Ông
bà anh chị em thân mến. Bài Tin mừng
hôm nay cho chúng ta biết Chúa Giê-su đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, có các
môn đệ và đám đông dân chúng theo Người.
Các môn đệ và đám đông dân chúng dự tính khi Chúa Giê-su tới
Giê-ru-sa-lem thì sẽ có những thay đổi lớn lao ảnh hưởng đến đời sống, xã hội
và quốc gia của họ.
Họ mong muốn Chúa sẽ
giải phóng họ khỏi cảnh bị áp bức, lầm than và khổ cực. Sau 6 trăm năm bị đô hộ bởi vua ngoại bang, đất
nước sẽ trở về trong bàn tay của họ và họ sẽ có một chính thể do họ bầu ra. Và
dĩ nhiên họ sẽ tôn vinh Chúa Giê-su lên làm vua, và hy vọng Chúa dùng quyền
năng, phép lạ của Người cho họ được no ấm và sung sướng hơn.
Thế
nhưng chỉ mình Chúa Giê-su biết rõ chuyện gì sẽ xảy ra cho Người, vì vậy, Chúa tuyên
bố: “Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì
không thể làm môn đệ Ta.” Qua câu tuyên
bố này, chúng ta nhận thấy có lẽ Chúa không phải là một nhà chính trị khôn khéo
hay manh lới như ông Trump hay bà Clinton hiện đang tranh cử tổng thống Hoa kỳ.
Chúa còn cho dân chúng biết: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh
chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta.”
Mẹ
Têrêsa
Calcutta đã được tuyên phong hiển thánh vào lúc
3 giờ sáng giờ Tulsa của chúng ta hôm nay tại Rô-ma, là một mẫu gương môn đệ
tuyệt vời cho chúng ta. Và trong bối cảnh
Năm Thánh Lòng Thương Xót, việc tuyên thánh này làm nổi bật khuôn mặt Mẹ Têrêxa
như sứ giả và chứng nhân của lòng thương xót Chúa giữa thế giới hôm nay. Mẹ Têrêsa Calcutta sinh ngày 26 Tháng
Tám năm 1910 tại Albania. Cô là người
con thứ năm và cũng là con út trong gia đình, và đã được rửa tội vào ngày hôm
sau và được rước lễ lần đầu khi lên năm tuổi rưỡi. Từ thời điểm đó trở đi, tâm hồn
cô khao khát trở thành môn đệ của Chúa, và tràn ngập tình yêu dành cho các linh
hồn.
Năm 1928, với mong muốn được phục vụ như là một nhà truyền giáo, cô gia nhập Tu hội Chị em Loreto ở Á-nhĩ Lan. Năm 1929, cô đến Ấn Độ, và khấn lần đầu vào tháng 5 năm 1931, và khấn trọn vào tháng Năm năm 1937. Trong suốt hai mươi năm sau đó, cô đã giảng dạy ở Ấn Độ, và được nhiều người biết đến vì lòng bác ái và nhiệt thành, sự tận tâm và vui tươi của cô trong công việc phục vụ tha nhân. Ngày 10 tháng 9 năm 1946, cô nhận được lời mời gọi từ Chúa Giêsu “bỏ lại tất cả mọi thứ phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo”, như lời Chúa kêu mời các môn đệ và đám đông dân chúng theo Người lên Giê-ru-sa-len trong bài Tin mừng hôm nay. Năm 1948, cô nhận được phép của Giáo hội lập Tu hội Thừa sai Bác ái để bắt đầu sứ vụ tông đồ của mình trong các khu ổ chuột nghèo khổ của thành phố Calcutta. Đặc sủng riêng của Tu Hội là để thỏa mãn cơn khát vô hạn của Chúa Giêsu đối với các linh hồn bằng cách hoạt động cho sự cứu rỗi, và sự thánh thiện của những người nghèo nhất trong những người nghèo. Một lần để gián tiếp chấp nhận lời yêu cầu của một số ký giả, và những người làm phim, muốn thực hiện một cuốn phim tài liệu trình bày những công việc từ thiện do Mẹ và các Nữ tu Dòng Thừa sai bác ái thực hiện, Mẹ đã phát biểu: “Chúng ta hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa.”
Tại thời điểm Mẹ Têrêsa qua đời vào ngày 05 tháng Chín năm 1997, dòng có gần 4 ngàn chị em làm việc tại 120 quốc gia. Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới. Mẹ đã trở thành một biểu tượng của một môn đệ trung thành, đem tình yêu và lòng thương xót của Chúa đến cho mọi người, đặc biệt là đối với những người không được yêu thương, bị khước từ và bỏ rơi. Chúng ta thấy ngày nay tinh thần và tình yêu của Mẹ Têrêsa đối với những người đau khổ bệnh tật, đã được lan ra khắp nơi trên thế giới, như một sứ vụ tiếp tục cộng tác với Chúa Giêsu vào cộng việc Người đã làm. Trong vinh quang Nước Trời, Mẹ tiếp tục “thắp lên một ánh sáng cho những người sống trong bóng tối trên trái đất này.”
Năm 1928, với mong muốn được phục vụ như là một nhà truyền giáo, cô gia nhập Tu hội Chị em Loreto ở Á-nhĩ Lan. Năm 1929, cô đến Ấn Độ, và khấn lần đầu vào tháng 5 năm 1931, và khấn trọn vào tháng Năm năm 1937. Trong suốt hai mươi năm sau đó, cô đã giảng dạy ở Ấn Độ, và được nhiều người biết đến vì lòng bác ái và nhiệt thành, sự tận tâm và vui tươi của cô trong công việc phục vụ tha nhân. Ngày 10 tháng 9 năm 1946, cô nhận được lời mời gọi từ Chúa Giêsu “bỏ lại tất cả mọi thứ phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo”, như lời Chúa kêu mời các môn đệ và đám đông dân chúng theo Người lên Giê-ru-sa-len trong bài Tin mừng hôm nay. Năm 1948, cô nhận được phép của Giáo hội lập Tu hội Thừa sai Bác ái để bắt đầu sứ vụ tông đồ của mình trong các khu ổ chuột nghèo khổ của thành phố Calcutta. Đặc sủng riêng của Tu Hội là để thỏa mãn cơn khát vô hạn của Chúa Giêsu đối với các linh hồn bằng cách hoạt động cho sự cứu rỗi, và sự thánh thiện của những người nghèo nhất trong những người nghèo. Một lần để gián tiếp chấp nhận lời yêu cầu của một số ký giả, và những người làm phim, muốn thực hiện một cuốn phim tài liệu trình bày những công việc từ thiện do Mẹ và các Nữ tu Dòng Thừa sai bác ái thực hiện, Mẹ đã phát biểu: “Chúng ta hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa.”
Tại thời điểm Mẹ Têrêsa qua đời vào ngày 05 tháng Chín năm 1997, dòng có gần 4 ngàn chị em làm việc tại 120 quốc gia. Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới. Mẹ đã trở thành một biểu tượng của một môn đệ trung thành, đem tình yêu và lòng thương xót của Chúa đến cho mọi người, đặc biệt là đối với những người không được yêu thương, bị khước từ và bỏ rơi. Chúng ta thấy ngày nay tinh thần và tình yêu của Mẹ Têrêsa đối với những người đau khổ bệnh tật, đã được lan ra khắp nơi trên thế giới, như một sứ vụ tiếp tục cộng tác với Chúa Giêsu vào cộng việc Người đã làm. Trong vinh quang Nước Trời, Mẹ tiếp tục “thắp lên một ánh sáng cho những người sống trong bóng tối trên trái đất này.”
Ông
bà anh chị em thân mến. Chúng ta thường quên mất 2 việc rất quan trọng để thực
sự xứng đáng trở thành môn đệ, Ki-tô hữu đích thực của Chúa. Xưa nay chúng ta quen tìm kiếm để được thêm chứ
ít khi nào chủ động từ bỏ. Thỉnh thoảng có từ bỏ chỉ là vì miễn cưỡng, vì ráng
chịu vậy mà thôi. Thí dụ khi chúng ta bị mất tiền, mất đồ đạc, khi một người
thân chết. Cũng thế xưa nay chúng ta
không chủ động vác thập giá vì Chúa, vì Tin mừng. Thập giá nào Chúa gởi thì
chúng ta ra sức mà vác vậy thôi. Người môn đệ, Ki-tô hữu thật của Chúa phải chủ
động từ bỏ và chủ động vác thập giá. Mẹ
thánh Têrêsa
Calcutta đã chủ động từ bỏ mọi sự và chủ
động vác thập giá trong cuộc đời của Mẹ để đem tình yêu và lòng thương xót của
Chúa đến với những người bất hạnh.
Chúng
ta biết người tin theo chưa hẳn là người môn đệ. Cũng như người nói "Lạy
Chúa lạy Chúa" chưa hẳn là người làm theo ý Chúa. Cũng như người đến nhà
thờ chưa hẳn là người tín hữu. Cũng như
người mang danh Kitô hữu chưa hẳn là người Kitô hữu thật. Điều khiến người nói thành người làm, người đến
nhà thờ thành người tín hữu, người tin theo thành người môn đệ, người mang danh
Kitô hữu thành người Kitô hữu đích thực, đó là từ bỏ và vác thập giá. Mẹ Thánh
Tê-rê-sa đã từ bỏ mọi sự để có sự nghèo khó chân thực, và luôn vui mừng vác thập
gia trong sự chia sẻ đau khổ với mọi người chung quanh, nhất là những người
nghèo khổ vì Tin mừng và vì tình yêu và lòng thương xót của Chúa.
Chúng
ta không phải từ bỏ và vác thập giá như Mẹ thán Tê-rê-sa, và tôi tin rằng ngày
nay Chúa cũng không đòi bắt chúng ta phải bỏ cha mẹ, vợ chồng, con cái để theo
Chúa, nhưng chúng ta cũng được kêu gọi quyết tâm chủ động từ bỏ những tính hư nết
xấu, đó là những sự kiêu căng, tham lam và ích kỷ, thờ ơ và thụ động, ghen ghét
và thù hằn, và những cách sống không đẹp lòng Chúa, và phải có lòng bác ái, quảng
đại hy sinh giúp đỡ, phục vụ và làm sáng danh Chúa.
Chúa
biết đó là một đòi hỏi khó khăn và to lớn nên Chúa Giêsu căn dặn chúng ta, kêu
gọi chúng ta đến với Chúa để tìm biết thánh ý Người, tìm sự khôn ngoan, cũng
như để Người ban ơn thêm sức để chúng ta từ bỏ những thói hư tật xấu, vác thập
giá, cũng như để đối phó với những khó khăn, sự cám dỗ và thiệt thòi. Xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ thánh Tê-rê-sa, nâng đở và
củng cố đức tin của chúng ta, ban sức mạnh để chúng ta sống lời Chúa dạy, can
đảm trở thành những môn đệ, Ki-tô hữu đích thực trở thành chứng nhân, trở thành
sứ giả mang tình yêu và lòng thương xót của Chúa đến cho mọi người, để làm sáng
danh Chúa đời này, và hưởng hạnh phúc Nước Trời ngày sau.
Lm. Chánh xứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét