Bánh chưng có nguồn gốc từ thời
Lang Liêu mang hình vuông và đi chung với bánh dầy mang hình tròn, nói lên sự
vuông tròn của một ước nguyện.
Có lẽ bánh Tét là loại bánh kết hợp
giữa vuông và tròn nên vừa tròn lại vừa vuông được gói theo đòn, không xếp theo
tầng mà treo thành dây. Bánh tét có trong lịch sử thời vua Quang Trung Nguyễn
Huệ mang quân ra Bắc dẹp tan quân Nhà Thanh xâm lược năm Kỷ Dậu (1789).
Một loại bánh mang đậm nét của lòng
hiếu kính vuông tròn. Một loại bánh mang dấu ấn của việc giữ gìn tròn vuông. Hai
loại bánh bổ sung cho nhau về ý nghĩa, nên ngày tết thường thấy cả hai bánh Chưng
và bánh Tét xuất hiện.
Bánh Chưng và bánh Tét đều được làm
nguyên liệu giống nhau, chỉ khác hình dáng và lá gói bên ngoài. Bánh Chưng thơm
mùi lá dong, bánh Tét thơm mùi lá chuối, bổ sung cho nhau về hương vị, bồi đắp
cho nhau về sự khác biệt. “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, ý nghĩa
là vậy.
Bánh Chưng và bánh Tét có hai loại,
dùng mặn và dùng chay: Chay thì nhân đậu, nhân chuối, nhân khoai, bỏ đường . Mặn
thì nhân thịt, hành, trứng, muối, đậu.
Bánh Chưng được dâng cho cha, bánh
Tét cũng được quảy về dâng mẹ, mang cùng ý nghĩa của nền “văn hoá gia đình”. Về
quê những ngày giáp tết không thể không nhớ những ngày gói bánh ngồi canh nồi nấu
bánh.
Quê hương là vậy, giản đơn như ông
ngồi dạy cháu gói từng chiếc bánh. Quê hương yêu mến, là khói lam chiều, là những
giây ràng gói bánh, là những chiếc bánh, là mùi vị của chiếc bánh được bóc ra,
là ly trà trong đêm, hoặc cút rượu ấm chuyện trò trong khi trông chừng nồi bánh
đang nấu.
Dù người ta có gói bánh để bán
nhiều ngoài chợ, nhưng nhiều gia đình vẫn thích ngồi tự gói bánh và nấu hơn, do
chính tay mình làm ra.
Ý nghĩa và tình cảm lưu luyến của
chiếc bánh nhiều hơn là chiếc bánh được ăn trong ngày tết. Đó là tình tự của quê
hương trong tâm hồn ngừơi Việt, khó có thể thay thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét