Khi tôi nghĩ đến những lời kêu gọi hòa bình, sự yên tĩnh và tình làng nghĩa xóm, những thiểu số bị đàn áp, nhiều trẻ em trên thế giới đang phải chịu đựng chiến tranh, bạo lực và bắt buộc phải di tản. Tôi nhìn thấy có nhiều người trẻ cam kết vì hòa bình, những người tiếp tục công việc của họ với sự quyết tâm, cam kết và sáng tạo. Họ là những nhóm người, những phong trào của những người trẻ quyết tâm thúc đẩy các giá trị hòa bình, tôn trọng, bao dung, tình huynh đệ nhằm hướng đến một thế giới hợp nhất.
Họ biết rõ rằng điều đó không dễ dàng, không dễ dàng ngay cả với những người vĩ đại và các nhà lãnh đạo của các quốc gia, huống chi là với họ. Tuy vậy, những người trẻ biết rằng họ có thể làm được rất nhiều thứ và làm tất cả để bảo đảm rằng hòa bình là có thể.
Họ biết rõ rằng điều đó không dễ dàng, không dễ dàng ngay cả với những người vĩ đại và các nhà lãnh đạo của các quốc gia, huống chi là với họ. Tuy vậy, những người trẻ biết rằng họ có thể làm được rất nhiều thứ và làm tất cả để bảo đảm rằng hòa bình là có thể.
Một lời mời gọi và một ước mơ
“Chúng tôi là những người biết ước mơ”, “Hãy gia nhập với chúng tôi! Và thế giới sẽ nên một!” Họ là những sinh viên năm thứ 2 ở Lecce (Ý), những người đã khai sinh “Phong trào những người biết ước mơ” một phong trào được lôi cuốn và khơi hứng từ bài hát ‘Tưởng Tượng’ (Imagine) của John Lennon. Một nhóm bạn trẻ ở Salento đã thành lập phong trào và họ đã thực hiện nhiều sáng kiến, sự kiện, những chiến dịch độc đáo nhằm “tạo nên tiếng vang’. Họ đã làm phần lớn những gì họ được học ở trường, ví dụ như sử dụng mạng xã hội và những công nghệ mới. Sự khích lệ ‘làm” những việc đó với sự sáng tạo, sử dụng mọi năng lực và cam kết đôi lúc sinh nhiều hoa trái không thể tưởng tượng nổi. Họ đã để cho những người bạn 14 và 15 tuổi của mình sinh động phong trào chống lại nạn bạo lực học đường có tên là “Enough”.
Để phát triển phong trào, những sinh viên năm 2 đã sử dụng mạng Internet: một trang web và một mạng xã hội. Hành động đầu tiên của họ là tạo lập và xuất bản một “tuyên ngôn” của phong trào, được hình thành gồm mười hai điều ‘tưởng tượng’ rất đa dạng. Trong thực tế, họ đã thiết kế một bộ lịch poster với kích thước 50×70 cm, trên đó mỗi một điều “tưởng tượng” cụ thể được trình bày vào mỗi tháng. Ví dụ: Tháng Hai – ‘Chúng tôi tưởng tượng về một thế giới không có địa ngục’; Tháng Chín – ‘Chúng tôi tưởng tượng về một thế giới không còn nạn đói’; Tháng Mười Hai – ‘Chúng tôi tưởng tượng một thế giới sống trong hòa bình’.
“Phong trào mới của chúng tôi không phải là một tôn giáo hay tín ngưỡng. Chúng tôi nghĩ về nó như một ‘tín điều’ của những người trẻ vì một thế giới tốt đẹp hơn’, những bạn trẻ này đã xác định.
Điểm nổi bật: Đối với những người thực thi sức mạnh chính trị, những người có sứ mệnh giáo dục và đào tạo những người trẻ, những người có nhiệm vụ thông tin, mong rằng họ sẽ lắng nghe những người trẻ.
Tạo nên sự thống nhất
Sự khác biệt này rất rõ ràng tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Công-Gô nới có hơn 400 bộ lạc và nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Từ thành phố này sang thành phố khác, người ta không chỉ thay đổi về thói quen ăn uống mà còn về ngôn ngữ trong quốc gia chỉ có hơn 80 triệu người này. Chỉ riêng ở thành phố Goma đã có hơn 200 đền thờ của nhiều Giáo hội Kitô, đền thờ Hồi Giáo và những hình thức thờ phượng khác.
“Trong suốt chế độ độc tài của Tổng Thống Mobutu, sự thống khổ của dân chúng về mọi phương diện kinh tế, văn hóa và thậm chí cả chính trị đã trở nên quá lớn. Và khái niệm “ai là người khác” với ngôn ngữ và văn hóa của họ, đã bị thao túng bởi các ý thức hệ, dẫn đến việc tin rằng nền văn hóa khác là một thực tại phải bị loại bỏ. Vì thế, vào năm 1992, cuộc nội chiến trong các làng mạc đã bắt đầu nhằm chống lại kẻ thù là các bộ lạc khác. Những ai nhỏ hơn 24 tuổi không thể biết hòa bình là gì bởi vì họ chỉ nhìn thấy chiến tranh và những hủy hoại của nó. Thực tế, ai cũng mất đi những người thân yêu. Tuy nhiên, cuộc chiến đã không phá hủy những nền văn hóa. Chúng vẫn tồn tại với tất cả những vẻ đẹp của chúng. Và chúng tôi những người trẻ muốn tìm kiếm để làm sống lại tinh thần hiệp nhất, muốn tìm lại những điều đã hợp nhất chúng tôi với nhau và giúp chúng tôi bổ túc lẫn cho nhau.” Câu chuyện đã được một sinh viên người Congo kể lại.
Nhóm những người trẻ mong muốn hòa bình ở Congo là một phong trào hành động được hình thành bởi những người trẻ Congo. Họ mơ về một xã hội nơi có sự tôn trọng phẩm giá của con người và công bằng xã hội. Đất nước thì giàu có nhưng những người dân thì nghèo khổ. Những người trẻ muốn tích cực góp phần vào việc xây dựng Congo và họ tin rằng thay đổi phải xuất phát từ nơi họ, những người Congo mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về sắc tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ. Chính trong ý nghĩa này, họ hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho quần chúng về các giá trị và về những trách nhiệm của họ; cam kết của họ nhằm giúp cho mọi người biết đến sự thật về đời sống của các quốc gia; tổ chức những buổi thảo luận về vai trò của cộng đồng quốc tế, của người trẻ và cùng nhau tìm cách đặt nền tảng cho việc xây dựng tương lai.
“Thông điệp chúng tôi muốn truyền tải là những sự khác biệt đa dạng của chúng ta không phải là nguyên nhân gây chia rẽ mà là một tiềm năng làm cho nhân loại phong phú hơn”.
Trở thành người xây dựng hòa bình, điều đó tùy thuộc vào những người trẻ.
“Quyền được tồn tại, được hòa bình ở những thành phố. Đó là quyền mà chúng ta trao cho thế hệ hiện tại, và cả những thế hệ tương lai”, điều này đã được Giorgio La Pira nói về những thành phố của chúng ta. Tất cả tùy thuộc vào chúng ta như một thế hệ đang yêu cầu sự hợp tác của tất cả các các chính thể (người đời và tôn giáo), nhằm xây dựng một con đường mới dẫn đến hòa bình, có ít lá cờ biểu tình và có nhiều hơn một nền văn hóa và những hành động cụ thể bắt đầu với mỗi người trong những khả năng nhỏ bé của mình.
“Bốn trăm người trẻ trên toàn thế giới, từ Malaysia đến Cộng Hòa Dân Chủ Congo, đến những nước vùng Trung Đông, đã bắt đầu gửi kiến nghị đến Nghị Viện Ý, Liên Hiệp Châu Âu, UNESCO và Liên Hiệp Quốc. Họ yêu cầu một sự cam kết lớn hơn của các chính thể về hòa bình cho mọi dân tộc. “Để đạt đến tình huynh đệ phổ quát, thiện chí của mỗi cá nhân không đủ; chúng tôi tin rằng, thực sự cần thiết phải có những hành động chính trị trực tiếp can thiệp vào những nguyên nhân của các xung đột trong những hoàn cảnh tạo ra sự bất bình đẳng.”
“Chúng tôi ý thức được về kịch bản toàn cầu thực sự được đánh dấu bởi vô số những mâu thuẫn từ đó nổi lên những hiện tượng như di dân của các dân tộc, tình cảnh nghèo khổ cùng cực và bất công xã hội. Những vết thương này liên quan đến chúng ta một cách trực tiếp và thôi thúc chúng ta phải tìm những giải pháp cụ thể, vì điều đó chúng tôi muốn cống hiến những nỗ lực cá nhân của mình”.
***
Một thành phố hòa bình
Với cái nhìn vào tương lai, bài thơ nói về một thế giới được biển đổi bởi tình thương:
“Tôi đã đói… Tôi đã khát…” Đây là một ký ức.
Nó là ký ức về sự mỏi mệt của việc là một người lạ
Trên vùng đất của kẻ thù.
Không còn bị kết án tử,
Hay cuộc sống bị cầm tù.
Khi ốm đau tôi tìm thấy
Sự chữa lành, tôn trọng và tình thương.
Trong nghi ngờ
Tôi gặp những người giúp tôi hiểu.
Trong đau khổ, có những người lắng nghe và an ủi tôi.
Trẻ em tìm thấy một mái ấm và hàng ngàn vòng tay đón nhận chúng.
Không còn sợ hãi.
Tôi đã tìm kiếm
và tôi đã thấy.
Tôi đã hy vọng
và tôi đã thấy
Một Châu Âu mới, một Châu Mĩ mới, một Châu Phi mới
Một Châu Á mới, một Châu Đại Dương mới,
Một thành phố của hòa bình
Một nơi mà Thiên Chúa cư ngụ giữa con người.
(Những Người Trẻ của Hòa Bình)
Gabriella Imperatore, FMA (DMA 01/2018)
Phương Thùy FMA chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét