Đôi
khi cái hành động đơn giản là gọi tên điều gì đó lại là chuyện vô cùng
hữu ích. Khi chúng ta chưa thể đặt tên cho một điều gì thì chúng ta bất
lực hơn trước tác động của nó, vì không thật sự hiểu được điều gì đang
xảy ra với chúng ta.
Chẳng
hạn, nhiều người trong số chúng ta quen thuộc với cuốn Giáo Hội Tương
Lai: Mười Xu hướng đang Cách mạng hóa Giáo Hội Thiên Chúa Giáo của chúng
ta như thế nào (The Future Church: How Ten Trends are Revolutionalizing
the Catholic Church) của tác giả John Allen. Những điều ông gọi tên
trong cuốn sách này,
kể cả khi chúng không trực tiếp ảnh hưởng đến chúng
ta, vẫn giúp định hình chúng ta tốt hơn. Là ký giả đi khắp toàn cầu
trong tư cách nhà phân tích Vatican cho cả đài truyền hình CNN và
National Catholic Reporter, ông John Allen có thể cho chúng ta một tầm
nhìn lớn rộng, toàn cầu về các vấn đề của giáo hội so với bất kỳ cái
nhìn chung nào vốn chịu ảnh hưởng nhiều do bãi lầy cảm xúc từ các vấn đề
địa phương và quốc gia của chúng ta. Những vấn đề đau đầu tại địa
phương của mình có thể làm cho chúng ta không nhìn thấy được những mối
quan ngại rộng lớn hơn của cả hành tinh; nhưng ngay khi trực diện với
các mối lo và nỗi đau của những người khác thì chúng ta có thể đặt các
mối lo và nỗi đau của chính mình vào một tầm nhìn khác lành mạnh hơn.
Cái khuôn khổ tham chiếu toàn cầu của John Allen, như thể hiện trong các
siêu xu thế mà ông gọi tên trong cuốn sách, giúp chúng ta đặt những mối
quan ngại giáo hội của mình vào một quan điểm lành mạnh hơn.
Và
tôi cũng cố gắng thử đặt tên đôi điều như sau: Vài năm trước, trong một
cuộc phỏng vấn, John Allen đề nghị tôi liệt kê một danh sách những điều
mà tôi coi là mười đấu tranh chủ yếu về đức tin và giáo hội của thời
đại chúng ta. Tôi coi đề nghị đó là một thử thách lành mạnh và danh sách
sau đây, chắc chắn ít mang quan điểm toàn cầu hơn mười xu thế của Allen
(Tôi sợ rằng tầm nhìn của tôi nói nhiều cho văn hóa phương Tây và văn
hóa thế tục hơn là cho thế giới nói chung), là cố gắng chỉ của riêng tôi
để gọi tên những đấu tranh khó khăn chủ yếu về mặt đức tin và giáo hội
mà chúng ta phải xử lý ngày hôm nay.
Mười
đấu tranh khó khăn chủ yếu về đức tin và giáo hội của thời đại chúng
ta, ít nhất thể hiện ở những nơi mà phần thế tục hóa nhiều hơn trên thế
giới chúng ta, là gì?
1/
Đấu tranh với tính chất vô thần trong ý thức hàng ngày của chúng ta,
nghĩa là khó khăn để có cảm thức thiết yếu về Chúa trong một nền văn hóa
thế tục, mà xét cả mặt tốt lẫn xấu, là thuốc phiện hạng mạnh nhất từng
xâm nhập trên quả địa cầu này… Nỗ lực đấu tranh để có ý thức về Chúa ở
bên ngoài giáo hội và các tổ chức tôn giáo có tôn chỉ rõ rệt.
2/
Đấu tranh để sống trong các cộng đoàn tan rã, chia rẽ và phân cực cao
độ, mà bản thân chúng ta là những người bị tổn thương, làm sao mang
trong mình mối căng thẳng đó mà không bất nhẫn và không giáng trả lại
mối căng thẳng đó qua các hình thức cụ thể… Nỗ lực đấu tranh bên trong
cái tôi bị thương tổn của chính mình để làm người chữa lành và người đem
an lạc hơn là để bản thân mình góp thêm vào mối căng thẳng đó.
3/
Đấu tranh để sống, thương yêu và tha thứ vượt lên trên các ý thức hệ có
tính lây lan mà chúng ta hít thở mỗi ngày, nghĩa là, nỗ lực đấu tranh
để có lòng chân thành đích thật, để biết một cách chân thật và đi theo
chính trái tim và khối óc của mình vượt lên trên những gì đã được cánh
tả cánh hữu kê đơn sẵn cho chúng ta… đấu tranh khó khăn để không trở
thành kẻ tự do cũng không thành người bảo thủ, mà là những con người của
lòng trắc ẩn đích thật.
4/
Đấu tranh với tính dục của mình mà không cứng nhắc quá đáng cũng không
vô trách nhiệm, đấu tranh chật vật để có tính dục lành mạnh, vừa tôn
trọng phù hợp, vừa vui thích phù hợp trong cái quyền năng to lớn này..
đấu tranh khó khăn với tính dục của mình theo một cách vừa rạng tỏa sự
trinh bạch lẫn niềm đam mê.
5/
Đấu tranh để có tính nội tâm và cầu nguyện trong một nền văn hóa với
cơn khát triền miên thông tin và các trò giải trí, đã gần như tạo nên sự
thông đồng chống lại chiều sâu và sự cô độc, che mờ sự yên lặng trên
thế giới chúng ta… đấu tranh chật vật để hướng tầm mắt của mình vượt ra
ngoài các màn hình số để tới một chân trời sâu sắc hơn.
6/
Đấu tranh chật vật để xử lý một cách lành mạnh với những “con rồng” của
mỗi cá nhân, đó là vĩ cuồng, tham vọng, bất an đã thành bệnh lý, trong
lòng một nền văn hóa mà mỗi ngày vẫn kích thích quá mức những điều đó,
nỗ lực chật vật để xử lý lành mạnh một cách xác quyết lẫn phủ nhận.. nỗ
lực chật vật trong lòng một môi trường bất an và bị kích thích quá mức
để tìm ra và thường xuyên duy trì được mức cân bằng tinh tế giữa trầm
cảm và hưng cảm.
7/ Đấu tranh để không bị kích hoạt bởi bệnh tưởng, sợ hãi, hẹp hòi và bảo hộ quá mức trước chủ nghĩa
khủng
bố và phức cảm siêu cường.. nỗ lực chật vật để không để cho nhu cầu
được rõ ràng và an toàn của chúng ta đè bẹp lòng trắc ẩn và chân lý.
8/
Đấu tranh khó khăn với nỗi cô đơn đạo đức trong lòng tôn giáo, văn hóa,
chính trị và luân lý… nỗ lực chật vật để tìm người bạn lòng, người gặp
gỡ ta và ngủ với ta trong trọng tâm luân lý của ta.
9/ Đấu tranh để gắn đức tin với công lý… chật vật để có được một thư giới thiệu của người nghèo, để liên kết phúc âm về mặt thể chế với đường phố, để vẫn ở bên phía những người nghèo.
10/
Đấu tranh vì cộng đoàn và nhà thờ, nỗ lực chật vật trong lòng một nền
văn hóa của cái tôi quá mức để tìm được ranh giới lành mạnh giữa cá nhân
và cộng đoàn, thiêng liêng và giáo hội…, nỗ lực chật vật trong tư cách
những đứa con người lớn của sự Khai Sáng để vừa trưởng thành và tha
thiết, thiêng liêng và gắn với giáo hội.
Một
danh sách kiểu này có giá trị gì? Đặt tên cho sự việc và đặt tên chính
xác cho chúng là chuyện quan trọng; mặc dù, phải thừa nhận là, tự cái
việc đơn thuần đặt tên cho một căn bệnh thì không thể chữa lành bệnh.
Tuy nhiên, như James Hillman từng phát biểu một cách thông thái, một
triệu chứng bệnh sẽ gây đau đớn khó chịu nhất khi ta không biết nó thuộc
loại gì.
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét