Ông bà anh
chị em thân mến. Có một câu chuyện về một thiếu nữ trẻ có đời sống rất xấu xa,
tội lỗi. Một ngày kia, người thiếu nữ
này cảm thấy chán nản và tuyệt vọng, cho nên cô quyết định kết liễu đời
mình. Cô nghĩ rằng cuộc đời của cô đã hư
hỏng, không còn ích lợi gì, và không có một lý do gì để kéo dài. Cô đi tới một
bờ biển, dự tính sẽ bơi ra thật xa, sau đó để cho biển cả và thiên nhiên định
đoạt số phận.
Trước khi hành động, cô đi dọc bờ biển vắng lặng, nói những lời thì thầm từ biệt mọi người thân thuộc và nhân tình thế sự với đôi mắt nhòa lệ. Bỗng nhiên cô nghe một giọng nói ra lệnh cho cô dừng lại, quay về phía sau và nhìn xuống dưới đất. Cô nhìn xung quanh không thấy ai, quay đầu lại, cô chỉ nhìn thấy những dấu chân của cô để lại trên cát, sau đó bị những làn sóng đánh vào bờ xóa đi không còn dấu tích gì nữa.
Cô tiếp tục từ từ bước đi được vài bước, thì cô lại nghe chính giọng nói đó nói nhỏ nhẹ với cô: “Như những làn sóng biển xóa đi nhưng dấu chân dưới cát, lòng nhân từ và yêu thương của Ta cũng sẽ xóa hết quá khứ của con. Ta muốn kêu mời con sống và yêu thương, chứ không phải chết.” Cô đứng lại tập trung tinh thần, linh tính cho cô biết và cô tin một cách chắc chắn đó là giọng nói của Chúa nói với cô. Sự kiện này đã thay đổi và cũng là một sự bắt đầu một cuộc sống mới của cô. Trong lá thư viết cho một linh mục, cô tâm sự rằng: “Con chưa bao giờ kể câu chuyện này với ai, nhưng con muốn cảm tạ đội ơn, ca tụng và chia sẻ hồng ân của Chúa trong đời sống của con.”
Ông bà anh chị em thân mến. Cuộc đời của cô thiếu nữ trẻ này là một chứng nhân hùng hồn về lòng nhân hậu của Chúa được diễn tả trong các bài Kinh thánh hôm nay. Bài đọc một trích sách Xuất hành cho chúng ta thấy sau khi dân Do thái được Chúa cứu thoát cuộc sống nô lệ đưa ra khỏi Ai cập, và ngay sau khi dân Do thái ký Giao ước với Thiên Chúa, họ đã vô ơn, phản nghịch, bội bạc bỏ Chúa, và đã thờ thần tượng bò vàng. Điều này đã làm cho Chúa nổi cơn thịnh nộ định tiêu diệt dân này để lập một dân khác, trung thành hơn, nhưng nhờ lời cầu xin của ông Mô-sê, Thiên Chúa đã nguôi giận và tha thứ cho họ.
Trong bài đọc 2 thư gởi Ti-mô-thê, thánh Phaolô diễn tả lòng yêu thương, nhân từ và tha thứ của Thiên Chúa ở một chiều kích cụ thể và gần gũi hơn trong chính cuộc đời của ngài. Thánh Phaolô đã xác tín rằng: “Chúa Giêsu đã đến trong thế gian để cứu chuộc những người tội lỗi, mà cha là người thứ nhất, đầu tiên.” Thật vậy, Phao-lô là người đã từng bắt bớ Giáo Hội, làm hại các môn đệ Chúa. Ngài là người bất xứng, tội lỗi, đã nói phạm thượng, xúc phạm đến Chúa, nhưng trong đoạn thư, thánh Phao-lô đã nói lên tình thương vô biên của Chúa, nói lên lòng thương xót và trái tim nhân từ, tha thứ của Chúa đối với ngài. Chúa đã biến đổi, phục hồi, và còn tín nhiệm trao sứ mệnh rao giảng Tin mừng cho Phaolô.
Bài Tin mừng hôm nay chứa đựng 3 câu chuyện dụ ngôn, nhất là qua câu chuyện người con hoang đàng, nói lên lòng nhân hậu của Chúa. Đây là niềm vui mừng và hy vọng vì chúng ta biết và tin Thiên Chúa biết rỏ chúng ta và tội lỗi của chúng ta hơn chúng ta biết chúng ta, nhưng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Cũng qua những dụ ngôn trên, chúng ta khám phá ra rằng: con người dù tội lỗi đến đâu cũng còn cơ hội để làm lại cuộc đời, sự hư mất chỉ do chúng ta thiếu lòng tin, từ chối và thất vọng mà thôi. Chúa luôn luôn yêu thương và mời gọi chúng ta trở về với Chúa và hưởng niềm vui mừng. Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và tha thứ. Lòng nhân từ của Chúa làm cho chúng ta vững lòng tín thác và vui mừng hơn. Do đó chúng ta đừng bao giờ thất vọng, ngã lòng, cho dù chúng ta có tội lỗi, xấu xa đến đâu. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải tín thác vào tình yêu thương tha thứ của Chúa.
Ông bà anh chị em thân mến. Chúng ta biết tội lỗi là điều xấu xa, đáng xa tránh. Nhưng những ai lầm lỡ phạm tội, nếu biết quay trở về, nếu biết ăn năn sám hối, chắc chắn Chúa sẽ yêu thương tha thứ. Chúa yêu thương kẻ lầm lỡ như người chăn chiên bỏ chín mươi chín con chiên để tìm con chiên lạc, như người đàn bà đánh mất đồng bạc, đốt đèn, quét tìm và khi tìm được đồng bạc đánh mất đã làm tiệc mời bạn bè chia vui với mình, như người trộm lành bị treo trên thập giá được Chúa yêu thương tha thứ. Tuyệt đỉnh của yêu thương là tha thứ, và cái chết trên thập giá là tuyệt đỉnh của yêu thương. Chết mới nói lên tất cả: “Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Trên thập giá dù đau đớn, dù bị khinh khi, phỉ bang Chúa vẫn một lòng yêu thương, tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho họ.” Lời này nói lên lòng nhân hậu, cao thượng tuyệt đối của Chúa Giêsu.
Thiên Chúa tha thứ cho và tỏ lòng nhân hậu đối với chúng ta, do đó chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau. Chúng ta chỉ dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi chúng ta nhận ra thân phận yếu hèn, tội lỗi của chúng ta. Người ta dễ nhìn ra cái rác trong mắt người khác mà không nhận ra cái sà trong mắt của mình. Có nhận ra cái xà, những giới hạn, lỗi lầm của mình, chúng ta mới dễ dàng cảm thông và tha thứ những tội lỗi, với khuyết điểm của kẻ khác. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn yêu thương mọi người. Ngài yêu thương chúng ta bằng một tình yêu vô điều kiện, tình yêu tuyệt vời, cao cả. Do đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng không được nản lòng, thất vọng, hãy tín thác vào Chúa, hãy đặt tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu tha thứ và lòng nhân hậu của Chúa.
Cô tiếp tục từ từ bước đi được vài bước, thì cô lại nghe chính giọng nói đó nói nhỏ nhẹ với cô: “Như những làn sóng biển xóa đi nhưng dấu chân dưới cát, lòng nhân từ và yêu thương của Ta cũng sẽ xóa hết quá khứ của con. Ta muốn kêu mời con sống và yêu thương, chứ không phải chết.” Cô đứng lại tập trung tinh thần, linh tính cho cô biết và cô tin một cách chắc chắn đó là giọng nói của Chúa nói với cô. Sự kiện này đã thay đổi và cũng là một sự bắt đầu một cuộc sống mới của cô. Trong lá thư viết cho một linh mục, cô tâm sự rằng: “Con chưa bao giờ kể câu chuyện này với ai, nhưng con muốn cảm tạ đội ơn, ca tụng và chia sẻ hồng ân của Chúa trong đời sống của con.”
Ông bà anh chị em thân mến. Cuộc đời của cô thiếu nữ trẻ này là một chứng nhân hùng hồn về lòng nhân hậu của Chúa được diễn tả trong các bài Kinh thánh hôm nay. Bài đọc một trích sách Xuất hành cho chúng ta thấy sau khi dân Do thái được Chúa cứu thoát cuộc sống nô lệ đưa ra khỏi Ai cập, và ngay sau khi dân Do thái ký Giao ước với Thiên Chúa, họ đã vô ơn, phản nghịch, bội bạc bỏ Chúa, và đã thờ thần tượng bò vàng. Điều này đã làm cho Chúa nổi cơn thịnh nộ định tiêu diệt dân này để lập một dân khác, trung thành hơn, nhưng nhờ lời cầu xin của ông Mô-sê, Thiên Chúa đã nguôi giận và tha thứ cho họ.
Trong bài đọc 2 thư gởi Ti-mô-thê, thánh Phaolô diễn tả lòng yêu thương, nhân từ và tha thứ của Thiên Chúa ở một chiều kích cụ thể và gần gũi hơn trong chính cuộc đời của ngài. Thánh Phaolô đã xác tín rằng: “Chúa Giêsu đã đến trong thế gian để cứu chuộc những người tội lỗi, mà cha là người thứ nhất, đầu tiên.” Thật vậy, Phao-lô là người đã từng bắt bớ Giáo Hội, làm hại các môn đệ Chúa. Ngài là người bất xứng, tội lỗi, đã nói phạm thượng, xúc phạm đến Chúa, nhưng trong đoạn thư, thánh Phao-lô đã nói lên tình thương vô biên của Chúa, nói lên lòng thương xót và trái tim nhân từ, tha thứ của Chúa đối với ngài. Chúa đã biến đổi, phục hồi, và còn tín nhiệm trao sứ mệnh rao giảng Tin mừng cho Phaolô.
Bài Tin mừng hôm nay chứa đựng 3 câu chuyện dụ ngôn, nhất là qua câu chuyện người con hoang đàng, nói lên lòng nhân hậu của Chúa. Đây là niềm vui mừng và hy vọng vì chúng ta biết và tin Thiên Chúa biết rỏ chúng ta và tội lỗi của chúng ta hơn chúng ta biết chúng ta, nhưng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Cũng qua những dụ ngôn trên, chúng ta khám phá ra rằng: con người dù tội lỗi đến đâu cũng còn cơ hội để làm lại cuộc đời, sự hư mất chỉ do chúng ta thiếu lòng tin, từ chối và thất vọng mà thôi. Chúa luôn luôn yêu thương và mời gọi chúng ta trở về với Chúa và hưởng niềm vui mừng. Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và tha thứ. Lòng nhân từ của Chúa làm cho chúng ta vững lòng tín thác và vui mừng hơn. Do đó chúng ta đừng bao giờ thất vọng, ngã lòng, cho dù chúng ta có tội lỗi, xấu xa đến đâu. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải tín thác vào tình yêu thương tha thứ của Chúa.
Ông bà anh chị em thân mến. Chúng ta biết tội lỗi là điều xấu xa, đáng xa tránh. Nhưng những ai lầm lỡ phạm tội, nếu biết quay trở về, nếu biết ăn năn sám hối, chắc chắn Chúa sẽ yêu thương tha thứ. Chúa yêu thương kẻ lầm lỡ như người chăn chiên bỏ chín mươi chín con chiên để tìm con chiên lạc, như người đàn bà đánh mất đồng bạc, đốt đèn, quét tìm và khi tìm được đồng bạc đánh mất đã làm tiệc mời bạn bè chia vui với mình, như người trộm lành bị treo trên thập giá được Chúa yêu thương tha thứ. Tuyệt đỉnh của yêu thương là tha thứ, và cái chết trên thập giá là tuyệt đỉnh của yêu thương. Chết mới nói lên tất cả: “Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Trên thập giá dù đau đớn, dù bị khinh khi, phỉ bang Chúa vẫn một lòng yêu thương, tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho họ.” Lời này nói lên lòng nhân hậu, cao thượng tuyệt đối của Chúa Giêsu.
Thiên Chúa tha thứ cho và tỏ lòng nhân hậu đối với chúng ta, do đó chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau. Chúng ta chỉ dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi chúng ta nhận ra thân phận yếu hèn, tội lỗi của chúng ta. Người ta dễ nhìn ra cái rác trong mắt người khác mà không nhận ra cái sà trong mắt của mình. Có nhận ra cái xà, những giới hạn, lỗi lầm của mình, chúng ta mới dễ dàng cảm thông và tha thứ những tội lỗi, với khuyết điểm của kẻ khác. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn yêu thương mọi người. Ngài yêu thương chúng ta bằng một tình yêu vô điều kiện, tình yêu tuyệt vời, cao cả. Do đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng không được nản lòng, thất vọng, hãy tín thác vào Chúa, hãy đặt tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu tha thứ và lòng nhân hậu của Chúa.
Lm. Chánh xứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét