Ông bà anh chị em thân mến. Sau 40 ngày chay thánh, hôm nay cùng với Giáo
hội chúng ta bước vào Tuần thánh, kỷ niệm sự thương khó, tử nạn và phục sinh của
Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta suy niệm cuộc
đời của Chúa Giê-su trong những ngày cuối cùng của Người. Tất cả lời nói, hành
động và việc làm của Người trong tuần thánh này
đều có chung một mục đích nói lên và diễn tả tình yêu cao vời của Thiên Chúa đối với chúng ta, trong kế hoạch cứu độ nhân loại. Chúa nhận và chịu tất cả những sự thương khó và chết sỉ nhục trên thập giá vì yêu thương chúng ta.
Nghi thức hôm nay có hai phần: kiệu lá và Thánh lễ. Phần kiệu lá nêu cao vương quyền của Chúa Giêsu, đồng thời giúp chúng ta sống lại cảnh Người khải hoàn vào thành Giêrusalem để hoàn tất công cuộc cứu độ, và được dân chúng hoan hô đón rước nồng nhiệt, vì họ tưởng Người đến để lãnh đạo họ và giải phóng họ khỏi sự xâm lăng và đàn áp của đế quốc La mã. Nhưng sau đó họ biết Người là một Vua hiền hòa và khiêm tốn, đến mang ơn cứu độ và giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi, cho nên vì thất vọng và tức giận, họ thay đổi thái độ lên tiếng kết án, chung lời phỉ báng, cùng đánh đập, bắt Người vác và đóng đinh Người trên thập giá.
đều có chung một mục đích nói lên và diễn tả tình yêu cao vời của Thiên Chúa đối với chúng ta, trong kế hoạch cứu độ nhân loại. Chúa nhận và chịu tất cả những sự thương khó và chết sỉ nhục trên thập giá vì yêu thương chúng ta.
Nghi thức hôm nay có hai phần: kiệu lá và Thánh lễ. Phần kiệu lá nêu cao vương quyền của Chúa Giêsu, đồng thời giúp chúng ta sống lại cảnh Người khải hoàn vào thành Giêrusalem để hoàn tất công cuộc cứu độ, và được dân chúng hoan hô đón rước nồng nhiệt, vì họ tưởng Người đến để lãnh đạo họ và giải phóng họ khỏi sự xâm lăng và đàn áp của đế quốc La mã. Nhưng sau đó họ biết Người là một Vua hiền hòa và khiêm tốn, đến mang ơn cứu độ và giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi, cho nên vì thất vọng và tức giận, họ thay đổi thái độ lên tiếng kết án, chung lời phỉ báng, cùng đánh đập, bắt Người vác và đóng đinh Người trên thập giá.
Ông bà anh chị em thân mến. Lời Chúa trong Lễ Lá hôm
nay phơi bày và cho chúng ta thấy sự thay đổi tâm dạ con người, từ sự đồng
thanh hoan hô đến lời đả đảo, phỉ báng Chúa; từ sự tâng bốc, đưa Chúa lên ngai
vua đến sự hạ bệ, đóng đinh và treo Chúa trên thập giá. Đặc biệt qua Bài Thương
Khó, chúng ta biết và cảm nghiệm những giờ phút kinh hoàng căng thẳng và cô đơn
sau cùng của Chúa. Trong Vườn Cây Dầu, ba môn đệ thân tín xin đi với Chúa, nhưng
không lâu sau đó, họ đã ngủ say để Chúa một mình. Môn đệ Giuđa phản bội bán Thầy 30 đồng bạc,
giá của một người nô lệ, bằng một nụ hôn lừa dối. Phêrô đã chối và thề không quen biết Thầy 3 lần
trước một đầy tớ gái. Các môn đệ khác sợ hãi bỏ chạy trốn, để Thầy một mình với
những người độc ác và với đám đông cuồng nộ, gào thét: “Đóng đinh nó đi.” Họ đã coi Chúa Giêsu ngang hàng hay tệ hơn cả
Baraba là một tên phiến loạn giết người.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể cảm nghiệm được những đau
khổ phần xác và tinh thần thật đáng kinh sợ mà Chúa Giêsu đã chịu trong giờ sau
hết. Thứ nhất là đau khổ về thân xác. Chúa bị đánh đập, vả tát vào mặt, bị roi quất
vào thân mình. Người bị đội mão gai nhọn
đâm vào máu chảy xuống mặt. Đôi bàn tay của
Chúa bị bầm tím đâm xuyên thâu bởi những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân của Người bị
quân lính đóng đinh xuyên qua cây gỗ. Thân mình của Người đã bị lưỡi đòng đâm vào cạnh
sườn, máu và nước chảy ra. Và đau khổ thứ
hai là về tinh thần. Chúa đã bị người ta
khạc nhổ vào mặt, bị sỉ nhục, nhạo báng và khinh khi. Khi bị đóng đinh treo trên thập giá, Chúa đã
bị kẻ qua, người lại phỉ bang và nhục mạ. Chúa đã chết, một cái chết cô đơn và
tủi nhục trên thập giá. Nhưng ba ngày sau đó, Người đã kết thúc kế hoạch cứu độ
bằng việc sống lại. Chúa đã phục
sinh. Người đã chiến thắng tội lỗi và sự
chết, đem ơn cứu độ muôn đời cho nhân loại chúng ta.
Ông bà anh chị em thân mến. Mỗi năm tôi phải thú nhận tự hỏi tại sao
Chúa phải nhận chịu những sự thương khó và chết trên thập giá một cách sỉ nhục
như vậy? Và mỗi năm tôi nghĩ rằng tôi hiểu thêm một ít, nhưng cuộc thương
khó, khổ nạn của Chúa vẫn là một mầu nhiệm. Phải thú nhận tất cả chúng ta có những
trăn trở và khó hiểu về những đau khổ của chính chúng ta. Nhưng là những Ki-tô
hữu chúng ta tin Chúa đã nhận, chịu khổ hình và chết trên thập giá vì yêu
thương nhân loại, như Người đã nói “Không có tình yêu nào cao quí cho bằng
chết cho người mình yêu thương.” Đó là lý lẽ của một con tim yêu thương
và nhân từ. Chính tình yêu, chứ không phải đau khổ, đã biến thập giá tủi nhục
thành Thánh Giá vinh quang. Chính tình yêu của Chúa Giê-su, chứ không phải cuộc
khổ nạn mà chúng ta được Cứu Độ (Ga 3,17), và được giải thoát mọi xích xiềng tội
lỗi. Như vậy, cuộc thương khó của Chúa Giê-su là một hành trình của ân sủng
tình yêu tiến tới sự sống và hạnh phúc cho nhân loại chúng ta. Đó là một an ủi
vì biết rằng Thiên Chúa muốn chúng ta tiến tới an bình và hạnh phúc. Thiên Chúa
có thể biến đổi những đau khổ trở nên những điều tốt, điều lành.
Chúng ta cầu xin trong Tuần Thánh này biết nhận ra và cảm nghiệm được
tình yêu cao siêu của Chúa Giêsu Kitô trên Thánh Giá, để chúng ta luôn trung
thành với Vua Giêsu, và cam đảm sống lời Chúa dạy, trở thành chứng nhân cho
Chúa. Chúng ta nhận biết, muốn trở thành môn đệ chân chính của Chúa,
chúng ta phải vác thập giá và đi theo con đường Chúa đã đi. Xin Chúa giúp
chúng ta cùng chết với Chúa, tránh xa những gương xấu của dân chúng xưa, biết
hy sinh, quảng đại và chấp nhận, chịu nhiều khó khăn, đau khổ và thiệt thòi, để
sống cho Chúa, vì Chúa đã thương yêu và hy sinh hoàn toàn cho chúng ta, và để
chúng ta cùng được sống lại vinh quang với Người. Cầu chúc tất cả mọi người
một Tuần Thánh sốt sắng, trong ân sủng tình yêu của Chúa Giê-su Ki-tô.
Lm. Chánh xứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét