1. Không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng.
Trẻ con cảm thấy xấu hổ và mặc cảm về cha mẹ khi cha mẹ xung đột với nhau. Khi cha mẹ giải quyết những mâu thuẫn bằng “ngôn từ chợ búa”, bằng chửi rủa thoá mạ hoặc bằng hành vi bạo lực ... trẻ con sẽ sợ hãi và tác động đến tâm lý bất bình thường của chúng. Coi chừng cách hành động của cha mẹ sẽ là nguy cơ làm cho con cái bắt chước sau này. Hãy kiềm chế và xử lý mâu thuẫn trong ôn hòa, nhã nhặn.
Trẻ con cảm thấy xấu hổ và mặc cảm về cha mẹ khi cha mẹ xung đột với nhau. Khi cha mẹ giải quyết những mâu thuẫn bằng “ngôn từ chợ búa”, bằng chửi rủa thoá mạ hoặc bằng hành vi bạo lực ... trẻ con sẽ sợ hãi và tác động đến tâm lý bất bình thường của chúng. Coi chừng cách hành động của cha mẹ sẽ là nguy cơ làm cho con cái bắt chước sau này. Hãy kiềm chế và xử lý mâu thuẫn trong ôn hòa, nhã nhặn.
2. Muốn được cha mẹ đối xử công bằng giữa chúng.
Đối xử công bằng với con cái không phải là cào bằng mọi thứ. Mỗi đứa con là một cá thể độc lập, là một hồng ân Chúa ban. Không ai giống ai bao giờ. Cha mẹ cần nắm vững tính nết, khuynh hướng, tài năng kể cả tật xấu của từng đứa con mà đối xử với chúng. Dạy con là một nghệ thuật. Không thể “dập một khuôn” cho ra mọi đứa con giống nhau. Đừng tạo cảm giác cho con cái thấy cha mẹ thương đứa này hơn đứa kia, nhưng tất cả đều cần tình thương và sự cảm thông của cha mẹ như nhau.
3. Mong ước cha mẹ là những người lương thiện, thành thật.
Khi bạn bảo người tiếp thị qua điện thoại rằng bạn không có ở nhà nhưng thực tế bạn đang ngồi cạnh các con trong nhà, bạn đã gieo vào đầu con ý nghĩ không tốt về sự nói dối của người lớn. Thành thật, lương thiện không có nghĩa điều gì cũng nói, cái gì cũng phơi trần ra, nhưng cũng không có nghĩa là nói sai, nói không đúng sự thật hoặc nói một đường làm một nẻo. Thành thật, lương thiện giả thiết một tâm hồn ngay thẳng, không quanh co, một lương tâm tốt lành, để biết nói và hành động đúng và khôn ngoan trong mọi tình huống, chứ không phải lừa dối hay phủ nhận sự thật.
4. Ước muốn cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng.
Lòng bao dung diễn tả tình thương và lòng quảng đại của cha mẹ với con cái. Quan niệm sống thời @ ngày nay khác xa thời của cha mẹ cách nay mười, hai mươi năm nên dễ xảy ra khác biệt trong cách nhìn vấn đề. Có thể có những xung đột trong quan niệm sống và nhận định vấn đề. Cha mẹ hãy bao dung lắng nghe con cái và nếu cần cũng nên học những điều mới mẻ nơi con mình. Thước đo của hành động bao dung không phải là thua lý hay chịu luỵ con cái, nhưng là tìm điều thiện, điều tốt để cả cha mẹ và con cái cùng nhau thực hiện.
5. Chú ý đến các bạn của con cái.
Khi con cái đưa bạn về nhà chơi, cha mẹ nên rộng mở cánh cửa đón chào bạn của các con. Cha mẹ sẽ dễ dàng nhận biết con mình kết thân với những ai và giúp con định hướng tình bạn. Không nên bộc lộ thái độ khó chịu công khai trước mặt con cái và bạn bè chúng nếu cha mẹ không hài lòng với người nào đó. Có thể con cái có những bạn tốt và những bạn xấu, cha mẹ cần thận trọng không vồ vập, săn đón những người mà mình ưa thích hoặc cho là tốt, và cũng mắng mỏ, chửi rủa công khai người mà mình không ưa hay cho là xấu. Hãy nhẫn nại quan sát rồi khi chỉ có cha mẹ và con cái, hãy phân tích và dạy con nên chơi với những người bạn nào? tại sao?
6. Xây dựng tinh thần tập thể cho con cái.
Cha mẹ nên nối kết mọi thành viên trong gia đình trong trách nhiệm chung. Không nên để một hoặc vài người làm việc quá sức, trong khi những người khác thì nhàn rỗi, ở không. Nên phân chia trách nhiệm cho từng con theo khả năng và trách nhiệm trong gia đình.
7. Biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con.
Cha mẹ không nên tránh né các câu hỏi và thắc mắc của con. Nếu cần cũng nên gợi ý các vấn nạn thời đại để hướng dẫn cho con. Khi con hỏi, cha mẹ cần thận trọng khi nói "Bây giờ cha mẹ bận lắm, chúng ta hãy bàn vấn đề đó sau này nhé", và rồi vấn đề ấy bị lãng quên, không bao giờ được đề cập đến dù thời gian "sau này" đã qua không biết bao lần. Hãy dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của con cái. Nếu cha mẹ không có câu trả lời ngay thì nên ghi nhận lại và giúp con tìm lời giải đáp sau.
8. Tránh kỷ luật con cái trước mặt người ngoài
Cha mẹ có thể phạt con cái khi cần thiết nhưng không bao giờ kỷ luật con trước mặt người ngoài, đặc biệt trước mặt bạn bè của con. Chúng cần được tôn trọng và đối xử xứng đáng với phẩm giá của mình. Kỷ luật con cái là cách thức tế nhị và khéo léo. Kỷ luật mang tính răn đe nhưng phải làm cho con cái cảm nhận tình thương của cha mẹ qua việc sửa phạt, chứ không phải là sự mạt sát và thoá mạ con cái cho hả dạ bực tức của cha mẹ.
9. Khích lệ các ưu điểm của con và hướng dẫn con khắc phục khuyết điểm
Cha mẹ cần quan tâm, chú ý đến các ưu điểm và khuyết điểm của con. Hãy ghi nhận những điểm tốt và điểm chưa tốt, rồi lựa lúc thích hợp để chỉ cho con thấy ưu điểm để phát huy và khuyết điểm để khắc phục. Khích lệ các ưu điểm của con để chúng lạc quan vui sống và dấn thân hoạt động. Chỉ ra những khuyết điểm của con để chúng biết giới hạn của mình mà cố gắng, đồng thời biết cảm thông với những người yếu kém hơn mình. Đừng khen ngợi điều con mình không có, và đừng tô vẽ điều con mình không làm như lời mình khen. Đừng tạo ảo tưởng cho con cái và đừng tập cho con nói dối điều không có.
10. Cha mẹ cần có những nguyên tắc được thích nghi trong công việc.
Cha mẹ cần có những nguyên tắc được thích nghi trong công việc. Đừng “khi thì thế này, lúc thì thế khác”. Tính “ba phải” không phải là đặc điểm của người lãnh đạo và giáo dục. Có nguyên tắc không có là nghĩa cứng ngắc, khô chồi trong hành động, nhưng cha mẹ phải biết áp dụng những nguyên tắc căn bản trong từng hoàn cảnh cụ thể để đi đến những quyết định hợp tình hợp lý. Cha mẹ cần cho con cái thấy hành động của cha mẹ đáng khâm phục khẩu phục, dựa trên những quyết định vừa có tính nguyên tắc, vừa hợp tình hợp lý vào từng lúc, từng nơi.
Đối xử công bằng với con cái không phải là cào bằng mọi thứ. Mỗi đứa con là một cá thể độc lập, là một hồng ân Chúa ban. Không ai giống ai bao giờ. Cha mẹ cần nắm vững tính nết, khuynh hướng, tài năng kể cả tật xấu của từng đứa con mà đối xử với chúng. Dạy con là một nghệ thuật. Không thể “dập một khuôn” cho ra mọi đứa con giống nhau. Đừng tạo cảm giác cho con cái thấy cha mẹ thương đứa này hơn đứa kia, nhưng tất cả đều cần tình thương và sự cảm thông của cha mẹ như nhau.
3. Mong ước cha mẹ là những người lương thiện, thành thật.
Khi bạn bảo người tiếp thị qua điện thoại rằng bạn không có ở nhà nhưng thực tế bạn đang ngồi cạnh các con trong nhà, bạn đã gieo vào đầu con ý nghĩ không tốt về sự nói dối của người lớn. Thành thật, lương thiện không có nghĩa điều gì cũng nói, cái gì cũng phơi trần ra, nhưng cũng không có nghĩa là nói sai, nói không đúng sự thật hoặc nói một đường làm một nẻo. Thành thật, lương thiện giả thiết một tâm hồn ngay thẳng, không quanh co, một lương tâm tốt lành, để biết nói và hành động đúng và khôn ngoan trong mọi tình huống, chứ không phải lừa dối hay phủ nhận sự thật.
4. Ước muốn cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng.
Lòng bao dung diễn tả tình thương và lòng quảng đại của cha mẹ với con cái. Quan niệm sống thời @ ngày nay khác xa thời của cha mẹ cách nay mười, hai mươi năm nên dễ xảy ra khác biệt trong cách nhìn vấn đề. Có thể có những xung đột trong quan niệm sống và nhận định vấn đề. Cha mẹ hãy bao dung lắng nghe con cái và nếu cần cũng nên học những điều mới mẻ nơi con mình. Thước đo của hành động bao dung không phải là thua lý hay chịu luỵ con cái, nhưng là tìm điều thiện, điều tốt để cả cha mẹ và con cái cùng nhau thực hiện.
5. Chú ý đến các bạn của con cái.
Khi con cái đưa bạn về nhà chơi, cha mẹ nên rộng mở cánh cửa đón chào bạn của các con. Cha mẹ sẽ dễ dàng nhận biết con mình kết thân với những ai và giúp con định hướng tình bạn. Không nên bộc lộ thái độ khó chịu công khai trước mặt con cái và bạn bè chúng nếu cha mẹ không hài lòng với người nào đó. Có thể con cái có những bạn tốt và những bạn xấu, cha mẹ cần thận trọng không vồ vập, săn đón những người mà mình ưa thích hoặc cho là tốt, và cũng mắng mỏ, chửi rủa công khai người mà mình không ưa hay cho là xấu. Hãy nhẫn nại quan sát rồi khi chỉ có cha mẹ và con cái, hãy phân tích và dạy con nên chơi với những người bạn nào? tại sao?
6. Xây dựng tinh thần tập thể cho con cái.
Cha mẹ nên nối kết mọi thành viên trong gia đình trong trách nhiệm chung. Không nên để một hoặc vài người làm việc quá sức, trong khi những người khác thì nhàn rỗi, ở không. Nên phân chia trách nhiệm cho từng con theo khả năng và trách nhiệm trong gia đình.
7. Biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con.
Cha mẹ không nên tránh né các câu hỏi và thắc mắc của con. Nếu cần cũng nên gợi ý các vấn nạn thời đại để hướng dẫn cho con. Khi con hỏi, cha mẹ cần thận trọng khi nói "Bây giờ cha mẹ bận lắm, chúng ta hãy bàn vấn đề đó sau này nhé", và rồi vấn đề ấy bị lãng quên, không bao giờ được đề cập đến dù thời gian "sau này" đã qua không biết bao lần. Hãy dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của con cái. Nếu cha mẹ không có câu trả lời ngay thì nên ghi nhận lại và giúp con tìm lời giải đáp sau.
8. Tránh kỷ luật con cái trước mặt người ngoài
Cha mẹ có thể phạt con cái khi cần thiết nhưng không bao giờ kỷ luật con trước mặt người ngoài, đặc biệt trước mặt bạn bè của con. Chúng cần được tôn trọng và đối xử xứng đáng với phẩm giá của mình. Kỷ luật con cái là cách thức tế nhị và khéo léo. Kỷ luật mang tính răn đe nhưng phải làm cho con cái cảm nhận tình thương của cha mẹ qua việc sửa phạt, chứ không phải là sự mạt sát và thoá mạ con cái cho hả dạ bực tức của cha mẹ.
9. Khích lệ các ưu điểm của con và hướng dẫn con khắc phục khuyết điểm
Cha mẹ cần quan tâm, chú ý đến các ưu điểm và khuyết điểm của con. Hãy ghi nhận những điểm tốt và điểm chưa tốt, rồi lựa lúc thích hợp để chỉ cho con thấy ưu điểm để phát huy và khuyết điểm để khắc phục. Khích lệ các ưu điểm của con để chúng lạc quan vui sống và dấn thân hoạt động. Chỉ ra những khuyết điểm của con để chúng biết giới hạn của mình mà cố gắng, đồng thời biết cảm thông với những người yếu kém hơn mình. Đừng khen ngợi điều con mình không có, và đừng tô vẽ điều con mình không làm như lời mình khen. Đừng tạo ảo tưởng cho con cái và đừng tập cho con nói dối điều không có.
10. Cha mẹ cần có những nguyên tắc được thích nghi trong công việc.
Cha mẹ cần có những nguyên tắc được thích nghi trong công việc. Đừng “khi thì thế này, lúc thì thế khác”. Tính “ba phải” không phải là đặc điểm của người lãnh đạo và giáo dục. Có nguyên tắc không có là nghĩa cứng ngắc, khô chồi trong hành động, nhưng cha mẹ phải biết áp dụng những nguyên tắc căn bản trong từng hoàn cảnh cụ thể để đi đến những quyết định hợp tình hợp lý. Cha mẹ cần cho con cái thấy hành động của cha mẹ đáng khâm phục khẩu phục, dựa trên những quyết định vừa có tính nguyên tắc, vừa hợp tình hợp lý vào từng lúc, từng nơi.
Lm. Vinhsơn Nguyễn Thế Thủ
Tập san Mẹ Hiền tháng 10.2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét