Sách Sử Ký có ghi lại chuyện công tử Quý Trát, con vua nước Ngô, đi chu du thiên hạ. Qua nước Từ ông vào yết kiến nhà vua.
Vua Từ thấy Quý Trát có thanh gươm quý cứ chăm chăm nhìn mà không dám nói xin. Quý Trát biết ý,cũng muốn tặng nhưng chưa tiện vì cuộc du hành chưa hoàn tất.
Khi trở về, qua nước Từ, ông được tin nhà vua đã băng hà. bèn tới thắp nhang viếng mộ và để lại thanh gươm, kính tặng.
Quý Trát đã giừ lời hứa mặc dù chỉ mới là ý định trong lòng.
Trong đời sống hàng ngày có nhiều lúc ta hứa với người này người kia một điều nào đó. Lời hứa có thể là quả quyết hoặc mơ hồ nhưng đều ảnh hưởng tới mối giao tế giữa mình với người khác. Giữ được lời hứa thì uy tín của mình sẽ tăng lên trong khi đó phụ lời hứa thì sự thất bại trong trường đời là điều thấy trước. Cho nên hiền triết Khổng Phu Tử xưa kia có nói: “Nhân vô tín bất lập”, người không giữ được chữ tín thì không đứng được ở đời. Ông cũng đặt chữ Tín vào nhóm Ngũ Thường với Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Thực tế mà nói thì giữ lời hứa quả tình là điều quan trọng.
Một người đang ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng với ý nghĩ quyên sinh mà lời hứa cứu giúp đã được thực hiện thì một mạng sống đã được duy trì.
Đôi trẻ kết hôn giữ được lời hứa đầu bạc răng long thì chắc có nhiều hạnh phúc. Nhưng cũng có những hoàn cảnh hứa nhiều mà thực hiện chẳng được bao nhiêu, vì không ý thức được khả năng, vì vui miệng hứa trăng hứa cuội, vì huênh hoang tỏ vẻ ta đây hứa càn. Thánh Kinh nhắc nhở “Kẻ to miệng hứa… mà không giữ lời hứa chẳng khác nào có mây, có gió mà chẳng có mưa” (Cn 25,14).
Và trở thành con người bất tín.
Bất tín thì sẽ cô đơn lạc lõng trong xã hội. Như thi sĩ William Shakespeare cảnh cáo “Đừng tin kẻ dù đã một lần sai hẹn”.
Cho nên Napoleon Đệ Nhất nhắc nhở : “Cách giữ lời hứa tốt nhất là không bao giờ hứa”.
Nhưng mấy ai sống chung với nhau mà lại làm được như vậy.
Thực tế hơn, văn hào Jean Jacques Rousseau khuyên: “Chậm rãi đưa ra lời hứa bao giờ cũng trung thành giữ được lời hứa”.
Hoặc theo sử gia Irving Washington “Đừng nhận cái gì mà ta không thể thực hiện nhưng hãy cẩn trọng giữ lời hứa”,.
Và khi đã:
“Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.
Cũng như:
“Nói chín thì phải làm mười.
Nói mười làm chin, kẻ cười người chê”.
Nói mười làm chin, kẻ cười người chê”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét