Đại
ký giả công giáo Georges Bernanos có lần nói rằng: “Thế giới sẽ chỉ
được cứu bởi những người tự do. Chúng ta tạo nên một thế giới cho những
người tự do.” Ông viết những lời này 70 năm trước đây trong bối cảnh
chiến tranh thế giới khủng khiếp. Ông thấu cảm được những kinh nghiệm
đau thương mà con người gây ra cho Thiên Chúa, khi đánh mất đức tin thì
không còn có tự do thực sự, thay vào đó là sự điên loạn và sùng bái ngẫu
tượng mà cuối cùng hủy hoại chính con người.
Sự
khiêm hạ giúp nhận ra chúng ta là những thụ tạo, nhận ra Thiên Chúa là
Cha giàu lòng yêu thương; nhận ra những gì Thiên Chúa đồi hỏi nơi mỗi
người chúng ta và thực tại của tình yêu Thiên Chúa dành cho những người
khác cũng như chính chúng ta. Đó chính là nên tảng mà đức tin kitô giáo
dẫn chúng ta đến cuộc đối thoại về ý nghĩa và mục đích của nhân loại.
Các sách Sirach, Thánh Vịnh, Tin Mừng Luca, Thư Thánh Giacôbe: những
trang Kinh Thánh này lay động con tim nhân loại không đơn giản chỉ vì
chũng là những bản văn hoa mỹ. Đúng hơn là, chúng tuyệt vời bởi vì chúng
phát xuất từ những gì chúng ta biết trong sâu thẳm con tim là chính
chân lý. Thiên Chúa là thực tại và chất thể của đức tin. Nhiều lần, vì
thiện hảo và hạnh phúc của chúng ta, Kinh Thánh không những mời gọi
chúng ta sám hối và trở về cùng Thiên Chúa, mà còn phải hành động cho
phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta.
Lời của Georges Bernanos từ nhiều thập niên trước giờ đây vẫn còn rất thời sự cho các kitô hữu đang sống trong một thế giới in đậm dấu ấn vô thần. Là kitô hữu, chúng ta dường như thực sự ‘tự do’, và thực sự phục vụ cho thiện ích chung, bởi sẵn lòng can đảm làm môn đệ Đức Giêsu Kitô trong cả đời sống cá nhân cũng như các hoạt động xã hội. Thiên Chúa ban cho chúng ta ý muốn tự do, nhưng chúng ta cũng cần sử dụng chúng. Môn đệ phải trả giá, và Chúa Giêsu chưa bao giờ muốn chúng ta trở nên vô hình hoặc câm nín. Hoàn toàn đối lập.
Giúp đỡ người khác qua gặp gỡ cá nhân và những việc làm cụ thể về công lý và bác ái là nhiệm vụ của Giáo hội. Và đó cũng là lý do nhấn chìm con tim chúng ta trong toàn bộ chu kỳ phụng vụ của đời sống kitô hữu cách hiệu quả, nhịp nhàng là điều rất quan trọng
Tuần
tới, vào ngày 18 tháng 2, chúng ta bắt đầy cuộc hành trình của phụng vụ
Mùa Chay bằng Thứ Tư Lễ Tro. Đây là khảnh khắc hy vọng chứ không phải
buồn sầu. Mùa Chay là thời gian mà Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người
chúng ta đi vào trong tương quan sâu sắc hơn với chính mình. Chúng ta
theo đuổi mục đích ấy qua việc cầu nguyện, ăn chay, làm việc bác ái và
thi hành công lý, và hoán cải nhờ bí tích Hòa Giải. Tất cả chúng ta,
bằng những cách thức khác nhau, bị đè nặng bởi gánh tội quá khá chúng ta
chưa quay trở về, cầu xin ơn tha thứ và chữa lành, bởi chúng ta không
thể, hoặc thường không muốn, cậy vào lòng từ bi của Thiên Chúa.
Mùa Chay là hành trình của chúng ta tiến về đồi Calvario, và hơn nữa, tới Lễ Phục Sinh và một đời sống dồi dào ân sủng. Chúa Giêsu đến để cứu đội chúng ta; cho chúng ta tự do thực sự; chỉ cho ta biết cuộc sống chúng ta có ý nghĩa; rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và không chấp nhẫn mọi tội lỗi chúng ta, cho dù chúng ta xấu xa thế nào thì Người vẫn kể chúng ta là con cái của Người. Mùa Chay cũng cho chúng ta biết đau khổ có một mục đích và mỗi người chúng ta dù nhu nhược hay bất toàn thế nào cũng có phẩm giá; và rằng cái chết – điều mà chính Thiên Chúa làm chủ, không phải chúng ta – không bao giờ miễn cho bất cứ ai trong chúng ta.
“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” Đó là những lời đầu tiên Đức Giêsu nói với nhân loại về triều đại của Người theo Tin Mừng Maccô (1,15), và Người cũng vừa nói điều đó với mỗi người chúng ta ngay bây giờ, và trong những ngày của Mùa Chay sắp tới. Tự do đích thực mà mỗi người chúng ta khao khát và thế giới đang mong đợi là một điều lớn lao những dường như lại xoay quanh một điều gì bé nhỏ: đó chính là việc chúng ta lìa xa tội lỗi và quay trở về cùng Thiên Chúa, không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả đời sống của chúng ta.
Đây là lời mời gọi của Mùa Chay Thánh đặt trước mỗi người chúng ta. Việc đáp trả lời mời gọi ấy tùy thuộc mỗi người chúng ta!
Archbishop Charles J. Chaput
(Nguồn: Zenit.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét