LISA LAGACE
Thực phẩm bắt đầu bằng mẫu tự T, Trầm cảm cũng bắt đầu bằng mẫu tự T. Chỉ là sự ngẫu nhiên thôi, thế mà chúng lại có mối liên quan với nhau.
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Montreal thấy rằng ăn uống nhiều chất béo làm tăng lo lắng và trầm cảm ở loài chuột. Nghiên cứu này đã đăng trên tạp chí International Journal of Obesity (Tạp chí Béo phì), cho biết rằng các thực phẩm nhiều chất béo thực sự làm thoải mái, nhưng có thể gây nghiện, dẫn tới trầm cảm.
Trong cuộc nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thấy chuột dễ bị béo phì. Một nhóm chuộtc được ăn ít chất béo, nhóm khác được ăn nhiều chất béo.
Sau 12 tuần, chuột được làm một số xét nghiệm để đo mức độ lo lắng để biết cách chuột phản ứng với môi trường mới. Chuột ăn nhiều chất béo thì ít năng động, đó là “dấu vết” của mức độ lo lắng ở chuột. Một loại xét nghiệm, gọi là “xét nghiệm bơi” (swim test), thường được các công ty dược sử dụng để thử nghiệm các loại thuốc chống trầm cảm mới để đo mức “thất vọng về cư xử” bằng cách bắt chuột bơi 6 phút trong một ống thủy tinh chứa đầy nước. Chuột ăn nhiều chất béo sẽ không bơi và tìm cách trốn tránh, còn chuột ăn ít chất béo có thể bơi.
TS Stephanie Fulton nhận xét: “Động vật nào bỏ bơi và tìm cách ra ngoài là dấu hiệu vô vọng”. Khi nhìn vào não của chúng thấy có mức cao hóa chất corticosterone gây căng thẳng, và các mức thay đổi về các loại protein điều chỉnh cảm xúc. Dạng chất béo có thể có sự khác biệt.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như hamburger, phô-mai, bơ và kem đều có thể gây viêm nhiễm trong cơ thể – kể cả não, và loại viêm nhiễm này có thể làm thay đổi dẫn tới các cảm xúc tiêu cực.
Chuột ăn lượng chất béo tương tự – nhưng là chất béo tốt như dầu ô-liu – ít bị lo lắng và trầm cảm. Dĩ nhiên, cũng có sự thật là chất béo thặng dư trong cơ thể của những con chuột ăn nhiều chất béo sẽ bơi chậm hơn. TS Fulton cho biết: “Trong thời gian ngắn, chất béo tạo cảm giác dễ chịu, nhưng về lâu dài, khối lượng chất béo tăng sẽ tạo cảm giác tiêu cực. Chúng ta biết rằng chế độ ăn uống góp phần tạo tình trạng béo phì trên khắp thế giới”.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Fatty Food Linked To Depression)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét