Trong sách chuyện cổ của các tu sĩ trong sa mạc có kể rằng:
Có 2 vị ẩn sĩ sống đời chay tịnh và cầu nguyện trong sa mạc. Mỗi người ở trong một hang riêng, nhưng cũng không cách xa nhau mấy bước.
Một trong 2 vị ẩn sĩ có cảm nghĩ rằng mình là người sắp tới đỉnh trọn lành rồi vì đã cao niên, và đã tu thân luyện đức từ rất nhiều năm qua. Vị này lại thường cảm thấy dễ bực mình khó chịu trước những khuyết điểm và thiếu sót của vị ẩn sĩ trẻ tuổi ở gần đó.
Có 2 vị ẩn sĩ sống đời chay tịnh và cầu nguyện trong sa mạc. Mỗi người ở trong một hang riêng, nhưng cũng không cách xa nhau mấy bước.
Một trong 2 vị ẩn sĩ có cảm nghĩ rằng mình là người sắp tới đỉnh trọn lành rồi vì đã cao niên, và đã tu thân luyện đức từ rất nhiều năm qua. Vị này lại thường cảm thấy dễ bực mình khó chịu trước những khuyết điểm và thiếu sót của vị ẩn sĩ trẻ tuổi ở gần đó.
Thế rồi một hôm vị ẩn sĩ cao niên nảy ra ý nghĩ muốn cho vị ẩn sĩ trẻ tuổi một bài học và ý thức được mình còn kém xa trên đường nhân đức biết bao. Cứ mỗi lần vị ẩn sĩ trẻ tuổi phạm một lỗi lầm nào, không một lời nói nào cả, không trách mắng cũng không sửa phạt, vị ẩn sĩ cao niên chỉ đi nhặt một hòn đá và đặt nó ở trước cửa hang của mình. Ngày tháng trôi qua, chẳng bao lâu trước cửa hang của vị ẩn sĩ cao niên, những hòn đá đã chồng chất lên nhau trở nên như một bức tường xám, vừa ngăn cản lối ra vào vừa làm nghẹt thở người ở trong hang.
Các bạn thân mến, biết bao lần chúng ta cũng bị cám dỗ hành động cách khờ dại và thiếu tích cực, thiếu tinh thần xây dựng trong sự liên hệ hằng ngày với tha nhân như vị ẩn sĩ cao niên trên đây. Khước từ đối thoại tức là tự cắt đứt mối giây liên hệ với tha nhân, là tự xây cất những bức tường bao kín chính mình lại khỏi thế giới bên ngoài.
Nhiều khi hoặc vì vô tình, hoặc vì cố chấp, chúng ta đã dựng lên những bức tường, những con đê chung quanh trái tim chúng ta bằng những hòn đá của hận thù, tức giận, của những sự im lặng để bụng, của những vấn đề không giải quyết xong, của những gương mặt cau có. Lắm khi chỉ vì sợ đụng đầu đối mặt, sợ mất lòng, chúng ta đã để cho những mối hiềm khích ăn rễ sâu trong tâm hồn và dần dà làm cùn đi sự bén nhạy của tâm hồn trước những vấn đề, những đau khổ của người khác. “Nhân vô thập toàn”. Con người đâu có ai là hoàn hảo. Vì thế vấn đề quan trong là biết chấp nhận những hạn hẹp, thiếu sót, bắt đầu từ chính bản thân mình và rồi cũng sẽ dễ dàng hơn chấp nhận những yếu hèn của tha nhân.
Sự biết chấp nhận lẫn nhau bắt đầu ngay từ trong gia đình. Con cái sẽ dần dà học biết chấp nhận bản thân, chấp nhận anh chị em, chấp nhận bạn bè, nếu nhìn thấy tấm gương chấp nhận lẫn nhau từ nơi cha mẹ, trong cuộc sống hằng ngày dưới mái gia đình. Biết bao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ bắt đầu từ sự thiếu chấp nhận nhau giữa cha mẹ, bắt đầu từ những sự lạnh nhạt, những sự im lặng dửng dưng cho tới sự bất cần, không còn muốn biết đến nhau nữa.
Nhiều cha mẹ đã lầm lẫn quên rằng trong trách nhiệm làm cha, làm mẹ, họ còn có vai trò làm vợ, làm chồng. Vì thế tình yêu hôn nhân giữa họ cũng phải luôn được vun trồng và tăng trưởng song song với tình thương đối với con cái. Bao lâu tình yêu giữa vợ chồng còn son sắt, còn bền chặt, bấy lâu vẫn còn hạnh phúc, bất chấp mọi khó khăn thử thách, và các vấn đề dần dà cũng được giải quyết cách ổn thỏa, bầu khí gia đình cũng đầm ấm và là điều kiện tối cần cho sự phát triển của con cái về mọi mặt. Trái lại, ngày mà tình yêu giữa vợ chồng bắt đầu bị sứt mẻ, lỏng lẻo, phai nhạt dần, cũng là lúc hạnh phúc gia đình bắt đầu bị lung lay, cho tới khi họ chia tay, “anh đi đường anh, em đi đường em, tình nghĩa đôi ta có thế thôi”. Cuối cùng người phải gánh chịu hậu quả tai hại và đau thương ấy lại chính là con cái. Đó là những kinh nghiệm phản giáo dục, và những vết thương tinh thần đó sẽ ăn sâu trong tâm hồn con cái vừa khó chữa lành, vừa làm cản trở sự phát triển về mọi mặt của chúng nữa, nếu không được những kinh nghiệm yêu thương khác bù đắp vào chỗ thiếu hụt ấy.
Vậy nên làm gì để đề phòng những đổ vỡ nguy hại đó trước khi quá muộn?
Phương pháp giáo dục dự phòng của Don Bosco đề nghị những điểm sau đây:
1. Chấp nhận rằng sự khác biệt không hẳn là xấu. Tuy cũng là con người, nhưng người nam và người nữ thuộc hai thế giới khác nhau, họ có cái nhìn khác nhau, suy tư khác nhau, và sự bén nhạy khác nhau. Sự khác nhau đó không phải là để chống đối nhau, nhưng là để bổ túc cho nhau. Vì thế cần phải được tôn trọng và cổ võ, chứ không cần phải dồn ép hoặc áp đặt về phía nào cả.
Trong gia đình, vai trò làm cha, làm mẹ phải được phân định rõ ràng chứ không được đảo lộn hoặc hạn chế.
2. Trưởng thành là đổi mới, là không để cho cuộc sống hôn nhân trở thành già cỗi vì những sự nhàm chán của cuộc sồng đều đặn hằng ngày. Đừng đối xử hoặc đối thoại với người bạn đường của mình cách thuộc lòng hoặc theo thói quen. Chỉ cần biết lưu tâm một chút, biết lắng nghe với con tim chứ không chỉ với thính giác, chúng ta sẽ có thể khám phá ra những sự mới mẻ, những điều hay cái đẹp của người ở trước mặt ta, chung sống bên cạnh ta.
Một bà mẹ gia đình đã có lần phải ngậm ngùi thốt lên rằng:
Thật là điều tốt đẹp biết bao, nếu như có lần người ta còn nhớ rằng tôi cũng là người có nhân vị và phẩm giá, cũng biết vui, biết buồn, cũng có những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản như ai khác, cũng còn rất nhiều khả năng yêu thương và ước muốn phục vụ, nhưng chỉ với một điều kiện là họ coi tôi như người bạn đường, người cùng đồng hành với họ, chứ không phải là như con bò sữa!
Thật vậy, hơn người nam, người nữ cảm thấy nhu cầu cần chia sẻ những cảm nghĩ của mình, cần được lắng nghe và che chở. Trong khi đó, người nam lại cảm thấy cần được nhìn nhận và ủng hộ những công việc làm, những thành quả của họ.
Kẻ thù số một của hạnh phúc gia đình chính là sự lơ là, đãng trí. Nhiều khi không phải những vấn đề lớn là lý do đưa đến sự phân ly và đổ vỡ, nhưng chính là con mọt và cái rỉ sét của sự lơ đãng, không biết quan tâm đến những chi tiết tế nhị, tuy nhỏ nhặt, nhưng lại có sức duy trì và tăng trưởng hương vị của tình thương, khác nào nước mát đối với cây hoa.
3. Hãy để cánh cửa lòng luôn rộng mở. Đừng để cho cánh cửa lòng ấy phải đóng sầm lại vì sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng, tín nhiệm, thiếu tôn trọng và kính trọng, vì những sự sỗ sàng thái quá. Đó là bước đầu của những tia lửa bực bội, những lời nói cứng cỏi, để rồi kết thúc bằng những võ lực về tinh thần hoặc thể xác, và chỉ vì những lý do không đâu.
4. Gia đình giống như một tế bào của thân thể. Bầu khí gia đình đầy tình thương được tỏ lộ một cách cụ thể là như những liều thuốc sinh tố của hy vọng cho tương lai con cái, để chuẩn bị chúng đương đầu với những khó khăn của môi trường bên ngoài, trong xã hội, nơi học đường v.v...
5. Tìm lại sự quân bình thích hợp giữa sự tự do, tự lập và lệ thuộc. Một gia đình không phải là trại lính, với người chỉ huy ra lệnh và kẻ phải tuân lệnh, cũng không phải là xí nghiệp với ông chủ và đầy tớ. Gia đình cũng không phải là căn nhà hoang, người ra kẻ vào như gió muốn thổi đâu thì thổi, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì tùy thích. Gia đình thuận hòa là gia đình nơi đó các phần tử biết lắng nghe nhau, biết thông cảm, tín nhiệm, yêu thương nhau thật tình. Biết sống hòa hợp với nhau không phải là điều tự động, nhưng là cả một sự luyện tập và chinh phục không ngừng. Nó cũng giống như khi người ta học vũ. Một người bước tới, người kia bước lui, kẻ trước người sau. Nhưng người ta chỉ có thể làm như thế được khi họ biết siết chặt tay nhau, mà không sợ bị té ngã.
6. Hiệp nhất trong cùng một sứ mệnh. Đây chính là bí quyết hạnh phúc gia đình. Thật vậy hôn nhân là giao ước tình yêu và để tiến tới một lý tưởng cao đẹp hơn. Giữa vợ chồng không có phẩm trật, nhưng là cùng chia sẻ, cùng quyết định và cùng gánh chịu trách nhiệm chung, mỗi người tùy theo bản chất và vai trò của mình. Đã có lần chúng ta nghe nói: Yêu thương nhau, không phải là ngồi nhìn nhau, nhưng là cùng hướng nhìn về một đối tượng chung vượt lên trên và vượt hẳn ra ngoài chân trời hạn hẹp của cuộc chung sống dưới cùng một mái nhà, để cùng nhau tiến bước hướng tới đích điểm ấy.
Các bạn thân mến, biết bao lần chúng ta cũng bị cám dỗ hành động cách khờ dại và thiếu tích cực, thiếu tinh thần xây dựng trong sự liên hệ hằng ngày với tha nhân như vị ẩn sĩ cao niên trên đây. Khước từ đối thoại tức là tự cắt đứt mối giây liên hệ với tha nhân, là tự xây cất những bức tường bao kín chính mình lại khỏi thế giới bên ngoài.
Nhiều khi hoặc vì vô tình, hoặc vì cố chấp, chúng ta đã dựng lên những bức tường, những con đê chung quanh trái tim chúng ta bằng những hòn đá của hận thù, tức giận, của những sự im lặng để bụng, của những vấn đề không giải quyết xong, của những gương mặt cau có. Lắm khi chỉ vì sợ đụng đầu đối mặt, sợ mất lòng, chúng ta đã để cho những mối hiềm khích ăn rễ sâu trong tâm hồn và dần dà làm cùn đi sự bén nhạy của tâm hồn trước những vấn đề, những đau khổ của người khác. “Nhân vô thập toàn”. Con người đâu có ai là hoàn hảo. Vì thế vấn đề quan trong là biết chấp nhận những hạn hẹp, thiếu sót, bắt đầu từ chính bản thân mình và rồi cũng sẽ dễ dàng hơn chấp nhận những yếu hèn của tha nhân.
Sự biết chấp nhận lẫn nhau bắt đầu ngay từ trong gia đình. Con cái sẽ dần dà học biết chấp nhận bản thân, chấp nhận anh chị em, chấp nhận bạn bè, nếu nhìn thấy tấm gương chấp nhận lẫn nhau từ nơi cha mẹ, trong cuộc sống hằng ngày dưới mái gia đình. Biết bao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ bắt đầu từ sự thiếu chấp nhận nhau giữa cha mẹ, bắt đầu từ những sự lạnh nhạt, những sự im lặng dửng dưng cho tới sự bất cần, không còn muốn biết đến nhau nữa.
Nhiều cha mẹ đã lầm lẫn quên rằng trong trách nhiệm làm cha, làm mẹ, họ còn có vai trò làm vợ, làm chồng. Vì thế tình yêu hôn nhân giữa họ cũng phải luôn được vun trồng và tăng trưởng song song với tình thương đối với con cái. Bao lâu tình yêu giữa vợ chồng còn son sắt, còn bền chặt, bấy lâu vẫn còn hạnh phúc, bất chấp mọi khó khăn thử thách, và các vấn đề dần dà cũng được giải quyết cách ổn thỏa, bầu khí gia đình cũng đầm ấm và là điều kiện tối cần cho sự phát triển của con cái về mọi mặt. Trái lại, ngày mà tình yêu giữa vợ chồng bắt đầu bị sứt mẻ, lỏng lẻo, phai nhạt dần, cũng là lúc hạnh phúc gia đình bắt đầu bị lung lay, cho tới khi họ chia tay, “anh đi đường anh, em đi đường em, tình nghĩa đôi ta có thế thôi”. Cuối cùng người phải gánh chịu hậu quả tai hại và đau thương ấy lại chính là con cái. Đó là những kinh nghiệm phản giáo dục, và những vết thương tinh thần đó sẽ ăn sâu trong tâm hồn con cái vừa khó chữa lành, vừa làm cản trở sự phát triển về mọi mặt của chúng nữa, nếu không được những kinh nghiệm yêu thương khác bù đắp vào chỗ thiếu hụt ấy.
Vậy nên làm gì để đề phòng những đổ vỡ nguy hại đó trước khi quá muộn?
Phương pháp giáo dục dự phòng của Don Bosco đề nghị những điểm sau đây:
1. Chấp nhận rằng sự khác biệt không hẳn là xấu. Tuy cũng là con người, nhưng người nam và người nữ thuộc hai thế giới khác nhau, họ có cái nhìn khác nhau, suy tư khác nhau, và sự bén nhạy khác nhau. Sự khác nhau đó không phải là để chống đối nhau, nhưng là để bổ túc cho nhau. Vì thế cần phải được tôn trọng và cổ võ, chứ không cần phải dồn ép hoặc áp đặt về phía nào cả.
Trong gia đình, vai trò làm cha, làm mẹ phải được phân định rõ ràng chứ không được đảo lộn hoặc hạn chế.
2. Trưởng thành là đổi mới, là không để cho cuộc sống hôn nhân trở thành già cỗi vì những sự nhàm chán của cuộc sồng đều đặn hằng ngày. Đừng đối xử hoặc đối thoại với người bạn đường của mình cách thuộc lòng hoặc theo thói quen. Chỉ cần biết lưu tâm một chút, biết lắng nghe với con tim chứ không chỉ với thính giác, chúng ta sẽ có thể khám phá ra những sự mới mẻ, những điều hay cái đẹp của người ở trước mặt ta, chung sống bên cạnh ta.
Một bà mẹ gia đình đã có lần phải ngậm ngùi thốt lên rằng:
Thật là điều tốt đẹp biết bao, nếu như có lần người ta còn nhớ rằng tôi cũng là người có nhân vị và phẩm giá, cũng biết vui, biết buồn, cũng có những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản như ai khác, cũng còn rất nhiều khả năng yêu thương và ước muốn phục vụ, nhưng chỉ với một điều kiện là họ coi tôi như người bạn đường, người cùng đồng hành với họ, chứ không phải là như con bò sữa!
Thật vậy, hơn người nam, người nữ cảm thấy nhu cầu cần chia sẻ những cảm nghĩ của mình, cần được lắng nghe và che chở. Trong khi đó, người nam lại cảm thấy cần được nhìn nhận và ủng hộ những công việc làm, những thành quả của họ.
Kẻ thù số một của hạnh phúc gia đình chính là sự lơ là, đãng trí. Nhiều khi không phải những vấn đề lớn là lý do đưa đến sự phân ly và đổ vỡ, nhưng chính là con mọt và cái rỉ sét của sự lơ đãng, không biết quan tâm đến những chi tiết tế nhị, tuy nhỏ nhặt, nhưng lại có sức duy trì và tăng trưởng hương vị của tình thương, khác nào nước mát đối với cây hoa.
3. Hãy để cánh cửa lòng luôn rộng mở. Đừng để cho cánh cửa lòng ấy phải đóng sầm lại vì sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng, tín nhiệm, thiếu tôn trọng và kính trọng, vì những sự sỗ sàng thái quá. Đó là bước đầu của những tia lửa bực bội, những lời nói cứng cỏi, để rồi kết thúc bằng những võ lực về tinh thần hoặc thể xác, và chỉ vì những lý do không đâu.
4. Gia đình giống như một tế bào của thân thể. Bầu khí gia đình đầy tình thương được tỏ lộ một cách cụ thể là như những liều thuốc sinh tố của hy vọng cho tương lai con cái, để chuẩn bị chúng đương đầu với những khó khăn của môi trường bên ngoài, trong xã hội, nơi học đường v.v...
5. Tìm lại sự quân bình thích hợp giữa sự tự do, tự lập và lệ thuộc. Một gia đình không phải là trại lính, với người chỉ huy ra lệnh và kẻ phải tuân lệnh, cũng không phải là xí nghiệp với ông chủ và đầy tớ. Gia đình cũng không phải là căn nhà hoang, người ra kẻ vào như gió muốn thổi đâu thì thổi, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì tùy thích. Gia đình thuận hòa là gia đình nơi đó các phần tử biết lắng nghe nhau, biết thông cảm, tín nhiệm, yêu thương nhau thật tình. Biết sống hòa hợp với nhau không phải là điều tự động, nhưng là cả một sự luyện tập và chinh phục không ngừng. Nó cũng giống như khi người ta học vũ. Một người bước tới, người kia bước lui, kẻ trước người sau. Nhưng người ta chỉ có thể làm như thế được khi họ biết siết chặt tay nhau, mà không sợ bị té ngã.
6. Hiệp nhất trong cùng một sứ mệnh. Đây chính là bí quyết hạnh phúc gia đình. Thật vậy hôn nhân là giao ước tình yêu và để tiến tới một lý tưởng cao đẹp hơn. Giữa vợ chồng không có phẩm trật, nhưng là cùng chia sẻ, cùng quyết định và cùng gánh chịu trách nhiệm chung, mỗi người tùy theo bản chất và vai trò của mình. Đã có lần chúng ta nghe nói: Yêu thương nhau, không phải là ngồi nhìn nhau, nhưng là cùng hướng nhìn về một đối tượng chung vượt lên trên và vượt hẳn ra ngoài chân trời hạn hẹp của cuộc chung sống dưới cùng một mái nhà, để cùng nhau tiến bước hướng tới đích điểm ấy.
Ferrero Bruno
nguon: fmavtn.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét