Thói quen đố kỵ chiếm hữu lấy bạn. Thậm chí nếu ngay cả bạn thành công và nhiều hơn thế nữa, bạn vẫn nhìn quanh và thầm nghĩ: “Sao họ lại làm được như vậy? “Sao mình không có được điều đó?”. Và thế là bạn rầu rĩ và chán nản và tệ hơn là trù dập người khác.
Ước gì tôi không có mấy suy nghĩ xấu xa và hẹp hòi đó. Ai lại làm vậy cơ chứ? Thực sự bạn thấy vô cùng xấu hổ vì bản thân từng suy nghĩ kiểu đó dù trong tay đã có đa số điều hằng mơ ước. Nhưng ghen tị vẫn như một thói quen bám theo bạn như một cái bóng giống như cách nó bám theo nhiều người khác.
Nếu bạn có thói quen đố kỵ với một ai đó, bạn chẳng thể chọn ra 1 hay 2 điều về người ấy bởi lẽ cả cuộc đời họ mới tạo dựng lên điều mà bạn đố kị với họ. Vậy nên hãy tưởng tượng bạn hoán đổi vị trí với họ và không thể trở về vị trí ban đầu.
Nhìn bề ngoài ta chỉ thấy người khác làm việc thật chuyên nghiệp hay là họ sở hữu biết bao điều tuyệt vời và rồi ta chỉ biết nghĩ rằng: Tôi muốn giống như họ nhưng chẳng bao giờ tự hỏi “Họ có thích những gì họ đang có không?
KẺ THÙ CỦA THOI QUEN ĐỐ KỴ CHÍNH LÀ CÁI TÔI
Có một câu chuyện buồn về một trong những người hùng của tôi- Ulysses S. Grant mà tôi có đề cập trong cuốn “Kẻ Thù Chính Là Cái Tôi”. Sau cuộc tranh cử tổng thống không thành công, ông Grant cùng con trai phối hợp với nhà phát minh Ferdinand Ward không được mấy trung thực cho ra đời công ti môi giới Wall Street rồi quyết định tự phá sản để theo đuổi sự giàu có mà ông chẳng cần đến. Bạn ông là Tướng Sherman lưu tâm đến một điều trớ trêu rằng ông đã đánh mất mọi thứ trong công cuộc “chiến đấu với các triệu phú, những người đáng kẻ đã phải đưa hết tài sản để giành được phần thắng trong cuộc chiến với ông ta”.
Tôi làm được cái này. Bạn làm được cái kia. Chúng ta cố gắng theo đuổi những thứ người khác sở hữu, cảm thấy không bằng bạn bằng bè vì trong tay chẳng có những thứ ấy. Liệu có khi nào họ dừng lại để suy nghĩ: “Người ta có hạnh phúc với những gì đang có không?”, “Giả dụ những thứ tôi đang có thực chất lại tốt hơn của họ thì sao?”, “ Liệu họ có đang ganh tị với chính tôi?”.
Hoặc có thể chẳng ai đúng cả! Trong một chương trong cuốn tiểu thuyết tôi rất thích của tác giả Lawrence Block có tên Griffter’s Game có kể về nhân vật Joe Marlin có quan hệ bất chính với một phụ nữ xinh đẹp. Rồi anh ta sự suy diễn đến cảnh cô ấy quay về với chồng cũ rồi trở nên giận dữ và đố kỵ.
Rồi anh ta nhận ra, ồ mà khoan đã, nếu ông chồng mà phát hiện ra mối quan hệ này thì chắc hẳn ông ta cũng tức tối và ganh ghét lắm. “Nhờ thế mà mọi việc tốt đẹp hơn”, anh nói. Dù cả hai có thể đều có lợi khi hỏi ra lí do vì họ lại quan hệ với một phụ nữ tệ hại đến vậy. Sự thật là cô ta đều quyến rũ cả hai người và lấy lòng ghen tị ưu thế. Chẳng có ai nhận ra điều cho đến khi mọi chuyện đã an bài.
Tôi không nói bài tập này là tuyệt hảo và giúp tôi xóa bỏ được tính ghen tị một cách thần kì. Không cần thiết phải như vậy. Đây đơn giản là một công cụ đối phó với tính cách ấy mỗi lần nó xuất hiện. Tôi có phải dùng bài tập này nhiều hơn những lúc mình thích? Tất nhiên rồi. Nhưng sẽ tốt hơn nhiều là cảnh ghen tuông vô lí hay áp đặt quyền lực.
Một lợi ích khác từ việc thực hiện quá trình tự xem xét xem bạn có đánh đổi điều mình có với một thứ bất kì nào đó khiến bạn tức tối vì ganh tị chính là sự tôn trọng.
Bạn luôn có điều này trong lòng. Chỉ là khi quên đi thì bạn bắt đầu so bì với người khác. Nhưng khi nhớ đến, khi bạn hiểu giá trị thực sự của bao tài sản đang sỡ hữu và nhận ra người ngoài thực chất cũng khao khát điều bạn đang có thì đó cũng là lúc hạnh phúc và sự thoải mái tràn về trong bạn.
Nguồn: Tomo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét