Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Chân dung Thánh Giáo Hoàng Piô X

Thánh Giáo hoàng Piô X sinh ngày 2-6-1835 tại TP Riese, Vương quốc Lombardy-Venetia, Đế quốc Áo (nay là Ý), tên thật là Giuseppe Melchiorre Sarto, lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy ngày 3-6-1835. Ngài là con thứ hai trong 10 anh chị em của một gia đình người Ý nghèo.
Giuse Sarto trở thành Giáo hoàng Piô X lúc 68 tuổi, là một trong các vị giáo hoàng vĩ đại nhất thế kỷ 20. Triều đại giáo hoàng của ngài từ 4-8-1903 tới 20-8-2014. Chính ngài là người đã khuyến khích rước lễ thường xuyên, nhất là đối với trẻ em.

Ngài biết mình xuất thân là con nhà nghèo nên ngài tâm niệm: “Tôi sinh ra nghèo hèn, tôi sống nghèo hèn, và tôi muốn chết nghèo hèn” (I was born poor, I have lived poor, and I wish to die poor). Ngài cảm thấy lúng túng vì một số nghi thức long trọng trong nghi thức đăng quang giáo hoàng. Ngài rưng rưng nước mắt nói với các bạn già: “Nhìn kìa! Người ta cho tôi mặc đẹp biết bao!”. Rồi ngài nói với người khác: “Phải chấp nhận như thế là việc đền tội. Họ dẫn tôi đi với lính tráng vây quanh như Chúa Giêsu khi Ngài bị bắt trong vườn Gếtsimani vậy”.
Quan tâm tới chính trị, ngài khuyến khích người Công giáo Ý quan tâm tới chính trị hơn. Một trong các hành động trong triều đại giáo hoàng của ngài là chấm dứt quyền được coi là của chính phủ có thể can thiệp vào việc bầu giáo hoàng – một động thái làm giảm tự do của mật viện. Năm 1905, khi Pháp từ bỏ thỏa hiệp với Tòa Thánh và đe dọa tịch biên tài sản giáo hội nếu chính phủ không có quyền kiểm soát Giáo hội, ngài vẫn thẳng thừng từ chối yêu cầu vô lý của Pháp.
Dù không có những tông thư nổi tiếng như những vị tiền nhiệm, ngài vẫn tố cáo những cách cư xử tồi tệ với những người Ấn tại các đồn điền ở Peru, ngài còn gởi phái đoàn cứu trợ tới Messina sau khi động đất và cho họ tị nạn bằng chính tiền riêng của ngài.
Dịp kỷ niệm năm thứ 11 trên cương vị giáo hoàng của ngài, Âu châu chìm trong thế chiến I. Ngài đã biết trước điều đó. Ngài nói: “Đây là nỗi đau khổ cuối cùng mà Chúa sẽ đến thăm tôi. Tôi vui mừng dâng Chúa sự sống của tôi để cứu các trẻ em nghèo trong tai họa khủng khiếp này”. Ngài qua đời sau khi thế chiến xảy ra được vài tuần.
ĐGH Piô X bác bỏ cách hiểu hiện đại về giáo lý Công giáo, thúc đẩy lòng sùng kính truyền thống và thần học chính thống. Việc cải cách quan trọng của ngài là xuất bản cuốn Giáo luật đầu tiên, gom các luật của Giáo hội thành một cuốn. Ngài là “giáo hoàng mục vụ”, khuyến khích lòng sùng kính riêng và sống các giá trị Kitô giáo.
ĐGH Piô X đặc biệt sùng kính Đức Mẹ; trong Thông điệp Ad Diem Illum (*), ngài diễn tả ước muốn nhờ Đức Mẹ canh tân mọi sự trong Đức Kitô, ngài xác định điều này là khẩu hiệu trong Thông điệp thứ nhất của ngài. ĐGH Piô X tin rằng không con đường nào chắc chắn và trực tiếp hơn con đường nhờ Đức Maria để đạt được mục đích này. ĐGH Piô X là vị giáo hoàng duy nhất trong thế kỷ 20 có nhiều kinh nghiệm mục vụ tại cấp giáo xứ, mối quan tâm mục vụ đã thấm đẫm triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài ủng hộ việc dùng tiếng bản xứ (vernacular) để dạy giáo lý. Việc rước lễ thường xuyên là việc cải cách lâu dài của ngài.
Các vị tiền nhiệm của ngài đã tích cực thúc đẩy xu hướng tổng hợp giữa văn hóa Công giáo và văn hóa đời, đức tin và khoa học, mặc khải và lý lẽ. Ngài bảo vệ đức tin Công giáo để phản đối các quan niệm phổ biến hồi thế kỷ 19 như thuyết trung lập và thuyết tương đối mà các vị tiền nhiệm của ngài đã cảnh báo. He followed the example of Leo XIII bằng cách cổ vũ Thánh Thomas Aquinas (Tiến sĩ Giáo hội) và phương pháp Thomas (Thomism, cách hiểu tín lý và thần học) là phương pháp triết học chủ yếu để dạy trong các trường Công giáo. ĐGH Piô X phản đối chủ nghĩa hiện đại, vì chủ nghĩa này cho rằng giáo lý Công giáo Rôma nên được hiện đại hóa và hòa nhập với các triết học của thế kỷ 19. Ngài coi chủ nghĩa hiện đại là du nhập các sai lầm thế tục làm ảnh hưởng ba lĩnh vực của đức tin Công giáo: Thần học, triết học và tín lý.
ĐGH Piô X tự kết hợp một ý nghĩa mạnh mẽ về lòng trắc ẩn, lòng nhân từ và sự nghèo khó, nhưng ngài cũng cương nghị và quyết đoán. Ngài muốn quan tâm mục vụ và là vị giáo hoàng duy nhất của thế kỷ 20 vì đã cho giảng lễ Chúa nhật. Sau vụ động đất ở Messina năm 1908, ngài đã cho dân tỵ nạn vào ở ngay trong Phủ giáo hoàng. Ngài từ chối mọi ưu đãi cho gia đình của ngài: em trai ngài vẫn là giáo sĩ làm mục vụ, người cháu ngài yêu quý vẫn là linh mục coi xứ ở vùng quê, và 3 người chị em ngài vẫn sống nghèo ở Rôma. Ngài thường nhắc tới xuất thân nghèo khổ của ngài, và ngài luôn quan tâm người nghèo. Khi sinh thời, ngài đã được nhiều người coi là thánh sống, tất nhiên ngài chỉ được tuyên thánh sau khi qua đời. Nhiều người xin mở án tuyên chân phước cho ngài.
Một số nguồn tin nói rằng cha ngài là Giovanni Sarto (tiếng Ba Lan là Jan Krawiec) là người từ Boguszyce (một làng nhỏ thuộc quận Toszek ở Gliwice, Silesian Voivodeship, miền nam Ba Lan) di trú tới Ý, rồi đổi tên Krawiec thành Sarto. Tuy nhiên, Tòa Thánh cho biết rằng ngài là con của ông bà cố Giovanni Battista Sarto (1792–1852) và Margarita Sanson (1813–1894). Cha ngài là bưu tá. Tuy nghèo nhưng cha mẹ ngài coi trọng giáo dục. Hồi nhỏ, mỗi ngày ngài phải đi bộ tới trường xa 6 km, thương cha mẹ nghèo nên vừa ra khỏi nhà thì ngài liền xách dép, tới cổng trường mới xỏ dép vào chân. Ngài làm vậy vì sợ mòn dép, cha mẹ lại tốn tiền mua dép khác cho ngài.
Khi làm giáo hoàng, ngài về thăm mẹ và khoe chiếc nhẫn ngư phủ, mẹ ngài đưa tay có đeo chiếc nhẫn cưới ra và nói: “Không có chiếc nhẫn của mẹ thì không có chiếc nhẫn của con”. Bà cố “độc đáo” như vậy thảo nào có đứa con làm giáo hoàng tốt lành đến vậy!
Hồi trẻ, Giuseppe học tiếng Latin với linh mục xứ. Năm 1850, ngài chịu chức cắt tóc (tonsure) qua tay ĐGM giáo phận Treviso, và được gia nhập chủng viện Padua, tại đây ngài hoàn tất xuất sắc các môn cổ điển, triết học, và thần học.
Ngày 18-9-1858, thầy Sarto chịu chức linh mục, rồi làm tuyên úy tại Tombolo. Khi ở đó, LM Sarto nghiên cứu thêm về thần học, đồng thời nghiên cứu cả về Thánh Thomas Aquinas và Giáo luật, trong khi vẫn dành nhiều thời gian làm mục vụ. Năm 1867, ngài được bầu làm quản hạt Salzano. Ngài mở rộng bệnh viện, ngân quỹ do chính ngài xin tài trợ. Ngài được nhiều người biết đến khi ngài đích thân chăm sóc các bệnh nhân bị dịch tả. Dịch này càn quét cả miền Bắc Ý hồi đầu thập niên 1870. Ngài được bổ nhiệm làm kinh sĩ nhà thờ chính tòa và làm chưởng ấn của GP Treviso, đồng thời giữ các chức vụ khác như linh hướng và giám đốc chủng viện Treviso, kiêm phụ trách về giáo sĩ. As chancellor he made it possible for các học sinh trường công được hướng dẫn về tôn giáo. As a priest and later bishop, he often struggled over solving problems of bringing religious instruction to rural and urban youth who did not have the opportunity to attend các trường Công giáo.
Năm 1878, ĐGM Zanelli qua đời, GP Treviso trống ngôi. LM Sarto nhiếp chính cai quản GP Treviso. Sau đó, ngài dạy thần học tín lý và thần học luân lý tại chủng viện Treviso. Ngày 10-11-1884, ngài được ĐGH Leo XIII bổ nhiệm làm giám mục GP Mantua. Sau 6 ngày, ngài được tấn phong giám mục tại Rôma, trong nhà thờ Sant’Apollinare alle Terme Neroniane-Alessandrine, chủ phong là ĐHY Lucido Parocchi, phụ phong là ĐHY Pietro Rota và ĐHY Giovanni Maria Berengo.
Năm 1913, ngài bị bệnh tim. Ngài ngã bệnh ngày lễ Đức Mẹ Mông Triệu, 15-8-1914. Ngài qua đời ngày 20-8-1914. ĐGH Piô XII tôn phong ngài là Tôi Tớ Đáng Kính. Trong sắc lệnh tuyên chân phước cho ĐGH Piô X, ngày 3-6-1951, ĐGH Piô XII gọi ĐGH Piô X là “Giáo hoàng của Thánh Thể”. Ngày 29-5-1954, ngài được ĐGH Piô XII tuyên thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Lễ nhớ Thánh Piô X được ấn định là ngày 21-8 hàng năm.
Lạy Thánh Giáo Hoàng Piô X, xin nguyện giúp cầu thay. Xin giúp chúng con biết noi gương sống giản dị và nghèo khó của người để đẹp lòng Đức Kitô. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(*) Thông điệp của ĐGH Piô X (năm 1904) giải thích Đức Maria là Đấng Trung Gian ban các ơn thánh. Ý muốn của Mẹ được kết hiệp với Đức Kitô trong cuộc khổ nạn khiến Mẹ trở nên “Đấng ban phát mọi ơn lành”. Tiếng Anh: “On the Immaculate Conception” tại http://www.papalencyclicals.net/Pius10/p10imcon.htm. Tiếng Latin: “Ad Diem Illum Laetissimum” tại http://www.vatican.va/holy_father/pius_x/encyclicals/documents/hf_p-x_enc_02021904_ad-diem-illum-laetissimum_fr.html.

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm ....