ĐIỆN VĂN ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHỦ TỊCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
MANILA. ĐTC Phanxicô gửi điện văn chào thăm Chủ Tịch Nước Việt Nam và
cầu chúc an bình và thịnh vượng. Sáng ngày 15.01.2015, ĐTC đã giã từ
Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục
cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC bang ngang không phận các nước Sri Lanka,
Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người
đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn
cho Việt Nam có nội dung như sau:
“Kính gửi ngài Trương Tấn Sang, Chủ
tịch Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. Tôi gửi lời chào thăm
nồng nhiệt đến ngài trong lúc tôi bay trên không phận Việt Nam trên
đường từ Sri Lanka đến Philippines. Tôi đoan chắc cầu nguyện cho ngài và
toàn thể nhân dân Việt Nam, đồng thời khẩn cầu dồi dào phúc lành an
bình và thịnh vượng trên ngài. Ký tên: Phanxicô, Giáo Hoàng.
.
COLOMBO. Sáng ngày 14.1.2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự lễ tôn phong cha
Joseph Vaz, tông đồ tại đảo Tích Lan, lên bậc hiển thánh, trước sự hiện
diện của hơn nửa triệu tín hữu tại thủ đô Colombo của Sri Lanka. Đồng
tế với ĐTC không những có 20 GM Sri Lanka, các vị thuộc đoàn tùy tùng,
nhưng có thêm 4 HY từ Ấn độ, hàng chục GM thuộc các nước Á châu, kể cả
Việt Nam, 1.100 linh mục. Cha Joseph Vaz sinh năm 1651 tại làng Benaulim
thuộc lãnh thổ giáo phận Goa bên Ấn Độ, song thân là người Bồ đào nha.
Tốt nghiệp trung học, Joseph Vaz gia nhập chủng viện và năm 1676, và năm
25 tuổi, thầy Vaz thụ phong linh mục. Sau đó, cha được dòng giảng
thuyết Thánh Philiphê Neri trợ lực và được Đức Giám Mục Cochin chỉ định
làm giám quản vùng Tích Lan. Cha liên tiếp kinh lược các vùng truyền
giáo không biết mỏi mệt. Cha qua đời vào giữa đêm khuya ngày 16 tháng
giêng năm 1711, thọ 59 tuổi. ĐTC nhận xét rằng thánh nhân là một linh
mục gương mẫu; thánh nhân đã tỏ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sự
vượt thắng những chia rẽ tôn giáo trong việc phụng sự hòa bình. Sau
cùng, thánh Joseph Vaz nêu gương cho chúng ta cho chúng ta về lòng nhiệt
thành truyền giáo.
.
MADHU. Chiều ngày 14.01.2015, ĐTC Phanxicô đã kính viếng Đền Thánh
Đức Mẹ Mân Côi ở Madhu, bắc Sri Lanka, cầu nguyện với hơn 100 ngàn tín
hữu và tái kêu gọi hòa giải giữa mọi người dân Sri Lanka. Lúc 2 giờ
chiều ngày 14.01, ĐTC đã đáp trực thăng của không lực Sri Lanka từ thủ
đô Colombo để bay đến Đền thánh Đức Mẹ Madhu, cách đó 250 cây số về
hướng bắc và là miền có đại đa số dân thuộc sắc tộc Tamil. Đền thánh
Madhu thuộc giáo phận Mannar, hiện có 90 ngàn tín hữu Công Giáo trên
tổng số 270 ngàn dân cư, với 34 giáo xứ do 55 LM giáo phận coi sóc và
330 LM dòng và 183 nữ tu. Buổi cầu nguyện tiếp đó được cử hành bằng 3
thứ tiếng: Anh, Singalais và Tamil. Trong bài giảng tại buổi cầu nguyện,
ĐTC mời gọi các tín hữu cầu xin Mẹ Maria tháp tùng tất cả mọi người,
Tamil cũng như Singalais, trong công cuộc tái tạo hiệp nhất mà mọi người
mong muốn.
.
CẢNH SÁT PHILIPPHINES THIẾT LẬP KHU VỰC KHÔNG VÕ KHÍ
MANILA. Cảnh sát Philippines đã ấn định một số khu vực tại Manila và
đảo Leyter là vùng không có võ khí nhân dịp cuộc viếng thăm sắp tới của
ĐTC. Hôm 09.01 vừa qua, Phát ngôn viên của cảnh sát Philippines, Ông
Wilben Mayor cho biết: Lệnh cấm mang võ khí vừa nói cũng được áp dụng
cho các nhân viên cảnh sát, quân đội, cũng như tư nhân, tham gia việc tổ
chức cuộc viếng thăm của ĐGH. Thuộc vào các khu vực này có Nhà thờ
chính tòa Manila, Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, Phủ Tổng thống, thành phố
Tacloban trên đảo Leyte cách Manila 650 cây số, sau cùng là khu Quirino
trong Công viên Luneta, nơi ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ sáng chúa nhật 18.01
tới đây. Theo cảnh sát Phi, tại nước này có 1 triệu 200 ngàn người có võ
khí có đăng ký. Thêm vào đó có 600 ngàn võ khí không đăng ký. Và có ít
nhất 25 ngàn võ khí ở trong tay các quân đội riêng, các băng đảng bất
lương, các nhóm khủng bố và dân quân như du kích quân cộng sản hoặc Hồi
giáo ở đảo Mindanao.
.
VATICAN. Ủy ban thần học Bộ Phong thánh nhìn nhận cuộc tử đạo của Đức
TGM Oscar Romero. Đức Cha Oscar Romero (1917-1980), TGM giáo phận San
Salvador, đã bị sát hại ngày 24.03.1980 trong lúc cử hành thánh lễ tại
nguvện đường của một nhà thương ở thủ đô nước E1 Salvador. Trong cuộc bỏ
phiếu hôm 08.01 vừa qua, các thần học gia cố vấn của Bộ Phong thánh
đồng thanh nhìn nhận Đức TGM Romero đã bị sát hại vì sự oán ghét đức
tin. Trong giai đoạn tới đây, đến lượt Hội đồng Hồng Y và GM của Bộ
phong thánh cứu xét, và nếu qua lọt cửa ải này, thì sự việc sẽ được đệ
trình lên ĐTC để ngài cho phép Bộ Phong thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận
cuộc tử đạo của Đức TGM Oscar Romero và mở đường cho việc phong chân
phước, và không cần phải có sắc lệnh nhìn nhận phép lạ như trường hợp
các chân phước hiển tu.
.
CÁC TÍN HỮU KITÔ CÓ NGUY CƠ BỊ BÁCH HẠI NHIỀU HƠN
OXFORD. Theo phúc trình của tổ chức quốc tế “Open Doors”, các tín hữu
Kitô trên thế giới có thể sẽ bị bách hại và ngược đãi nhiều hơn. Đây là
một tổ chức bác ái được thành lập năm 1955 thuộc nhiều hệ phái Kitô, có
trụ sở ở Hòa Lan với mục đích đưa lén Kinh Thánh vào các nước Đông Âu
cộng sản. Nay hội này hoạt động tại hơn 65 quốc gia và có chi hội tại 24
nước, kể cả Hoa Kỳ và Canada. Phúc trình thường niên do tổ chức này
công bố hồi đầu tháng giêng năm nay, trình bày tình trạng của các tín
hữu Kitô tại 50 quốc gia và cho biết năm 2014 có mức độ bách hại Kitô
hữu cao nhất trong thời đại ngày nay, nhưng hoàn cảnh hiện thời cho thấy
tương lai có thể sẽ tệ hại hơn nữa.
.
CÔNG GIÁO ĐỨC PHÊ BÌNH PHONG TRÀO CHỐNG HỒI GIÁO
BONN. Các vị lãnh đạo Công Giáo Đức phê bình phong trào chống Hồi
giáo đang lan rộng với những cuộc biểu tình tại nước này. Hôm 12.01 vừa
qua, các cuộc biểu tình mệnh danh là của ’’những người Âu Châu yêu nước
chống hồi giáo hóa tây phương”, gọi tắt là Pegida, đã tổ chức một cuộc
biểu tình tại thành phố Dresden ở miền Đông Đức, và hàng ngàn người khác
tham dự các cuộc biểu tình tương tự ở một số thành phố tại nước này.
Ông Michael Baudisch, phát ngôn viên của giáo phận Dresden, nhận định
rằng: “Phong trào Pegida đang có vẻ lớn mạnh và Giáo Hội Công Giáo hoàn
toàn tránh xa phong trào này.” Đức Cha Heiner Koch, GM giáo phận
Dresden, cũng nhận xét rằng 80% những người ủng hộ phong trào Pegida
không phải là những người cực hữu, nhưng là những người cảm thấy bị gạt
ra ngoài lề và không được xã hội hiện nay thông cảm.
Tổng hợp và biên tập: Jos. Nguyễn Tiến Khải, SJ
dongten.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét