“Ðây, tôi xin trả liền cho tôi và cho sáu chiếc xe kế tiếp”.
Ðó là tiếng một người vang lên cùng lúc với bàn tay giơ ra ngoài cửa xe, trao một nắm tiền cho người ngồi ở trong phòng gác nhỏ nơi cổng ra xa lộ.
Sáu chiếc xe kế tiếp được hướng dẫn ra khỏi xa lộ với giọng nói từ phòng gác nhỏ làm cho mỗi tài xế đều sửng sốt:
- Ông không cần trả tiền nữa. Người đi trước đã trả thế cho ông rồi.
Tuy bỡ ngỡ, nhưng tài xế của sáu chiếc xe ấy không khỏi lộ niềm vui trên gương mặt. Cử chỉ tốt và âm thầm của người đàn bà kia có thể sẽ mời gọi họ cũng làm như vậy cho bất cứ ai khác.
Tuy bỡ ngỡ, nhưng tài xế của sáu chiếc xe ấy không khỏi lộ niềm vui trên gương mặt. Cử chỉ tốt và âm thầm của người đàn bà kia có thể sẽ mời gọi họ cũng làm như vậy cho bất cứ ai khác.
Người đàn bà ấy là Giu-đích Pho-man. Một lần đến chơi nhà bạn, Giu-đích Pho-man đã bất ngờ đọc được dòng chữ nhỏ dán trên cửa tủ lạnh: “Thỉnh thoảng bạn nên làm một cử chỉ đẹp”.
Những lời đơn sơ này đã đánh động Giu-đích Pho-man. Bà cẩn thận học thuộc lòng hàng chữ ấy, để rồi sau đó, trong mọi thư viết cho bạn bè hay người thân, bà luôn luôn ghi vào cuối lá thư lời khuyến khích: “Thỉnh thoảng bạn nên làm một cử chỉ đẹp”.
Không những ghi vào cuối các lá thư, mà thỉnh thoảng, tùy hoàn cảnh, tùy lúc, Giu-đích Pho-man thực hiện một vài cử chỉ đẹp như lần vừa kể trên.
Người đầu được thuyết phục bởi lời lẽ và cử chỉ đẹp của Giu-đích Pho-man là chồng của bà, ông Phrăng Pho-man, một giáo viên của trường trung học trong vùng. Ông ghi lại câu ấy, đem vào lớp, cắt chữ dán ngay trước mặt các học trò lớp sáu.
Người đầu được thuyết phục bởi lời lẽ và cử chỉ đẹp của Giu-đích Pho-man là chồng của bà, ông Phrăng Pho-man, một giáo viên của trường trung học trong vùng. Ông ghi lại câu ấy, đem vào lớp, cắt chữ dán ngay trước mặt các học trò lớp sáu.
Người thứ hai được thuyết phục là cậu học trò trong lớp của ông Phrăng. Em về khoe với mẹ sau khi đã làm một việc tốt là giúp chị em lau nhà.
Người thứ ba được thuyết phục là mẹ của cậu học trò vừa kể. Bà làm nghề viết báo. Thế là một bài bình luận xuất hiện trên nhật báo của thành phố, bàn về ý nghĩa thiết thực của câu nói: “Thỉnh thoảng bạn nên làm một cử chỉ đẹp”.
Người thứ ba được thuyết phục là mẹ của cậu học trò vừa kể. Bà làm nghề viết báo. Thế là một bài bình luận xuất hiện trên nhật báo của thành phố, bàn về ý nghĩa thiết thực của câu nói: “Thỉnh thoảng bạn nên làm một cử chỉ đẹp”.
Lòng tốt sẽ khơi dậy lòng tốt. Tình cờ đọc bài bình luận, chủ một tiệm ăn cảm kích nên đã dùng lời khuyến khích: “Thỉnh thoảng bạn nên làm một cử chỉ đẹp” để trang hoàng nơi đáng chú ý nhất của cửa tiệm để mọi khách hàng có thể nhìn thấy.
Biết đâu giờ đây không phải chỉ có ba bốn người được khuyến khích, nhưng là có hằng trăm, hằng ngàn, hằng triệu người đã cảm kích và sống theo lời khuyên trên.
Một cử chỉ đẹp, rồi nhiều cử chỉ đẹp sẽ góp phần thay đổi con người và xã hội. Nhận một cử chỉ đẹp người khác làm cho chính mình một lần hay hai lần, thế nào rồi cũng có lúc chính bạn sẽ nhập cuộc.
Xin đừng ai vô tâm để cho chuỗi dài những cử chỉ đẹp bị gián đoạn. THỈNH THOẢNG BẠN NÊN LÀM MỘT CỬ CHỈ ĐẸP CHO NGƯỜI KHÁC.
Lạy Chúa, xin giúp con can đảm thực hiện một cử chỉ đẹp trong ngày hôm nay. Amen.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét