Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Gương Sống ‘Mùa Vọng’ Của Đức Maria: “… Hãy Mở Lòng và Chú Tâm Nhận Diện Các Dấu Chỉ của Thiên Chúa …”

Giáo Huấn về Năm Đức Tin của ĐTC Benedict XVI, bài 10
Trong buổi Tiếp Kiến Chung sáng Thứ Tư 19-12-2012, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài huấn giáo về Năm Đức Tin kỳ thứ 10, với đề tài: Noi gương sống Mùa Vọng của Đức Maria. Để đào sâu chủ đề, ĐTC diễn giải biến cố TRUYỀN TIN như bức tranh hiển lộ rõ thái độ sống đức tin và niềm hy-vọng Đấng Cứu Tinh của Đức Maria giữa một dân đang trông đợi. Sự mở lòng ra với kế hoạch lớn lao của Thiên Chúa, và luôn chú tâm nhận diện các dấu chỉ của Thiên Chúa đã khiến Mẹ trở nên mẫu gương sống Mùa Vọng cho mỗi người chúng ta. Dưới đây là toàn văn bài huấn từ của ĐTC trong buổi Tiếp Kiến Chung vừa qua.

Anh chị em thân mến,
Trong hành trình Mùa Vọng, Đức Nữ Trinh Maria chiếm một vị thế đặc biệt vì như Mẹ cũng đã trông chờ việc ứng nghiệm lời hứa của Thiên Chúa trong một cách thế độc nhất vô nhị. Mẹ đã chào đón trong đức tin và trong xác thân Giê-su, Con Thiên Chúa, với thái độ vâng phục hoàn toàn thánh ý Thiên Chúa. Hôm nay tôi muốn suy tư vắn gọn với các bạn về niềm tin của Mẹ Maria, khởi đi từ mầu nhiệm lớn lao của biến cố TRUYỀN TIN.
«Chaîre kecharitomene, ho Kyrios meta sou», có nghĩa là “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân phúc! Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Đây là những lời mà Tổng Lãnh Thiên Thần Gáp-ri-en đã nói với Mẹ, được thánh sử Luca thuật lại. Thoạt tiên, tiếng “Mừng vui lên!” (chaîre) xem ra là một lời chào hỏi bình thường, y như nó thường được dùng trong tiếng Hy-lạp. Tuy nhiên, nếu được đặt trong bối cảnh truyền thống Thánh Kinh thì tiếng ấy lại mang một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Cùng thuật ngữ này, trong phiên bản Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hy-lạp chúng ta thấy thuật ngữ “chaîre” xuất hiện bốn lần, và cả thẩy bốn lần ấy chúng luôn loan báo về nỗi vui mừng vì việc ngự đến của Đấng Mê-si-a (x. Xô-phô-nia 3,14; Ge 2,21; Da-ca-ria 9,9; Ac 4,21). Thế nên lời chào hỏi của Sứ Thần với Đức Maria chính là một lời mời bước vào niềm vui, một niềm vui sâu xa. Loan báo thời tận mãn của nỗi chán chường, những thứ đang hoành hành trong thế giới: sống có ngần có hạn, đau khổ, chết chóc, sự ác, bóng tối sự dữ có vẻ như làm lu mờ ánh sáng của sự thiện Thiên Chúa. Ấy là một lời chào ám hiệu cho sự khởi đầu của Phúc Âm, của Tin Tốt Lành.
Bởi đâu mà Đức Maria lại được chào mời với kiểu ấy? Câu trả lời nằm ngay trong vế thứ hai của lời chào: “Đức Chúa ở cùng bà”. Cũng trong vế này chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của lối chào hỏi này đặt trong bối cảnh Cựu Ước. Trong sách Sô-phô-nia, chúng ta thấy cách diễn đạt này “Hãy vui mừng, hỡi thiếu nữ Xi-on,… Vua Ít-ra-en chính là Đức Chúa đang ngự giữa ngươi… Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, là Vị Cứu Tinh quyền năng” (3,14-17). Với những lời ấy, chúng ta thấy hiển tỏ một lời hứa kép dành cho nhà Ít-ra-en, dành cho thiếu nữ Xi-on: Thiên Chúa ngự đến chính là Đấng Cứu Tinh, và Người sẽ cắm lều giữa dân Người, trong lòng dạ mẹ, có thể nói, đấy là thiếu nữ Xi-on. Trong cuộc thoại giữa Sứ Thần và Đức Maria, thì lời hứa này được hiện thực cách xác đáng: Maria được đồng hóa với dân đã đính ước với Thiên Chúa, và Maria đích thực là Nữ Tử Xi-on xét trên bình diện ngôi vị; nơi Mẹ niềm trông chờ Chúa đến được thỏa đáp, Thiên Chúa hằng sống đã cắm liều trong cung lòng Mẹ.
Trong lời chào của Sứ Thần, Đức Maria được gọi là “Đấng đầy ân sủng”; trong tiếng Hy-Lạp, thuật ngữ “grazia”, nghĩa là “charis”, có ngữ tương đương với từ “vui mừng”. Cũng trong lối diễn đạt này, thì suối nguồn niềm vui nơi Đức Maria được làm rõ hơn: niềm vui đến từ ân sủng, và ân sủng lại đến từ sự thông hiệp với Thiên Chúa, nghĩa là có một sự kết thân sống động với Ngài, trở thành lều trại cho Thần Khí, được hành động của Thiên Chúa khuôn đúc hoàn toàn.
Đức Maria là thụ tạo mà trong cách thức độc nhất vô nhị đã mở ngõ lòng mình cho Đấng Sáng Tạo, để Chúa đặt tay của Ngài trên đời mình mà chẳng còn giới hạn nào. Mẹ đã sống hoàn toàn thiết thân với và trong tương quan với Đức Chúa; sống trong thái độ lắng nghe, chuyên chăm nhận ra những dấu chỉ của Thiên Chúa trong cuộc lữ hành của dân Ngài, được đặt trong một chuyện tình về niềm tin và niềm hy-vọng vào lời hứa của Thiên Chúa, là thứ đã kiến tạo nên sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự tồn hữu của dân. Và Mẹ được tự do quy phục đối với Lời được đón nhận, đối với Thánh Ý trong sự vâng phục của lòng tin.
Thánh sử Lu-ca đã thuật lại câu chuyện của Đức Maria nhờ vào chuyện khá song song của Tổ Phụ Áp-ra-ham. Như vị Tổ Phụ vĩ đại là cha những kẻ tin, là người đã từng đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa để rời khỏi vùng đất mà mình đang sống, đang an toàn, để bắt đầu một cuộc lữ hành hướng đến một vùng đất sẽ được chỉ cho và sẽ được sở hữu vì lời hứa của Thiên Chúa, Đức Maria đã đáp lại lời mời của Thiên Chúa với cùng một cách, nghĩa là Mẹ đã hoàn toàn tín thác vào lời, vào sứ điệp của Thiên Chúa mà Sứ Thần loan báo, và do đó Mẹ cũng đã trở nên mẫu gương và là mẹ của tất cả các kẻ tin.
Tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh quan trọng khác, đó là việc mở rộng tâm hồn mình ra với Thiên Chúa, và với hành động của Ngài trong niềm tin tưởng cũng bao hàm việc mở lòng ra với một yếu tố còn mờ tối. Mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa không xóa được khoảng cách xa vợi giữa Tạo Hóa và thụ tạo, cũng chẳng hề loại trừ điều tông đồ Phao-lô đã xác quyết trước sự sâu thẳm dường bao của sự khôn ngoan của Thiên Chúa, “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người ai do thấu! Đường lối của Người ai theo dõi được!” (Rm 11,33)
Tuy nhiên với những người – giống như Đức Maria đã mở ra toan lòng mình ra với Thiên Chúa, họ sẽ tiến tới chỗ đón nhận ý muốn Thiên Chúa, cho dẫu điều ấy còn ẩn kín, dẫu chẳng ứng với ý muốn riêng của họ, và là tựa như một thanh gươm đâm thâu tâm hồn, như cụ Si-mê-on đã tiên báo cho Đức Maria khi Mẹ dâng Hài Nhi Giê-su vào Đền Thờ (x. Lc 2,35). Hành trình đức tin của Áp-ra-ham đã bao gồm thời điểm sướng vui khi ông nhận được món qua tặng quý báu là đứa con ( ông I-sa-ác), thế mà chính lúc ấy cũng là đêm tối của đức tin, khi mà ông được lệnh phải lên núi Mô-ri-a để thực hiện việc sát tế con mình: Thiên Chúa đã đòi ông phải hiến tế đứa con mà ông vừa được tặng. Trên núi sứ thần đã truyền lệnh cho ông: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của người, con một của ngươi, người cũng chẳng tiếc!” (St 22, 12).
Còn tiếp…
Thái-Hiệp chuyển ngữ và giới thiệu

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm ....