1. Đôi dòng lịch sử.
+ Thánh Côrnêliô sinh tại Rôma, là người có một lối sống trong sạch thuần khiết và khiêm nhường sâu xa không gì có thể trách cứ được. Sau khi giữ các phận vụ trong Giáo hội và được mọi người thán phục, ngài lên ngôi Thánh Phêrô, kế vị Đức Giáo Hoàng Fabianô, Đấng đã chết vì đạo 15 tháng trước trong cuộc bách hại của Đêciô. Nhưng lên ngôi ít lâu, ngài đã phải đương đầu với cuộc ly khai đầy gương mù của một giáo hoàng giả. Nôvatianô là một linh mục đầy tham vọng, được một linh mục Phi châu là Nôvatô hậu thuẫn.
+ Thánh Côrnêliô sinh tại Rôma, là người có một lối sống trong sạch thuần khiết và khiêm nhường sâu xa không gì có thể trách cứ được. Sau khi giữ các phận vụ trong Giáo hội và được mọi người thán phục, ngài lên ngôi Thánh Phêrô, kế vị Đức Giáo Hoàng Fabianô, Đấng đã chết vì đạo 15 tháng trước trong cuộc bách hại của Đêciô. Nhưng lên ngôi ít lâu, ngài đã phải đương đầu với cuộc ly khai đầy gương mù của một giáo hoàng giả. Nôvatianô là một linh mục đầy tham vọng, được một linh mục Phi châu là Nôvatô hậu thuẫn.
Họ nổi tiếng về triết học và tài lợi khẩu, đến nỗi có người than phiền vì đã chọn lầm Đức Côrnêliô làm Giáo Hoàng mà không chọn Nôvatianô. Hai người nổi loạn đã nỗ lực tuyên truyền và lôi kéo được một số tín hữu và cả một số giám mục đi theo. Ba giám mục nước Ý đã đặt tay tấn phong cho Nôvatianô làm giáo hoàng. Nôvatianô liền viết thư cho nhiều Giám mục chống lại Đức Giáo Hoàng Côrnêliô, trách cứ ngài quá dễ dàng tiếp nhận lại những người đã dâng hương tế thần.
Thánh Côrnêliô đã dùng cả con đường hiền dịu lẫn cứng rắn mà vẫn không lôi kéo được hai con người bội phản trở lại đường ngay. Nhưng nhờ các nhân đức của một vị tông đồ chân chính, thánh Cornêliô đã chinh phục được nhiều Giám Mục hợp tác với Ngài. Chính thánh Cyprianô, sau khi biết rõ việc tuyển chọn hợp pháp của thánh Côrnêliô đã cộng tác với ngài hết mình để mang lại sự hợp nhất cho Giáo hội. Những sắc lệnh kết án Nôvatô và Nôvatianô được một công đồng ở Rôma chuẩn nhận.
Khi Gallô mở lại cuộc bắt đạo, Đức Côrnêliô bị tống giam. Ngài bị đày tới Contumcella, bây giờ là Civita Vecchina. Trong một lá thư chào mừng, thánh Côrnêliô viết:
- Chúng ta cầu nguyện cho nhau trong những ngày bị bách hại này, nâng đỡ nhau bằng tình bác ái. Nếu ai trong chúng ta được Thiên Chúa ban đặc ân cho qua đời trước, chớ gì tình thân hữu vẫn tiếp tục trước mặt Chúa và lời cầu nguyện của chúng ta tiếp tục thúc đẩy Chúa dủ tình thương xót anh chị em của chúng ta.
Quả thật, thánh Côrnêliô đã chẳng sống lâu. Ngài đã qua đời trong lúc bị đi đày tại Contumsenla, ngày 14 tháng 9 năm 253 và được an táng tại đó. Sau này thi hài cuảngài được dời về nghĩa trang thánh Callistô.
Tình bằng hữu của hai thánh Côrnêliô và Cyprianô vẫn còn sống mãi cho tới ngày nay, và Giáo hội kính nhớ các ngài vào cùng một ngày.
+ Thánh Cyprianô là bạn thân của Đức Cornêliô nên được mừng lễ cùng ngày với nhau. Ngài sinh tại Carthage năm 210, trong một gia đình ngoại đạo.
Thánh nhân là một nhà trí thức lỗi lạc, làm giáo sự dạy khoa hùng biện và luật. Năm lên 45 tuổi, ngài đã được Linh mục Cêciliô hướng dẫn vào đạo. Từ đó, thánh nhân bán hết gia tài phân phát cho người nghèo, hiến dâng đời mình cho Chúa. Ngài được thụ phong Linh mục năm 249 và sau đó được bầu làm Giám mục Carthage. Là một mục tử nhiệt thành nhân đức, ngài dốc hết toàn lực chỉnh đốn lại đời sống của giáo sĩ cũng như giáo dân đã từ lâu sa sút vì những cuộc bách hại, để chuẩn bị họ đương đầu với những cơn bắt bớ về sau. Đúng như thánh nhân dự đoán, năm 257, hoàng đế Valêrianô lại ra chiếu chỉ bắt đạo, và thánh nhân là một trong những người bị bắt đầu tiên. Ngày 14 tháng 9 năm 258, ngài bị điệu ra trước tòa án để chịu xử trảm.
“Sáng ngày 14 tháng 9, dân chúng lũ lượt kéo đến công trường Xéttô theo lệnh quan kinh lược Galêriô Macximô. Cũng chính quan kinh lược hạ lệnh hôm ấy phải điệu Cyprianô đến cho ngài ngồi xử ở tiền đường Xôxiôlô. Khi Giám mục Siprianô đến, quan kinh luợc hỏi:
- Chính ông là Tasiô Cyprianô phải không?
Đức Giám mục Cyprianô trả lời:
- Vâng, chính tôi.
Quan kinh lược Galêriô Macximô nói:
- Ông là cha của bọn đầu óc phạm thánh phải không?
Đức Giám mục Siprianô trả lời:
- Vâng.
Quan bảo:
- Các thánh thượng lệnh cho ông phải tế thần.
Đức Giám mục trả lời:
- Tôi không tế thần.
Galêriô Macximô bảo:
- Suy nghĩ kỹ đi.
Đức Giám mục đáp:
- Ngài cứ theo luật mà làm, đối với một vấn đề chính đáng như thế tôi chẳng cần suy nghĩ gì cả. Galêriô Macximô cùng với Hội đồng nghị quyết, và cuối cùng phải tuyên án rằng:
- Phạt xử trảm Cyprianô.
Đức Giám mục Cyprianô thưa:
- Tạ ơn Chúa.
Thế là Thánh Giám mục Cyprianô được phúc tử đạo ngày 14 tháng 9 năm 258, dưới triều hoàng đế Valêrianô.
2. Bài học:
a. Gương can đảm.
Việc Đức Cornêliô cùng với anh em linh mục và giáo dân đã can đảm khi bị vua quan tra tấn hành hạ, đã làm nức lòng mọi người. Tin này làm cho mọi người hân hoan phấn khởi, nhất là thánh Cyprianô. Thánh Cyprianô đã hết lòng ca ngợi tấm gương cao cả này: “Làm sao diễn tả cho hết niềm phấn khởi và nỗi vui mừng ở đây, khi chúng tôi biết được những thành quả can đảm của những người anh em chúng tôi". Ngài viết tiếp rằng "ở đó, chính ngài (Đức Cornêliô) đã dẫn đầu anh em trong việc tuyên xưng đức tin; và việc tuyên xưng của những người anh em làm cho việc tuyên xưng của người đứng đầu nổi hẳn lên. Vì khi dẫn đầu đi tới vinh quang, Ngài đã lôi kéo được nhiều người cùng đi tới vinh quang. Ngài đã thuyết phục được toàn dân tuyên xưng đức tin, khi ngài sẵn sàng tuyên xưng trước hết thay cho tất cả mọi người, đến nỗi chúng ta không biết phải ca tụng điều gì trước: đức tin mau mắn vững bền của ngài hay là lòng yêy thương của mọi người không muốn tách rời khỏi người cha chung của họ? Lòng can đảm của vị Giám mục dám đi tiên phong tong việc tuyên xưng đức tin đã được mọi người công nhận…”
b. Việc nổi bật thứ hai là lòng bao dung tha thứ.
Lúc đó trong Giáo hội đã xảy ra cuộc tranh cải sôi nổi về những người đã chối đạo. Họ là những người vì quá sợ mà đã phạm tội bọ đạo và tế thần. Vấn đề đặt ra là có nên tha cho họ khi họ ăn năn sám hối trở về với Chúa hay không? Có được nhận họ trở lại với Hội thánh không?
Về vấn đề này có hai khuynh hướng đối chọi nhau.
Khuynh hướng thứ nhất đứng đầu là linh mục Nôvatianô chủ trương dứt khoát phải loại bỏ những hạng người này ra khỏi Giáo Hội, tuyên bố vạ tuyệt thông đối với họ.
Khuynh hướng thứ hai: Sau khi họp bàn với các Đức Giám mục, Đức Thánh Cha Conêliô tuyên bố tha thứ và đón nhận họ trở lại với Hội thánh. Nhóm giáo sĩ ly khai chống đối. Vì thế mà có cuộc tranh luận dằng dai trong Giáo hội, làm cớ cho vua quan phần đời lợi dụng cơ hội chống phá đạo.
Lạy hai thánh Corlêliô và Cyprianô, xin cầu cho chúng con. Amen. (Viết theo tài liệu từ Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét