Trong
chu kỳ Mùa Vọng, hình ảnh Đức Maria được nhắc đến rất nhiều lần dươi
danh hiệu một « nữ trinh ». Và đặc biệt, cũng trong thời gian này Giáo
hội mừng biến cố Đức Maria hồn xác lên trời (mồng 8 tháng 12). Và hình
ảnh Đức Maria đã trở thành một biểu tượng của một Giáo hội đang chờ ngày
tiến vào Vương Quốc Thiên Chúa. Việc mừng biến cố Đức Maria hồn xác lên
trời, mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng hình ảnh một người nữ (anawim) đợi
chờ Đấng Cứu Thế ; một người nữ được mời gọi cưu mang Đấng Cứu Thế. Và
hình ảnh một người nữ có tên là Maria đang thai nghén bày tỏ cách trực
tiếp đời sống bên trong của Giáo hội.
Mùa Vọng nhắc nhở các kitô hữu rằng, Đức
Maria, giống như bao người mẹ khác đã đợi chờ ngày sinh hạ Đức Giêsu,
Đấng Thiên Sai, Cứu Thế. Hơn nữa người đã sống với kinh nghiệm này cách
thường nhật và ngoại thường của một phụ nữ đang thai nghén một đứa trẻ
trong bụng mình. Biểu tượng Đức Trinh Nữ Maria được diễn tả cách đặc
biệt trong ngày lễ mồng 8 tháng 12, và bản văn về việc Truyền Tin theo
thánh Luca được đọc vào Chúa nhật thứ 4 Mùa Vọng, tăng thêm sức mạnh cho
biến cố này.
Trong một đan viện tại Montréal, gần
Avallon, Bourgone (Pháp), các tu sĩ đặt một bức tranh tron ngôi nhà thờ
của mình, diễn tả cuộc Viếng Thăm của Đức Maria với người chị họ
Elisabeth, trong đó hình ảnh người chị họ đụng tay vào bụng đang mang
thai của Đức Trinh Nữ Maria.
1.- Cuộc viếng thăm
Chúng ta có thể nghe bản văn rất đẹp về cuộc viếng thăm này được đọc vào Chúa nhật thứ 4 năm C : « Hồi
ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi
tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét
vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà
được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc
phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc
phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như
vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng
đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện
những gì Người đã nói với em." (Lc 1,29-45).
Bản văn theo thánh Luca được tiếp tục đọc lên vào ngày hôm sau, và bản văn này hẳn nhiên trở thành một nguồn vui vô tận :
« Bấy giờ bà Maria nói: "Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa, thần
trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn
mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm
phúc. Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người
thật chí thánh chí tôn ! Ðời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những
ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng
trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ
khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi
về tay trắng. Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha
ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến muôn đời » (Lc 1,47-55).
Lời cầu nguyện « Kính mừng Maria » đã giữ
trong đó hình ảnh mà chúng ta đọc tiếp theo : « Đức Giêsu con lòng bà
được chúc lành ».
Tuy nhiên, ở đó vẫn còn một điều mà chúng ta không thể giảm thiểu cuộc
viếng thăm của Đức Maria đến nhà người chị họ, bởi vì trong bản văn kinh
thánh mà tác giả Luca đã đặt bài ca Magnificat, bên cạnh cuộc gặp gỡ
của hai người phụ nữ đang thai nghén, đó là một sự chia sẻ về kinh
nghiêm đợi chờ sự ra đời của hài nhi. Bởi vậy một cách hiển nhiên,
truyền thống của Giáo hội đã nghi nhận một cách cao nhất rằng, Đức Trinh
Nữ Maria là biểu tượng của Giáo hội đang thai nghén. Về điểm này, bản
văn của một tu sĩ dòng Xitô, và cũng là Đan viện trưởng vào thế kỷ 12,
Isaac de l’Etoile (1100-1178) diễn tả cách rõ hơn. Isaac so sánh Đức
Maria với Giáo hội khởi đi từ ý tưởng Giáo hội là Thân thể Đức Kitô :
Thân thể có đầu là Đức Kitô. Để hiểu điều này cần phải trở lại với ngôn
từ của thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Ephexô (1,22-23) : « Thiên
Chúa đã đặt tất cả dưới chân Ðức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội
Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Ðức Kitô, là sự viên mãn của Người, Ðấng
làm cho tất cả được viên mãn ».
2.- Giáo hội, sự hoàn thành cách trọn vẹn của Đức Kitô
Vào thế kỷ thứ IVe, khi nói về
Giáo hội là Thân Thể mà Đức Kitô là Đầu, thánh Augustin đã đưa ra một sự
lập luận rất căn bản cho việc hiểu về Giáo hội. Đối với thánh nhân,
cách so sánh này tạo nên lời cầu nguyện kitô giáo trong thánh vịnh :
« Có thể ai đó sẽ hỏi tôi, ai là người nói trong thánh vịnh này. Tôi sẽ
nói với họ bằng một vài từ đó là : Đức Kitô » (Ps 39,5).
Thánh nhân gọi mời các thính giả phân biệt
trong các thánh vịnh tiếng nói của Đức Kitô, là Đầu và cuả những ai là
chi thể, nhất là khi những thánh vịnh diễn tả những tình cảm của sự giận
giữ mà chúng ta không thể nói đó thuộc về Đức Kitô :
Tôi dám nói với họ rằng, đó là Đức Kitô,
Người đang nói. Người sẽ nói trong thánh vịnh này về những điều mà hầu
như không có thể phù hợp với Đức Kitô, về sự cao cả của Đấng là đầu của
chúng ta, và nhất là với Ngôi Lời mà ngay khởi đầu đã là Thiên Chúa, bên
cạnh Thiên Chúa. (…) Tuy nhiên, đó chính là Đức Kitô, Người đang nói,
bởi vì Đức Kitô thì ở trong tất cả các chi thể của Người. Và để anh em
biết rằng Đầu và Thân Thể của Người chỉ là một Đức Kitô duy nhất. Anh em
nghe những gì chính Người đã nói về sự hiệp nhất của chúng : « Chúng sẽ
là hai trong một thân xác » (St 2,24). (…) Nếu chúng là hai trong cùng
một thân xác, tại sạo chúng không là hai trong cùng một tiếng nói ? Vì
thế chỉ Đức Kitô nói, vì Giáo hội nói trong Đức Kitô và Đức Kitô nói
trong Giáo hội (Ps 30, 2, 4).
Sự mới mẻ mà Isaac de l’Etoile mang đến so
với thánh Augustin, đó là áp dụng điều cũng thuộc về Đức Maria khi so
sánh điều tương tự giữa Đức Maria và Giáo hội : người này và người kia
là mẹ, người này và người kia là trinh nữ. Người này và người kia đều
đón nhận cùng một Thần Khí ; cả hai trinh nguyên sinh ra người con cho
Thiên Chúa là Cha. Người này chẳng vướng tội, đã sinh hạ ra đầu của thân
thể này ; người kia trong việc tha thứ mọi tội lỗi, sinh hạ hàng ngày
thân xác của Đầu.
Đây chính là điều căn bản để chúng ta nói
rằng, sự thai nghén của Đức Maria diễn tả sự thai nghén của Giáo hội. Sự
thai nghén của Đức Maria hoàn thành sự thái nghén của Giáo hội, vì cũng
theo Isaac de l’Etoile : « Người này và người kia là mẹ Đức Kitô, nhưng
chẳng có ai trong cả hai sinh hạ một cách hoàn toàn nếu không có người
kia »[1].
Để kết thức cho bài suy niệm, Isaac de
l’Etoile đã thêm vào một điểm chính, mà nó phải trở thành điểm hướng dẫn
cho tất cả những ai viết về Đức Maria :
Một cách chính đáng mà trong các bản văn
Thánh Kinh đã ghi nhận, ai đó đã nói một cách rộng rãi về Giáo hội là
Trinh Nữ, Mẹ thì được hiểu ở ngôi vị số ít về Đức Marie, Trinh Nữ, Mẹ ;
và những ai đã nói đặc biệt về Đức Maria, Trinh Nữ, Mẹ thì được hiểu
ngay rằng đó là Giáo hội, Trinh Nữ, Mẹ. Khi một bản văn nói về người này
hoặc người kia, nội dụng của nó được áp dụng hầu như không phân biệt
với người này hay với người kia[2].
3.- Kết luận
Nếu với Isaac de l’Etoile, chúng ta có thể
nói về Giáo hội những gì như đã nói về Đức Maria, và một cách tương tự,
nếu chúng ta có thể nói về Đức Maria những gì chúng đã nói về Giáo hội,
điều này cho thấy sự thai nghén của Đức Maria chiếu tỏa đời sống bên trong của Giáo hội.
Một cách rõ ràng, sự sinh trưởng của Giáo
hội không thể thấy trước hết trong sự ảnh hưởng truyền thông đại chúng
về một sự công bố nào đó xuất hiện trên Twitter hay Facebook về trật tự
của nó ; cũng chẳng phải trong số lượng của các cuộc tấn phong hay sự
tham dự đông đủ của các tín hữu trong thánh lễ, nhưng sự sinh trưởng này
của Giáo hội được nhận biết trong sự thầm kín giống như trường hợp của
Đức Maria, và nó được biểu tỏ trước hết trong tất cả sự liên hệ chân
thật, trong chân lý, trong tất cả các hình thức của « sự thăm viếng » mà
chúng ta có thể sống trong mọi ngày và trong các hoạt động của mình.
Fr. Joseph Nguyễn Văn Hiển, OP.
Xem. Isaac de l’Etoile, Sermons III, « Sermon 51: « Premier sermon pour le jour de l’Assomption », Trad. en français par Gaston Salet và Gaetano Raciti, Paris, Cerf, coll. « Sources chrétiennes », 339, 1987, tr. 119-220.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét