Nói về gia đình, có biết bao vấn đề chúng ta phải ưu tư, lo lắng. Không lo lắng sao được khi phải chứng kiến những gia đình bị xáo trộn, vợ chồng cãi nhau như cơm bữa, con cái chống đối cha mẹ, ngoài xã hội tội phạm gia tốc. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Phải chăng, chỉ vì mắc phải tội nghèo đói và thất học!
Trường hợp vướng vào cảnh nghèo, gia đình dễ nảy sinh những mâu thuẫn, những cuộc cãi vã luôn xảy ra dù một chuyện không đâu. Vợ chồng phải đi làm thuê, con cái nheo nhóc, còn tìm đâu ra sự an bình. Họa chăng nếu có chỉ trong chốc lát, để rồi phải lo kế mưu sinh. Vợ chồng đã thế, làm sao lo cho con cái học hành. Không được học nên thiếu sự hiểu biết, thông cảm. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình túng nghèo, lớn lên chúng sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trường hợp vướng vào cảnh nghèo, gia đình dễ nảy sinh những mâu thuẫn, những cuộc cãi vã luôn xảy ra dù một chuyện không đâu. Vợ chồng phải đi làm thuê, con cái nheo nhóc, còn tìm đâu ra sự an bình. Họa chăng nếu có chỉ trong chốc lát, để rồi phải lo kế mưu sinh. Vợ chồng đã thế, làm sao lo cho con cái học hành. Không được học nên thiếu sự hiểu biết, thông cảm. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình túng nghèo, lớn lên chúng sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trường hợp xảy ra không riêng gì những gia đình ngoài tôn giáo, cả những gia đình Công giáo cũng thường mắc phải, đôi khi còn tệ hơn thế. Ở đây, tôi không dám nói tất cả, mà vấn đề là có một số gia đình không thực sự sống đạo. Tại sao? Họ đã được chọn là con Thiên Chúa, nhưng lại phủ nhận tước vị được ban, đôi khi còn chống lại Thiên Chúa! Tôi xin mạn phép trả lời: “Họ thiếu niềm tin”. Lời tuyên hứa khi chịu Phép Rửa, họ đã quên. Và theo tôi: đây là nguyên nhân chính đối với những gia đình Công giáo. Vì thế, xin đặt lại vấn đề: “Giáo lý” từ lớp Rước Lễ lần đầu tới lớp Vào đời, trong đó có 2 lớp lãnh Bí-Tích thì đi học đầy đủ. Ngoài ra, những lớp khác thì khỏi nói, lác đác như lá mùa thu. Đó là trách nhiệm của cha mẹ, coi nhẹ việc học Giáo lý của con cái. Thứ nữa, một số Giáo lý viên không đủ trình độ sư phạm về Giáo lý. Chúng ta cũng không nên quên một phần: thiếu sự săn sóc của Linh mục quản sở, đôi khi các ngài khoán trắng cho Giáo lý viên. Trong khi vai trò chủ đạo là chính các ngài. Nói về Giáo lý hôn nhân cũng không khá gì. Tôi biết, lớp Giáo lý Hôn nhân của các Linh mục dòng C.C.T mở thời gian 6 tháng. Các ngài mời những: giáo sư tâm lý, nhà xã hội, luật sư, bác sĩ…phụ trách dạy những môn học chuyên môn. Học viên mãn khóa phải thi, đủ điểm mới đựoc cấp chứng chỉ. Trong khi, tại địa phương chúng ta, quá thờ ơ và dễ dàng về Giáo lý Hôn nhân, nên nhiều cuộc sống gia đình không được hạnh phúc theo đúng nghĩa, họ thiếu trách nhiệm với nhau và với con cái. Nói cho cùng, họ thiếu “Đức tin”, làm sao có để cho con cái.
Trường hợp gia đình lâm cảnh túng quẫn, hoặc bất trắc xảy đến, vợ hay chồng có “niềm tin”, sẽ khuyên nhau tìm lại được sự đồng cảm, để đồng thuận vượt qua những khó khăn. “Niềm Tin” đó phải được cấy từ gia đình và những lớp Giáo lý từ thời còn nhỏ. Giáo dục gia đình rất quan trọng, là ngôi trường đầu tiên của con trẻ, vì “bé không vin, cả gãy cành”. Vâng, tình thương Thiên Chúa bao la. Ngài không để sự khó quá cho những ai tin tưởng nơi Ngài. Đức Giêsu đã khẳng định: “Trời đất này có biến ra không, nhưng lòng thương xót của Ta luôn ấp ủ mọi linh-hồn tín thác”. Thật, không còn gì để nói, nếu ta mất niềm tin, đời ta sẽ lâm vào bế tắc. Có niềm tin, ta mới vãn hồi được hạnh phúc gia đình và an-bình trong tâm hồn. An bình đó, hạnh phúc đó do chính Thiên Chúa ban cho mới vững bền.
Đức An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét