Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Gia đình và Hôn nhân gặp thử thách


Tác giả TOM MCFEELY
 
Một vụ xét xử trước Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ về Nhân quyền (Inter-American Court of Human Rights) có thể có hậu quả tiêu cực khắp Hoa Kỳ về hôn nhân và gia đình, tự do tôn giáo và chủ quyền quốc gia (national sovereignty).
Trường hợp này liên quan việc giám hộ trẻ em được thẩm phán Chilê thúc đẩy và đã bỏ hôn nhân của phụ nữ này để theo đuổi mối quan hệ đồng giới.

Jaime López Allende, người Chilê, đã bị tòa án buộc phải trợ cấp nuôi 3 cô con gái của mình từ 8 năm qua.
Mặc dù thực tế này, Ủy ban Bắc Nam Hoa Kỳ về Nhân quyền (Inter-American Commission on Human Rights) đã ủng hộ việc trợ cấp nuôi con cho vợ cũ của ông là Karen Atala. Ủy ban này ở Washington, D.C., kết luận rằng tòa án của Chilê đã vi phạm Hiệp ước Hoa Kỳ về Nhân quyền (American Convention on Human Rights) bằng cách từ chối trợ cấp nuôi con cho Atala vì “sự định hướng giới tính” (sexual orientation) của chị ta.
Quyết định không bắt buộc của ủy ban này hiện nay ở trước Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ về Nhân quyền, cơ quan dưới quyền của tổ chức Hiệp ước Hoa Kỳ về Nhân quyền để đưa ra các quy định không bắt buộc đối với các nước là thành viên của tổ chức này.
ĐGM Juan Ignacio González Errazuriz, GP San Bernardo, Chilê, cho biết: “Tôi tin ở đây có ý bịa đặt luật vượt quá phạm vi quốc gia không hợp lý để thay đổi các nền tảng chính của xã hội Chilê – hôn nhân và gia đình. Chắc chắn đây là mối quan ngại rất nghiêm trọng”.
Mối quan ngại của ĐGM González về vụ Atala được sự chia sẻ của Quỹ Phòng thủ Liên minh (Alliance Defense Fund), một tổ chức tại Arizona chuyên về bảo vệ tự do tôn giáo, về tính thiêng liêng của sự sống, về hôn nhân và gia đình. Theo bản tóm lược của Quỹ Quốc phòng Liên minh đệ trình Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ hồi tháng trước, quyết định của ủy ban này có 4 sai sót cơ bản.
Thứ nhất, bản tóm lược của Quỹ Phòng thủ Liên minh tranh luận rằng Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ hủy hoại chủ quyền quốc gia và “vượt quá thẩm quyền” bằng cách can thiệp vào vấn đề mà tòa án Chilê đã làm cho thích hợp với luật của nước mình và thủ tục kiện tụng. Thứ nhì, bản tóm lược chỉ ra rằng “sự định hướng giới tính” không được nhắc tới trong Hiệp ước về Nhân quyền và không có cơ quan quốc tế hợp pháp hoặc sự thống nhất quốc tế về “sự định hướng giới tính” là một phạm trù nhân quyền được bảo vệ.
Theo Quỹ Phòng thủ Liên minh, vấn đề thứ ba trong quyết định của ủy ban này là tòa án Chilê “quyết định rằng Karen Atala là người mẹ thiếu tư cách vì các lý do không liên quan sự định hướng giới tính của chị ta”. Các thẩm phán cân nhắc các phương diện trong đời tư của Atala liên quan sự đồng tính và thấy rằng chị ta là người mẹ không thích hợp để được trợ cấp nuôi con. Nhưng điều này không vi phạm “quyền đời tư” của Atala, như ủy ban đã kết luận, vì cách hướng dẫn tương tự của người “đúng giới tính” (heterosexual parent) tự nhiên được coi là thích hợp trong việc xác định việc giám hộ.

Hiểu sai
Cuối cùng, bản tóm lược của Quỹ Phòng thủ Liên minh xác nhận, mặc dù tòa án thấy rằng nhân quyền của Atala bị xâm phạm, điều đó vẫn bị ràng buộc để loại bỏ việc giám hộ của ủy ban vì luật quốc tế nói rằng mối quan tâm của trẻ em vẫn là chính đối với các yếu tố khác, và các yếu tố này làm cho Allende là người cấp dưỡng cao cấp.
Ủy ban có khuynh hướng phê bình trực tiếp trường hợp đó vì hiện nay ở trước Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ. Nhưng theo thông tin trang web, ủy ban này xác nhận việc vi phạm nhân quyền có thể bảo đảm ra lệnh viết lại luật quốc gia nếu tòa án quốc gia trả lại các quyết định đầy đủ hợp với luật hiện hành. Và khi ủy ban biết “sự định hướng giới tính” không có trong Hiệp ước Hoa Kỳ về Nhân quyền, họ xác nhận rằng điều này được hiểu ngầm theo thuật ngữ “điều kiện xã hội khác” trong Điều khoản 1.1 của Hiệp ước.
GS Luật Carmen Domínguez, giám đốc Trung tâm Gia đình thuộc ĐH Giáo hoàng ở Chilê, nói: “Đó là hiểu sai về Hiệp ước. Hiệp ước Hoa Kỳ không được phê chuẩn khi biết rằng nó được ủng hộ để trao quyền cho người ta tái xác định điều gì là nền tảng của các cơ quan chính và gia đình là một trong các nền tảng đó. Không có quy luật nào trong Hiệp ước cho phép điều đó”.
Một số các nhà hoạt động về luật, kể cả vài nhóm ở Hoa Kỳ, đang vận động ủng hộ ủy ban chấp nhận đòi hỏi trợ cấp của Atala. Domínguez coi trường hợp này là một phần trong các nỗ lực bắt buộc các vấn đề cơ bản đối với các nước Công giáo như Chilê.
Domínguez nói: “Vụ Atala được bịa đặt sai trái vì chúng ta không thể tìm ra một vụ khác ở Chilê về việc định hướng đồng giới của một người mẹ hay người cha và được thảo luận trước bồi thẩm đoàn. Rõ ràng chúng ta không thể nói có sự kỳ thị cố hữu dựa trên sự định hướng giới tính, dù tư pháp hoặc luật pháp, đó là mặt trái đã là tiền đề cho vụ việc”.

Không bắt buộc Hoa Kỳ
Domínguez nói rằng người Công giáo ở Hoa Kỳ nên quan ngại về ngụ ý của vụ việc. Bà nói: “Dĩ nhiên họ phải được quan tâm, bởi vì, như ĐGH Bênêđictô XVI đã lặp đi lặp lại, một trong các quy luật không thể thương lượng về đức tin của chúng ta là cách thúc đẩy của gia đình đặt nền tảng trong hôn nhân giửa người nam và người nữ. Và sau quyết định của tòa án, người ta nhận ra sự định hướng giới tính là phạm trù khả nghi, chắc chắn quy luật đó sẽ được chất vấn, không chỉ nhận thức về luật dân sự mà còn nhận thức về luật của Công giáo, các cơ quan và giáo huấn”.
Quyết định ủng hộ Atala sẽ không bắt buộc đối với Hoa Kỳ, đã được ký nhưng chưa được sự phê chuẩn của Thỏa hiệp Hoa Kỳ về Nhân quyền.
Nhưng nhà tư vấn Piero Tozzi của Quỹ Phòng thủ Liên minh, cũng là viện sĩ Viện Gia đình Công giáo và Nhân quyền (C-FAM – Catholic Family & Human Rights Institute), lưu ý rằng các quyết định về nhân quyền quốc tế được coi là tiền tố của tòa án Hoa Kỳ. Một ví dụ đáng kể là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ năm 2003 đánh bại luật chống kê gian (anti-sodomy) của tiểu bang Texas. Nhà tư vấn Tozzi nói: “Điều xảy ra có ảnh hưởng Hoa Kỳ”.

 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

 

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm ....