên Chúa, ngay cả
trong giờ thử thách khó khăn nhất.
Khó
khăn thử thách giúp cảm nghiệm đau khổ
Như
đã xảy ra với Chúa Giêsu trong vườn Ghếtsêmani, khi Người nếm trải sự đau khổ
và Người đã cầu nguyện; “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin hãy cất chén này xa con!
Nhưng xin đừng theo ý con, mà là theo ý Cha” (Lc 22,42). Chúa Giêsu
đã bị vùi dập bởi sự ác của thế gian nhưng Người phó thác cách tin tưởng vào
đại dương tình yêu của thánh ý Chúa Cha. Cả các vị tử đạo, trong thử thách, các
ngài không tìm sự chết, các ngài tìm điều sau cái chết, đó là sự phục sinh.
Thiên Chúa, vì yêu thương, có thể đưa chúng ta đi trên những nẻo đường khó khăn
để cảm nhận những vết thương và gai góc đau khổ, nhưng Người sẽ không bao giờ
bỏ rơi chúng ta. Người sẽ luôn ở với chúng ta, bên cạnh chúng ta, trong tâm hồn
chúng ta.
Thiên
Chúa luôn ở bên chúng ta
Đối
với người có đức tin, điều này, còn hơn là một hy vọng, nó là một sự chắc chắn.
Thiên Chúa ở cùng tôi. Chúng ta cũng thấy chính điều này trong dụ ngôn trong
Tin mừng thánh Luca nói về sự cần thiết của việc cầu nguyện không ngừng. Chúa
Giêsu nói: “Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển
chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi?
Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ” (18,7-8). Thiên
Chúa thì như thế, Người yêu chúng ta như thế, Người muốn điều tốt cho chúng ta
như thế. Nhưng bây giờ tôi muốn mời anh chị em, tất cả cùng nhau đọc Kinh Lạy
Cha. Những anh chị em không biết tiếng Ý thì đọc kinh này bằng chính ngôn ngữ
của mình. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện. ĐTC và các tín hữu đã cùng nhau đọc
kinh cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha.
Hồng Thủy - Vatican
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét