Vì sao một gia đình không thành công, không được hạnh phúc?
Đó là do những thành viên chính, tức vợ chồng, thiếu kiến thức xây dựng gia đình, giống như những người thợ không có tay nghề, nên hành nghề thất bại, là lẽ tự nhiên, hoặc do moat trong hai người, hay cả hai, đã không sống đúng vai trò, trách nhiệm của mình, không quyết tâm xây đựng gia đình.
* Hai yếu tố chính để tạo được HPGĐ (Hạnh phúc gia đình):
1. Vợ chồng hiểu nhau, yêu thương nâng đỡ nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.
2 . Vợ chồng biết cách xây dựng gia đình để cùng làm, cùng chịu, cùng suy nghĩ và quyết định mọi việc của gia đình, cùng quyết tâm xây dựng gia đình, và cùng chia sẻ mọi sự thành công cũng như thất bại, tóm lại là vợ chồng NÊN MỘT với nhau...
Đó là do những thành viên chính, tức vợ chồng, thiếu kiến thức xây dựng gia đình, giống như những người thợ không có tay nghề, nên hành nghề thất bại, là lẽ tự nhiên, hoặc do moat trong hai người, hay cả hai, đã không sống đúng vai trò, trách nhiệm của mình, không quyết tâm xây đựng gia đình.
* Hai yếu tố chính để tạo được HPGĐ (Hạnh phúc gia đình):
1. Vợ chồng hiểu nhau, yêu thương nâng đỡ nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.
2 . Vợ chồng biết cách xây dựng gia đình để cùng làm, cùng chịu, cùng suy nghĩ và quyết định mọi việc của gia đình, cùng quyết tâm xây dựng gia đình, và cùng chia sẻ mọi sự thành công cũng như thất bại, tóm lại là vợ chồng NÊN MỘT với nhau...
* Các nhu cầu chính của gia đình cần được đáp ứng:
Vì con người sinh ra có 2 phần: thể xác và tinh thần, nên cuộc sống con người cũng có 2 loại nhu cầu: nuôi thể xác để sống, và nuôi tinh thần để thành người. Nếu chỉ lo cho thể xác thì chỉ mới ở mức độ thấp giống như loài vật. Ngược lại, nếu chỉ chẳm lo cho phần tinh thần mà thôi, thì đó là ở cấp độ siêu nhiên của thần thánh. Chúng ta: không phải là loài vật, nhưng cũng không phải là thần thánh, chúng ta là CON NGƯỜI.
1. Nhu cầu cho thể xác: ăn, mặc, ở, ngủ, nghỉ, tiện nghi cho cuộc sống, đời sống sinh lý, sức khỏe, sinh con cái ... Do đó cần có các kiến thức về dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh, kiến thức sinh con, nuôi con, kế hoạch hóa gia đình v.v.
2. Nhu cầu tinh thần, tình cảm: vợ chồng muốn có hạnh phúc cần phải có Tình yêu thương, sự hiểu biết lẫn nhau, để cư xử phù hợp, cần được thỏa mãn nhu cầu sinh lý, tình cảm; được an vui khi con cái khỏe mạnh, thông minh, nên người; được sống trong một gia đình no đủ, ấm êm, hạnh phúc nhờ mọi người biết sống đúng bổn phận, biết nghĩ đến người khác và đóng góp phần xây dựng cho gia đình. Do đó cần có các kiến thức về tâm lý, sinh lý, vai trò làm chồng, làm vợ, làm cha mẹ, ông bà, làm dâu rể..., biết cách sinh con, giáo dục con cái, hướng dẫn con cái thành công, thành nhân biết cư xử phù hợp với ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, làng nước, để tạo tình thân mến, tương thân tương ái, và có lễ giáo.
Nhất là vợ chồng phải hiểu rằng Hôn Nhân là Dấu Ấn Của Tình Yêu, để thể hiện và đáp ứng cho tình yêu, nên càng phải yêu thương nhau, hy sinh cho nhau, sống vì nhau để tạo hạnh phúc cho nhau cũng như cho con cái, cho gia đình, cho mọi người, chứ không sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình. Và để đạt được Hạnh phúc đích thực, chúng ta phải sống theo luật Công bằng, Bác ái, vị tha với mọi anh chị em. Vì thế chúng ta không nên vướng vào các lối sống làm phiền hà hay gây thiệt hại cho vợ, chồng, con cái, và cho cả những người chung quanh.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều rất cần thiết cho gia đình được thành công và hạnh phúc. Có rất nhiều tài liệu, sách báo, phim ảnh để chúng ta nghiên cứu, học hỏi, hoặc chúng ta nhờ các nhà chuyên môn giúp hướng dẫn.
Chúng tôi cũng đã quan tâm, và đầu tư rất nhiều thì giờ, công sức trí tuệ, nhiệt tình, để nghiên cứu và viết các tài liệu này, hầu cống hiến cho những người anh chị em trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bằng những kiến thức khoa học, nhân bản, cộng với nhau kinh nghiệm sống thực của chính mình và của nhiều người, mà chúng tôi đã thu lượm được. Ước mong sự cố gắng và thiện chí này sẽ đem lại phần nào lợi ích cho quý vị và các bạn.
Vì con người sinh ra có 2 phần: thể xác và tinh thần, nên cuộc sống con người cũng có 2 loại nhu cầu: nuôi thể xác để sống, và nuôi tinh thần để thành người. Nếu chỉ lo cho thể xác thì chỉ mới ở mức độ thấp giống như loài vật. Ngược lại, nếu chỉ chẳm lo cho phần tinh thần mà thôi, thì đó là ở cấp độ siêu nhiên của thần thánh. Chúng ta: không phải là loài vật, nhưng cũng không phải là thần thánh, chúng ta là CON NGƯỜI.
1. Nhu cầu cho thể xác: ăn, mặc, ở, ngủ, nghỉ, tiện nghi cho cuộc sống, đời sống sinh lý, sức khỏe, sinh con cái ... Do đó cần có các kiến thức về dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh, kiến thức sinh con, nuôi con, kế hoạch hóa gia đình v.v.
2. Nhu cầu tinh thần, tình cảm: vợ chồng muốn có hạnh phúc cần phải có Tình yêu thương, sự hiểu biết lẫn nhau, để cư xử phù hợp, cần được thỏa mãn nhu cầu sinh lý, tình cảm; được an vui khi con cái khỏe mạnh, thông minh, nên người; được sống trong một gia đình no đủ, ấm êm, hạnh phúc nhờ mọi người biết sống đúng bổn phận, biết nghĩ đến người khác và đóng góp phần xây dựng cho gia đình. Do đó cần có các kiến thức về tâm lý, sinh lý, vai trò làm chồng, làm vợ, làm cha mẹ, ông bà, làm dâu rể..., biết cách sinh con, giáo dục con cái, hướng dẫn con cái thành công, thành nhân biết cư xử phù hợp với ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, làng nước, để tạo tình thân mến, tương thân tương ái, và có lễ giáo.
Nhất là vợ chồng phải hiểu rằng Hôn Nhân là Dấu Ấn Của Tình Yêu, để thể hiện và đáp ứng cho tình yêu, nên càng phải yêu thương nhau, hy sinh cho nhau, sống vì nhau để tạo hạnh phúc cho nhau cũng như cho con cái, cho gia đình, cho mọi người, chứ không sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình. Và để đạt được Hạnh phúc đích thực, chúng ta phải sống theo luật Công bằng, Bác ái, vị tha với mọi anh chị em. Vì thế chúng ta không nên vướng vào các lối sống làm phiền hà hay gây thiệt hại cho vợ, chồng, con cái, và cho cả những người chung quanh.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều rất cần thiết cho gia đình được thành công và hạnh phúc. Có rất nhiều tài liệu, sách báo, phim ảnh để chúng ta nghiên cứu, học hỏi, hoặc chúng ta nhờ các nhà chuyên môn giúp hướng dẫn.
Chúng tôi cũng đã quan tâm, và đầu tư rất nhiều thì giờ, công sức trí tuệ, nhiệt tình, để nghiên cứu và viết các tài liệu này, hầu cống hiến cho những người anh chị em trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bằng những kiến thức khoa học, nhân bản, cộng với nhau kinh nghiệm sống thực của chính mình và của nhiều người, mà chúng tôi đã thu lượm được. Ước mong sự cố gắng và thiện chí này sẽ đem lại phần nào lợi ích cho quý vị và các bạn.
CHỦ ĐỀ I : TƯƠNG QUAN VỢ CHỒNG
(Những vấn đề riêng của vợ chồng)
(Liên quan đến các vấn đề: Đời sống tâm lý, sinh lý vợ chồng, Quyền hành và trách nhiệm trong gia đình, Vai trò, trọng trách của Người Chồng, Người Cha, và Người Vợ, Người Mẹ, Sự Nên Một của vợ chồng để tạo hạnh phúc, và duy trì sự bền vững của gia đình…)
1. Mục Đích Của Hôn nhân là gì?
Hôn nhân có 2 mục đích chính:
a) Đem lại hạnh phúc cho đôi vợ chồng
b) Sinh cón cái để duy trì nòi giống, thêm hạnh phúc cho gia đình và để an ủi, nâng đỡ ta lúc tuổi già.
2. Ý nghĩa của hôn nhân gia đình là gì ?
Hôn nhân: đó chính là: một cộng hợp yêu thương cả hai người nam và nữ, cùng Kết Hợp Làm Một với nhau trong một Tình Yêu, một cuộc sống, dưới một mái ấm gia đình, để trọn đời yêu thương, nâng đỡ,BỔ SUNG cho nhau, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc khỏe mạnh cũng như lúc yếu đau, khi sướng vui cũng như khi đau khổ lúc thành công cũng như khi gặp tai biến, hoạn nạn, khó khăn thất bại. Họ luôn gắn bó, chung thủy với nhau, đem ủi an, hạnh phúc cho nhau trong suốt cuộc đời của họ.
Để thực hiện được sự Nên Một ấy, cả hai cùng phải biết bỏ bớt cái “Tôi” để sống đời sống mới: "Chúng ta", tức là hy sinh những cá tính, những ước, muốn, đòi hỏi cho riêng mình, để sống hòa mình với Người Yêu, cả hai cùng bổ sung nhau, yêu thương, nâng đỡ và phối hợp chặt chẽ đến nỗi không thể thiếu nhau hay tách lìa khỏi nhau.
3- Tình yêu là gì? Có mấy loại tình yêu? Tình yêu chân chính do đâu mà có ?
Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của hai người dành cho nhau. Tình yêu cũng có 2 loại:
Tình yêu Vị kỷ (yêu vì mình, muốn người yêu thuộc quyền mình, phục vụ mình).
Tình yêu vi tha (yêu người kia vì chính họ, muốn đem hạnh phúc cho họ).
Tình yêu vị tha mới là tình yêu Chân Chính đích thực và cao quý. Chỉ bằng tình yêu vị tha, phục vụ, thì gia đình mới tìm được Hạnh phúc.
4. Tình yêu mang những đặc tính gì ? Và nó giữ vai trò gì trong Hôn nhân - Gia đình ?
- Đặc tính: Khi hai người yêu thương nhau, thì họ luôn luôn nhớ nhau, thương nhau, lo lắng cho nhau, mong mỏi được gần nhau, và ước muốn Nên Một với nhau từ thể xác đến tâm hồn. Không có gì tách rời họ ra được, và họ chỉ thấy có hạnh phúc khi được sống bên nhau. Đó là những tính chất của tình yêu. Với các tính chất này, chỉ có Hôn nhân - Gia đình mới đáp ứng được, mới làm thỏa mãn được những yêu cầu trên của họ.
- Vai trò: Tình yêu khởi sự là để liên kết hai người nam nữ từ xa lạ trở nên gắn bó thân thiết, và dẫn đưa họ vào hôn nhân. Nhưng hôn nhân chỉ có hạnh phúc và bền vững khi còn tình yêu, để hai người luôn MUỐN SỐNG bên nhau, sẵn sàng tha thứ, chấp nhận nhau, cũng như cùng nhau xây dựng gia đình, chăm lo cho con cái. Tình yêu còn là sức mạnh giúp cho vợ chồng vượt qua mọi khó khăn thử thách, mà nếu không co, vợ chồng sẽ không muốn gần nhau, chán ghét nhau, từ đó gia đình đễ đổ vỡ.
Như vậy đối với Hôn nhân, Gia đình, tình yêu như là dòng máu để nuôi sống hôn nhân; và tình yêu cũng cần có như chất xi măng để gắn liền các viên gạch rời, xây nên tổ ấm gia đình.
Nếu không có dòng máu tình yêu luôn chảy, hôn nhân sẽ chết.
Nếu không có tình yêu gắn bó, gia đình sẽ tời rã, sẽ đổ vỡ như những viên gạch được xếp chồng lên, mà không có HỒ vựa gắn chúng lại vậy.
Tình yêu không chỉ cần có ở lúc ban đầu mới quen nhau, mà nó cần có trong suốt cuộc đời hôn nhân, để duy trì, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
5. Bản chất và tâm lý của người nam có giống nguời nữ không?
* Thượng đế tạo nên người Nam và người Nữ mang 2 bản chất hoàn toàn khác biệt (như Dương và ÂM):
A. BẢN CHẤT TỰ NHIÊN:
Người nam khỏe mạnh hơn người nữ, tướng dáng cao to, cơ bắp phát triển mạnh và cứng chắc hơn người nữ. Do đó thường được mệnh danh là "phái mạnh.
Người nam sống bằng lý trí, suy luận nhiều hơn; trong khi người nữ sống bằng tình cảm, từ nhận định, suy nghĩ cho đến phán đoán, cư xử đều do trái tim điều khiển Người nam thích làm chủ, thích lãnh đạo, thích chinh phục, thích che chở bảo vệ kẻ yếu, trong khi người nữ thích SỐNG yên ỔN, thích được làm người phụ tá hơn là lãnh đạo, thích được che chở yêu thương hơn là làm người đứng mũi chịu sào. (Dĩ nhiên đó là đặc tính chung, không kể thiểu số có luật bù trừ).
B. VỀ TÍNH TÌNH
Người nam nóng nảy, dục tốc, tích cực, bộc trực và năng động hơn, trong khi người nữ tính êm dịu hơn; hiền hòa hơn; yêu, giận cũng chậm đến, nhưng âm ỉ, tồn tại lâu dài, khó quên hơn đàn ông và hay giấu kín tình cảm của mình (luật Bất đồng cảm).
C. TRONG TÌNH YÊU
Người nam dễ yêu người nào có bản chất yếu đuối, dịu dàng, cần được che chở, nhất là người nữ lại có sắc đẹp; và khi yêu thì luôn muốn chiếm đoạt cả thân xác của người yêu (luật Ưu tiên).
Trọng khi người nữ chỉ nảy sinh tình yêu khi mến phục về tài, đức, tính anh hùng, lòng hào hiệp, lòng quảng đại của một người đàn ông, (gái mến vì tài, trai yêu vì sắc). Khi yêu người nữ dễ bị lung lạc sẵn sàng hy sinh cho người yêu, và chiều theo ý muốn của người yêu do đó dễ bị xiêu lòng, dễ trao tặng cả thân xác cho người yêu.
Vì thế các bạn nữ nên cẩn thận khi chưa có Hôn nhân bảo vệ, vì người đàn ông tính dễ thay đổi, khi chưa có được thì họ mong ước, nhưng khi được thỏa mãn thì đễ chán, nếu không có gì ràng buộc, họ sẽ dễ thay đổi lòng dạ!
D. VỀ TÌNH CẢM
Đàn ông dễ giận và cũng mau nguôi, cảm xúc mau lẹ nhưng cũng mau phai; mọi tình cảm yêu, ghét, giận, hờn... đểu được bốc trực ra ngoài. Trong khi tình cảm của phái nữ thì kín đáo, chậm đến mà cũng chậm đi, kể cả trong sự xúc cảm, cụ thể là trong việc chăn gối vợ chồng (luật Bất đồng cảm).
E - TRONG ĐỜI SỐNG, CÔNG VIỆC
Người nam có nhiều công việc quan trọng chi phối họ: tiền tài danh vọng, sự nghiệp, giải trí, ước vọng cao xa. Tình yêu chỉ là một trong những điều quan trọng của cuộc sống họ. Trong công việc họ biết sắp xếp, làm việc theo lý trí, biết tính toán việc lớn, bỏ việc nhỏ, và họ dễ thành công. Trong khi đó người nữ sống chỉ vì tình cảm, cần được yêu thương, săn sóc, chiều chuộng, và họ hy sinh hết mình vì người họ yêu thương, như chồng hay con (luật Phân cách).
Người nữ thích được nghe nói những lời êm dịu, ngọt ngào, yêu thương, tình nghĩa. Họ thích đọc, xem những truyện, phim tình cảm, tâm lý, và có trí nhớ lâu dài. Còn người nam thì lại ít biết nói những lời êm dịu ngọt ngào đối với vợ, cũng ít chịu lặng nghe vợ hay người khác tâm sự, nói năng, dặn dò, và họ rất mau quên (luật Thính giác). Họ thích những truyện phim lý tưởng, chiến tranh, mạo hiểm, hào hùng, hay cả vũ lực, vì phù hợp với bản chất mạnh mẽ của họ. Đàn ông thì hướng ngoại, do đó họ thích làm việc, hoạt động hơn là ngồi chơi, thụ động, trong khi đàn bà thích hướng nội, sống nhiều về nội tâm, tình cảm, ưa hòa bình, yên ổn, và tiêu cực hơn là đàn ông.
6/ Sự khác biệt ấy có bất lợi, có làm vợ chồng khó sống hạnh phúc không? Làm thế nào để vợ chồng có thể tìm được cuộc sống chung hạnh phúc?
- Sự khác biệt này không có gì là bất lợi, là cản trở hạnh phúc gia đình cả. Nó chỉ bất lợi, gây xung khắc, là khi vợ chồng không hiểu biết về đặc tính tâm lý của nhau, không biết cách dung hòa. Còn khi đã hiểu nhau và có ý hướng xây dựng, thì sự khác biệt này là cần thiết để vợ chồng bổ sung cho nhau, bớt cái yếu cái khiếm khuyết của mình, để lấy thêm cái ưu, cái tết của người kia, và phối hợp hai cái tốt thành cái hay chung, tạo nên sức mạnh chung, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là ý nghĩa huyền nhiệm của LUẬT ÂM DƯƠNG trong vũ trụ, ở nơi vạn vật cũng như nơi con người, Âm và Dương cần có nhau và Bổ sung cho nhau. Lý trí cũng cần tình cảm; cương cường cũng cần nhu mềm, tổng quát cũng cần chi tiết như một thân xác cần có phần cứng là bộ xương, nhưng cũng cần phần mềm là thịt da bao bọc, nhất là cần có trái tim để yêu thương, và cùng với lý trí để nhận định, đánh giá. Nếu biết dung hợp giữa 2 bản chất khác biệt thì đời sống vợ chồng sẽ được hạnh phúc, quân bình và viên mãn.
7-Bạn chọn vợ chồng như thế nào ? Hay bạn sẽ hướng dẫn cho con cái cách chọn lựa vợ chồng như thế nào ?
Có những tiêu chuẩn nào được đặt ra: Sắc đẹp, sức khỏe, giòng giống, tiền tài, địa vị, học thức, khả năng, sự hiểu biết, tính tình tốt, có đạo đức và có đời sống tốt, yêu thương bạn..., tiêu chuẩn nào bạn cho là quan trọng hơn cả ?
- Tất cả những tiệt chuẩn trên đều rất cần. Dĩ nhịên không thể đòi hỏi đầy đủ tất cả, nhưng quan trọng nhất không thể thiếu, đó là các tiêu chuẩn: đạo đức, sự hiểu biết, có khả năng làm việc (sức khỏe, nghề nghiệp), và cần có tình yêu để nối kết. Như vậy gia đình mới thành công và hạnh phúc.
8- Theo bạn, ta nên chấp nhận kết hôn theo ý cha mẹ, hay tự do kết hôn ?
- Nếu cha mẹ đã vì thương yêu, vì khôn ngoan chọn lựa cho ta một người xứng đáng, tốt lành, thì trước nhất ta nên quan tâm. Nếu ta hoàn toàn chưa có người yêu, hay chưa dứt khoát chọn ai, vì còn nhiều điều chưa ưng ý (như vậy là chưa yêu thật, yêu hết lòng), thì có thể nên theo cha mẹ, với điều kỉẹn ta có thần cảm với người ấy, và nghĩ ráng ta sẽ yêu được họ. Dĩ nhiên bạn phải tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định, dù là người của ta, hay người do cha mẹ đề nghị.
Nếu trường hợp bạn đã có người yêu, bạn đã chín chắn chọn lựa, đã tìm hiểu kỹ càng, và thấy thật sự hòa hợp với người đó, nhất là thấy rằng mình chỉ có thể hạnh phúc với người đó mà thôi, thì bạn nên suy nghĩ, cân nhắc thêm để có sự sáng suốt mà quyết định. Cuối cùng bạn đã thấy được rõ con đường, thì phải thẳng thắn, chân thành trình bày, phân tích, và khẩn khoản xin cha mẹ chấp nhận cho bạn kết hôn với người yêu. Kể cả việc bạn ''cầu viện '' ở những Bề trên, những người khôn ngoan hiểu biết và có uy tín, để thay đổi lòng cha mẹ. Chắc chắn cha mẹ sẽ đủ yêu thương và hiểu biết để chấp nhận ước nguyện của bạn. Nhưng không nên quá cứng cỏi phản kháng, bất cần cha mẹ, sẽ lỗi đạo hiếu, và có thể xảy ra những hậu quả không hay cho gia đình riêng của bạn, nhất là cho người bạn yêu mến.
- Còn khi cha mẹ không ép chế, cũng không có ý kiến, thì bạn càng phải cẩn trọng lựa chọn, cân nhắc, và nên xin sự tham gia ý kiến, nhận định và kinh nghiệm khôn ngoan của cha mẹ, của người lớn, từ trước khi bạn yêu thì mới tốt, vì yêu rồi bạn sẽ dễ chủ quan, mù quáng. Yêu nên tốt, yêu thì trăm chỗ lệch cũng ráng kê cho bằng, nên bạn sẽ không còn sáng suốt, và không chấp nhận nghe ai, lúc đó nếu hay thì nhờ, dở ráng chịu! Tốt nhất đừng có sự ràng buộc, trước khi có ý kiến của cha mẹ.
9- Người bạn đời (vợ hay chồng) đối với bạn là gì? Là nợ phải trả (duyên nợ)? Là người để giúp việc, phục vụ cho những nhu cầu riêng của bạn, để bạn được thỏa mãn? Hay là nguời bạn tâm tình để cảm thông, yêu thương, hỗ trợ nâng đỡ chúng ta trong suốt cuộc đời?
* Có nhiều loại vợ chồng, trong đó có 3 loại chính :
a) Là "nợ" của nhau: vì người đó chỉ biết đòi hỏi, sống ích kỷ, hay hung ác, đầy tính xấu, thói hư, không biết chu toàn bổn phận, thiếu tình yêu thương dành cho người bạn đời và các con của họ - đó là cái "nợ'', cái gánh nặng cho người kia. Hoàn toàn không tốt.
b) Là người phục vụ giúp việc cho người kia: đó là những trường hợp người chồng hay vợ quá tận tụy, lam lũ với công việc bổn phận, chỉ biết làm việc, hoặc trở nên phương tiện cho người kìa thỏa mãn tính ích kỷ, cả về nhu cầu vật chất (hầu hạ, tuân phục), cũng như nhu cầu tinh thần, tính dục, cho mà không được nhận (chồng chúa vợ tôi hay ngược lại). Trường hợp này rất phi lý không phù hợp với ý nghĩa và trách nhiệm làm vợ, làm chồng, vì một bên chỉ phục vụ, một bên chỉ hưởng. Người đòi hỏi hưởng thụ là người có lỗi, và không có tình thương yêu đối với người bạn đời của mình. Kể cả những trường hợp người vợ hay chồng quá yêu thương người kia, mà hy sinh phục vụ quá mức, còn người kia thì không biết đáp lại, cũng không đúng và không tốt, vì sẽ khiến người kia sinh ích kỷ, ỷ lại, độc tài. Như thế sẽ sai tâm lý vợ chồng, và khó có tình yêu, hạnh phúc. Vì yêu thì không nỡ đòi hỏi, hành hạ người yêu, cũng không thể hạnh phúc khi thấy người yêu quá cực khổ vì mình, nếu có thì đó chỉ là tình yêu vị kỷ, không chính đáng.
c) Là bạn tình, là người đồng hành để yêu thương, nâng đỡ nhau, đem hạnh phúc cho nhau, giúp nhau đi suốt cuộc đời (nên còn gọi là bạn đường). Đó là loại vợ chồng lý tưởng.
Nếu bạn quan niệm người bạn đời theo hai trường hợp trên là sai, chỉ có trường hợp sau là đúng, là phù hợp để cả hai cùng có hạnh phúc. Đó là mẫu mực mà các đôi vợ chồng cần cố gắng thực hiện.
10 - Thế nào là người bạn đời lý tưởng? Làm thế nào để thể hiện một nghệ thuật sống đời vợ chồng?
a) Đó là hai người yêu thương nhau, lo cho nhau, xây đựng và bổ sung cho nhau:
Chồng sáng suốt, vững mạnh, cương trực, quảng đại để bảo vệ, chăm lo cho vợ con, và để vợ con nể phục, yêu mến.
Vợ thùy mị, mềm mỏng duyên dáng, dễ thương, nhịn nhục, hy sinh để chăm lo cho chồng con, hợp với lòng mong ước của chồng và các con.
b) Để làm tròn vai trò làm vợ, làm chồng (nghệ thuật sống), mỗi người phải thể hiện đủ 4 vai trò sau đây :
1. Là bạn tâm giao của nhau: để cảm thông, chia sẻ, nâng đỡ, hỗ trợ cho nhau trong suốt cuộc đời.
- Là người tình, người yêu của nhau trong suốt cả cuộc sống, dù đã là vợ chồng, để luôn luôn cảm thấy cần có nhau, chăm lo và đem hạnh phúc cho nhau.
- Là người đồng chí của nhau: để cùng lo, cùng làm, cùng phục vụ xây dựng, cùng có trách nhiệm chung đối với gia đình.
Là vợ chồng của nhau: để nên một trọn vẹn trong Một Tình Yêu -Một Cuộc Sống - Một Hạnh Phúc và Một Trách Nhiệm chung.
11 - Bạn thường gặp những khó khăn trở ngại gì nơi người vợ hay chồng của mình ? Những điều gì khiến bạn không được hài lòng?
- Có lẽ là rất nhiều, tùy ở từng người, từng trường hợp: Cụ thể là sự khác biệt về tâm lý, sinh lý, khác biệt tính tình, nhận định, nhu cầu. Nhưng nhất là vợ chồng không hiểu nhau, không cảm thông với nhau, hay có lối sống ích kỷ, đòi hỏi quá đáng, nhiều tất xấu, tính hư, không biết phục thiện, hung ác, thô lỗ, sống thiếu bổn phận, thiếu trách nhiệm, vợ chồng không hiểu những ước mong của nhau để đáp ứng đúng cái thiếu, cái cần cho nhau.
Tất cả những điều khó chịu ấy, chúng ta gây ra cho nhau vì không hiểu biết, thiếu kiến thức sống đời hôn nhân gia đình, hoặc thiếu tình thương yêu nên không chấp nhận nhau, không muốn làm đẹp lòng nhau. Điều đó sai bổn phận làm vợ chồng, và trái với đạo đức, chúng ta cần học hỏi, ý thức và sửa chữa.
12 - Bạn mong đợi điều gì nơi người bạn đời để tạo được hạnh phúc ?
Đó là điều ai cũng thấy rõ: người bạn đời để có thể đem đến hạnh phúc cho nhau, là người có tình yêu thương vị tha, có kiến thức hiểu biết về tâm lý, về nhu cầu tình cảm, sinh lý của nhau, và sẵn sàng đáp ứng cho nhau: chồng thì thích vợ xinh đẹp, duyên dáng, thùy mị, dễ thương, khéo léo, đảm đang công việc nội trợ, vệ sinh sạch sẽ từ con người đến nhà cửa, ăn uống. Vợ thì mong chồng có sức khỏe, sạch sẽ, ngăn nắp, hào hiệp, sáng suốt, thông minh, rộng lượng và đầy tình yêu thương đối với vợ con, biết chăm- sóc âu yếm vợ con. Cả hai người đều ý thức vai trò trách nhiệm trên người kia và trên con cái.
13 - Khi biết được những nhu cầu tâm lý, sinh lý, ước muốn của vợ chồng, bạn có đáp ứng không ? Bạn có muốn đem lại hạnh phúc cho người bạn đời của mình không ?
Khi chưa biết, bạn có thể không đáp ứng mà. không có lỗi, hay lỗi ít nhưng khi đã biết mà bạn cũng không đáp ứng, đó là bạn:
- Sống ích kỷ.
- Thiếu hay không có tình yêu đối với người kia.
- Không làm tròn bổn phận, do đó bạn là người có lỗi.
Vì vợ chồng là của nhau, thuộc về nhau, và có bổn phận chăm lo, tạo hạnh phúc cho nhau, theo đòi hỏi của Lương Tâm, của Lẽ Phải, cũng như của Đạo làm người.
14 - Trong đời sống sinh lý vợ chồng, ai thường là người có nhu cầu nhiều hơn, và được hưởng sự sung sướng, thỏa mán hơn? Theo bạn như vậy có hợp lý không?
Trong đời sống sinh lý, đàn ông là phái mạnh, và mang bản chất truyền sinh, nên thường có nhu cầu nhiều hơn, và khi được đáp ứng, họ cũng sẽ được sự sung sướng, thoải mái. Trong khi người nữ thì nhu cầu tình cảm đến trước, và lớn hơn nhu cầu thể xác. Họ chỉ thấy sung sướng, thỏa mãn khi có tình yêu, có sự chăm sóc, quan tâm, sự tế nhị của chồng dẫn đường vào sự kết hợp, và họ phải thấy được sự kết hợp thôn xác là biểu lộ của Tình yêu, của sự nên một tâm hồn.
Nếu chồng không hiểu và không đáp ứng được điểm tâm lý này, thì người vợ không thỏa mãn, và không hạnh phúc, nhất là trường hợp người chồng kéìn hiểu biết, chỉ cần hưởng thụ và thỏa mãn cá nhân, không quan tâm đến tâm lý, tình cảnh của vợ (cũng cần mở ngoặc là đa số trường hợp người vợ không được thỏa mãn về đời sống sinh lý, nhất là ở Á - Đông, và vào thời xưa, do các người chồng thiếu kiến thức, hay sống ích kỷ). điều này dĩ nhiên không hợp lý và không phù hợp cả với đạo đức, vì vợ chồng có bổn phận sống tình yêu vị tha, tạo hạnh phúc cho nhau. Cần lưa ý ngày nay, trong số các gia đình đổ vỡ, trên 50% lý do là bởi đời sống sinh lý vờ chồng không hòa hợp.
15 - Trong việc quan hệ thân xác giữa vợ chồng, khi nào bạn cảm thấy được thỏa mãn, và những nguyên nhân nào khiến bạn không được hài lòng, không cảm thấy hạnh phúc?
Đời sống sinh lý để mang lại hạnh phúc, sự thỏa mãn cho vợ chồng, cần phải có những điều kiện: vợ chồng phải luôn yêu thương, quan tâm đến nhau, và sự kết hợp của thân xác đồng thời là cả sự kết hợp tâm hồn, là hành động biểu lộ tình yêu đích thực. Nhất là cần có sự hòa hợp giữa vợ chồng, làm sao để cả hai cùng được hạnh phúc, sung sướng. Nếu không đáp ứng. được những điều kiện trên, một trong thai người, hay cả hai, sẽ không được thỏa mãn, không thấy hanh phúc, và không hài lòng, đồng thời cũng đễ đi đến mất tình yêu, chán ngán nhau.
16 - Muốn đạt được sự thỏa mãn hạnh phúc như trên, vợ chồng cần phải làm gì ?
Muốn thế, vợ chồng cần ý thức để đảm bảo các điều kiện:
a) Có tình yêu thương chân thành dành cho nhau.
b) Sự kết hợp phải được sự hài lòng, chấp thuận của cả đôi bên, không do đòi hỏi, cưỡng bức của một bên.
c) Khi trong người khỏe mạnh, vui tươi, không buồn phiền lo nghĩ quá.
d) Vợ chồng cần có kiến thức về đời sống tâm lý, sinh lý của nhau để đáp ứng.
Chồng không vội vã, hấp tấp, thô bạo, không đòi hỏi quá đáng, nhất là khi vợ đau yếu, mệt nhọc, lúc mang thai đến ngày sinh, hay lúc có kinh. Chồng không ích kỷ chỉ lo cho mình, xong việc là lăn ra ngủ, bỏ mặc, không quan tâm đến vợ, hay coi vợ là phương tiện cho chồng thỏa mãn dục tính, nhất là thiếu tôn trọng vợ trong những trường hợp uống rượu say sưa rồi đòi hỏi đơn phương; không biết chăm sóc, nâng đỡ vợ để cùng hưởng ứng, cùng chấp nhận và cùng hạnh phúc với mình.
Vợ thì yêu thương chồng, sẵn sàng đáp ứng cho chồng mọi mong ước kể cả nhu cầu sinh lý. Sẵn sàng bày tỏ ước muốn, tình cảm, xúc cảm của mình để vợ chồng cùng sống hòa hợp. Không quá e dè hay khó khăn, hoặc thụ động để mặc cho chong muốn làm gì thì làm mà không có sự hưởng ứng.
e) Vợ chồng cần giữ gìn vệ sinh cơ thể, tảo sự hấp dẫn cho nhau: chồng không mạnh, vui vẻ, yêu chiều vợ - vợ xinh tươi, sạch sẽ trong cách ăn mặc, đầu tóc, nhất là tỏ ra duyên dáng bằng vui cười, chăm sóc, âu yếm chồng, và tạo sự tưới mát trong gia đình, nơi ăn chốn ở của vợ chồng.
Nên nhớ: trong cảm xúc, nhất là trong sinh hoạt tình đục, thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), và thị giác (nhìn) đóng vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng gây cảm xúc, hay làm mất cảm xúc, và đưa đến suy yếu sinh lực và lãnh cảm (trạng thái trơ, không cảm xúc).
17 - Đời sống sinh lý vợ chồng có tầm thường, xấu xa không ? Nó có giữ vai trò gì trong vần đề hạnh phúc gia đình không ?
Về vấn đề này đã có một quan niệm rất sai trái, lệch lạc, thường hiện hữu trong xã hội ta từ trước đến nay: đó là coi việc kết hợp vợ chồng là tầm thường, xấu xa, và có khi còn coi là tội lỗi.
Điều này làm giảm hay mất đi rất nhiều hạnh phúc của vợ chồng, khi họ phải lén lút, mặc cảm trong quan hệ gối chăn, nhất là khi sống chung với họ còn có cha mẹ, ông bà, anh chị em hay dòm ngó, theo dõi để phê bình, chỉ trích, hay có khi còn tỏ ra khó chịu!
Thật ra, đời sống sinh lý của vợ chồng đúng theo khoa học và đạo đức đó là một việc cao quý, tốt đẹp và cần thiết. Nó là một món quà, một phần thưởng quý giá, để đền bù cho sự cực nhọc, vất vả, hy sinh của vợ chồng trong việc truyền sinh: mang nặng, đẻ đau, hy sinh chịu khổ để nuôi con, dạy dỗ con nên người, và đồng thời để gia tăng tình yêu vợ chồng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm phát tnển sinh lực, gia tăng tuổi thọ, với điều kiện bảo đảm điều độ, vệ sinh, sức khỏe, không vướng bệnh tật, không phí phạm, lạm dụng, và phải thực hiện trong tinh thần thương yêu, trân trọng nhau.
Chỉ có điều nó là việc riêng tư của với chồng nên cắn tế nhị, kín đáo trước mọi người. Nhất là với con cái, vì sự kích thích tính dục, sự tò mò, có thể đưa đến những hành động không tốt, gây tai hại cho con cái, bởi chúng chưa đến tuổi hiểu biết và chưa lập gia đình. Muốn ngừa tránh thì vợ chồng nên có phòng ở riêng biệt, kín đáo, ít nhất là không để cho mọi dòm ngó hoặc con cái nhìn thấy khi vợ chồng chung sống. Như vậy chính vợ chồng sẽ bị giảm hạnh phúc, và còn bị lỗi bổn phận khi gây ảnh hưởng không tốt cho con cái.
18 - Theo bạn nghĩ, căn cứ vào bản chất tự nhiên thì giữa hai người đàn ông và đàn bà, ai là người có sức khỏe, có lý trí, sự sáng suốt hơn, để có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo gia đình tốt hơn người kia?
Theo sự tự nhiên, đàn ông được sinh ra vốn có vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh, cứng chắc, trong khi người đàn bà nhỏ nhắn, yếu đuối hơn. Về tinh thần thì đàn ông sống thiên về lý trí, suy luận, nhìn xa trông rộng hơn, trong khi đàn bà lại sống bằng trái tim, tình cảm, ít dùng lý trí để suy xét, đánh giá, nên đàn bà thường thích hợp hơn với những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết, tế nhị khéo léo, chứ họ ít lý luận, tính xa như đàn ông. Do đó trong vai trò lãnh đạo (cả trong gia đình cũng như xã hội, tập thể), đàn ông có hiếu thuận lợi và phù hợp hơn, với điều kiện là họ phải luôn sáng suốt, không đam mê các thói hư tật xấu ảnh hưởng đến trí óc, sức khỏe. Nhất là cần có kiến thức có tình yêu thương để phục vụ gia đình. Nếu ai hội đủ các điều kiện này thì đều có thể lo toan tết cho gia đình.
Nếu người chồng không hội đủ điều kỉẹn trên, thì phải ưu tiên cho lẽ phải, cho quyền lợi chung. Ai trong gia đình làm tốt được việc đó thì cũng có thể lãnh đạo gia đình, kể cả người vợ hay người con nào đã khôn lớn; nếu chồng vắng mặt, hay không còn đủ khả năng.
19 - Tại sao người đàn ông thường thích quyền hành, thích lãnh đạo chứ không thấp nhận phục tùng, bị chỉ huy? Nếu muốn làm người lãnh đạo thì phải cần những điều kiện gì?
Người đàn ông thích chỉ huy, lãnh đạo vì bản chất của họ là phái mạnh, là người tích cực, năng động. Điều đó rất tự nhiên, và vợ con cũng muôn thế, nhưng quan trọng nhất là họ phải trau dồi tài đức phải hội đủ điều kiện như đã nêu trên. Tuy nhiên, để lãnh đạo tốt để gia đình đạt được thành công tối đa, cần phải có sự phối hợp của Cả Vợ chồng, bằng hai khối óc, hai trái tim, hai sức lực, hai khả năng để bổ sung cho nhau, và cùng làm, cùng hưởng, cùng có trách nhiệm, không ai ỷ lại hay đổ lỗi cho ai: Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.
Xin nhớ: Quyền hành và trách nhiệm luôn luôn gắn liền, không ai được đòi quyền quyết đinh mà khi thất bại lại đổ trách nhiệm cho người kia. Như vậy là bất công và phi lý.
Còn như trong lãnh vực tình yêu, nếu vợ chồng đều thương mến và tôn trọng nhau, thì về tâm lý, người chồng yêu vợ vẫn muốn có sự tham dự của vợ vào mọi quyết định, mọi ý kiến, có khi còn chiều vợ và nhường vợ (nhưng với điều kiện là ý kiến của vợ phải tốt, phải sáng suốt, hợp lý, hợp đạo đức, không gây tai hại cho gia đình).
Và đối với người vợ cũng vậy, yêu chồng thì rất muốn chiều chồng,
nghe theo chồng, tin tưởng và phó thác nơi chồng. Vợ chồng đối xử tế nhị, nhường nhịn nhau và đặt cao quyền lợi của gia đình, thì gia đình sẽ đạt được tối đa về sự thành công và hạnh phúc.
20 - Làm sao để cả vợ chồng có thể phục vụ cho gia đình tốt nhất, và tạo được hạnh phúc nhiều nhất ?
Người chồng với bản chất mạnh, sáng suốt, hãy dùng cả sức mạnh đó để phục vụ gia đình: đặt kế hoạch để phát triển gia đình, ra sức làm việc, và che chở bảo vệ cho vợ con, chứ không dùng sức mạnh một cách sai lệch như tỏ quyền lực, áp chế, đánh đập vợ con, ỷ quyền, ỷ sức, ỷ tiền để sống ích kỷ, bậy bạ, phí phạm vô lý, đi sai thiên chức làm chồng, làm cha.
- Người vợ với trái tim đầy yêu thương sẽ ra sức xây dựng tạo tổ ấm yêu thương cho gia đình, phục vụ chồng con về cả nhu cầu vật chất (lo cơm nước, cửa nhà, con cái) lẫn tinh thần (yêu thương chồng con); dùng sự dịu dàng, mềm mỏng, khéo léo, tươi vui để tạo sự thoải mái, ấm êm cho gia đình.
- Người chồng là người định hướng, đặt khoanh, bảo vệ, người vợ là người quản lý và xây dựng, và cả hai cùng chung lưng đấu cật để xây dựng gia đình hạnh phúc.
21- Điều gì thường gây nên sự bất hòa, xung đột, và có thể đưa đến đổ vỡ gia đình?
Sự xung đột, có khi đẫn đến đổ vỡ gia đình, do nhiều nguyên nhân:
- Vợ chồng không có tình yêu thương liên kết.
- Vợ chồng kết hôn do bị lừa dối, lầm lẫn khi chọn lựa nhau.
- Vợ chồng không hiểu nhau, không thông cảm và không dung hòa được với nhau về những bất đồng tâm lý, sinh lý, nhận xét, đánh giá, quyền hạn, trách nhiệm, quan điểm sống...
- Vợ chồng lấy nhau vì những động lực không chính đáng, như vì tiền, địa vị, áp lực của cha mẹ, hoặc lấy bừa cho xong; không ý thức hậu quả, rồi sau đó cũng không tạo được tình yêu để liên kết họ với nhau, và lại thấy được ý định không chính đáng hay bản tính xấu của người kia.
- Do quá thiếu thốn vật chất, do làm ăn thất bại hay gặp khó khăn hoạn nạn, gây nên những khổ sở, túng thiếu, âu lo, đói nghèo, con cái khống có tường lai, gia đình không có được nơi ăn chốn ở ổn định, không có nghề nghiệp để nuôi sống và phát triển thêm; hoặc ngược lại, do quá dư thừa tiền bạc mà không biết chi tiêu, nên sinh tính hư tật xấu cho mọi người trong gia đình.
- Do không có con, hay sinh con không được như ý, con yếu đau bệnh tật, con hư hỏng v.v... Hoặc sinh con quá đông không đủ sức nuôi, vì quá chật vật nên vợ chồng mất hạnh phúc, vì không còn thời gian để quan tâm chăm sóc cho nhau.
- Do vợ, chồng không đủ sức khỏe, hoặc bị bệnh tật không thể làm việc phục vụ, gia đình, hay không đáp ứng được nhu cầu cho nhau.
- Do thiếu đạo đức, vợ chồng có lối sống, lối làm ăn không chân chính nên gặt hậu quả do việc làm sai trái của họ.
- Do mỗi người không ý thức, không làm tròn bổn phận, hoặc sống ích kỷ, nhiều tật xấu gấy tai hại, khổ đau cho người kia.
- Do thiếu kiến thức về đời sống hôn nhân gia đình, nên không biết cư xử với nhau cho phù hợp, không biết xây dựng mà còn phá vỡ gia đình.
- Do xã hội nhiều cám dỗ; do người thân như cha mẹ, họ hàng, anh em, bè bạn, hay do những người xấu xen vào gây mâu thuẫn giữa vợ chồng (vd: vợ hay chồng quá nể, quá nghe lời cha mẹ mình mà không biết cư xử với chồng, vợ của mình, hoặc do bạn xấu xen vào hay xúi giục vợ, chồng làm điều xấu), khiến vợ chồng nghi kỵ, oán ghét nhau.
22 - Làm sao để vợ chồng gắn bó bảo vệ gia đình ?
- Vợ chồng phải học hỏi, hiểu biết, có các kiến thức về Hôn nhân, gia đình, về sinh, dưỡng, dục con cái, biết chu toàn bổn phận, biết cách sống, biết cách quan hệ xã hội không gây hại cho gia đình. Cả vợ lẫn chồng phải biết tự chủ, sáng suốt và tự quyết việc gia đình của mình cho tốt đẹp.
- Vợ chồng phải có, và phải bảo vệ được tình yêu.
- Vợ chồng phải có đạo đức, có lòng vị tha, bác ái để tha thứ, chấp nhận nhau (ta có khuyết điểm, thì cũng phải biết cảm thông, tha thứ, chấp nhận khuyết điểm của người khác), hay ít ra vì trách nhiệm trên con cái mà hy sinh phần hạnh phúc riêng của mình.
Nhất là ta biết cách ăn ở hợp đạo đức, biết làm điều thiện, điều tốt, để tạo nên cái Đức, gieo nhân tốt để gặt kết quả tốt cho chính ta, cho gia đình, con cái.
23 - Bạn có hiểu ý nghĩa đích thực và cao quý của hôn nhân không? Sự “Nên Một " của vợ chồng là gì? Người vợ có phải phục tùng người chồng như kẻ bề dưới tuân phục bề trên không?
- Ý nghĩa đích thực và cao quý của hôn nhân là giúp cho chúng ta - những lữ khách - có người bạn đồng hành để yêu thương, nâng đỡ hỗ trợ nhau trên đường đời, và để tạo cho chúng ta hạnh phúc.
Sự Nên Một của vợ chồng là: họ chỉ có một tình yêu, một cuộc sống. Tài sản, con cái, trách nhiệm, sự thành bại, hạnh phúc hay bất hạnh họ đều hưởng và chịu chung. Họ cùng san sẻ mọi ngọt bùi cay đắng của cuộc đời dành cho họ: Ngay cả trong tinh thần của tôn giáo hay luân lý cũ, có quy định người vợ phải liên kết với chồng trong tình yêu tôn trọng và chung thủy với chồng, thì ngược lại, cũng đòi hỏi người chồng phải nêu gương, sống công chính, tốt lành, sáng suốt và yêu thương vợ mình như yêu chính bản thân mình. Làm bề trên, làm lớn là để phục chứ không phải để được phụ vụ." Làm lãnh đạo làm bề trên chân chính không có nghĩa là ăn trên ngồi trốc đè đầu cưỡi cổ người dưới mình.” Phải là người có tinh thần trách nhiệm, biết yêu thương, không tỏ quyền hành, không sai khiến, lấn lướt người đưới, nhất là vợ và các con - là những người thân yêu nhất của mình. Quan niệm sai lầm chồng chúa vợ tôi, phu xướng phụ tùy” đã quá sai lầm và lỗi thời, nên không thể để tồn tại nữa. Chồng và vợ là nửa thân mình của nhau, ai cung có thể và có bổn phận đề xướng hay sắp đặt những việc tốt, điều hay, điều phải cho gia đình, và lẽ phải thì ai cũng phải theo, cần theo, bất kể lầ chồng hay vợ.
Tóm lại, nếu chồng, cha ăn ở xứng đáng, yêu thương, thì vợ con đương nhiên phục tùng là đúng, nhưng không một tôn giáo hay một nền đạo đức đích thực nào đòi, buộc người vợ phải tuân phục chồng như tuân lệnh bề trên, lãnh đạo và cũng không cho phép người chồng, người cha coi vợ con như tôi tớ, hay thuộc quyền hạn của mình, mà không vì tình yêu thương và trách nhiệm trên họ.
24 - Thế nào là vợ chồng có quan tâm, chăm sóc nhau?
Vợ chồng quan tâm, chăm sóc nhau, có nghĩa là chúng ta không sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình. Cũng không phân công phân nhiệm quá kỹ, việc ai nấy làm,mà vợ cũng như chồng, luôn luôn để ý đến nhau, hỏi han, gíúp đỡ, an ủi nhau trong mọi lúc vui buồn. Trong mọi hoàn cảnh vợ chồng nên cùng hiểu biết, cùng chia sẻ bàn định, thi hành. Nhất là khi một người quá bận, hay bị yếu đau, thì người kia sẵn sàng làm mọi công víệc - dù không thuộc lãnh vực của mình, hay không quen làm - để giúp đỡ người bạn đời của mình. Lại càng phải tỏ ra yêu thương, chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần cho người vợ hay chồng của mình. Tóm lại, là hai người cư xử với nhau như Người tình, như trong thời mới quen, mới yêu nhau, không thờ ơ lãnh đạm, bỏ mặc nhau trong những cực nhọc, khó khăn riêng của người ấy, hay dồn gánh nặng, trách nhiệm cho một người.
25 - Hạnh phúc là do ta xây dựng, hay tạo bằng tiền bạc, địa vị? hoặc do Thượng đế ban cho ta? Nếu ta không được hạnh phúc là do ta hay tại Trời?
- Hạnh phúc không có sẵn, không thể mua bằng tiền, bằng địa vị, cũng không đo ai ban cho ta, mà đo chính ta xây đắp, tạo lấy bằngcông sức, thiện chí và cố gắng của ta. Thượng Đế chỉ hỗ trợ cho những thiện chí của con người.
- Sự khôn ngoan, khoa học cũng như đạo lý, đã chỉ dạy cho ta bí quyết sống để có hạnh phúc: đó lã Yêu Thương và Nên Một trọn vẹn với người yêu...Nếu ta không thi hành đúng, ta sống ích kỷ, tự cao, luôn luôn cho ta là hơn hẳn người kia thì làm sao mà họ nên một với ta được, do đó nếu ta không có hạnh phúc là tại ta mà ra. Vậy muốn tìm được hạnh phúc ta phải sống theo đường lối chính trực đã được vạch ra, yêu vị tha chân thành, sốn xứng đáng vai trò của mình, và nhiệt tâm xây dựng gia đình.
Con đường đúng bạn hãy đi, bạn sẽ tìm được hạnh phúc.
Một ví dụ cụ thể: gia đình cũng như cỗ xe ngựa. Nếu cả 2 con ngựa cùng hợp lực để kéo xe về hướng, chếc xe sẽ bon bon chạy: đó là trường hợp thuận vợ thuận chồng. Nhưng nếu 1 con ngựa kéo, còn con kia đứng lại không đi, hoặc nó chạy qua 1 hướng khác, thì cỗ xe dừng lại do sự trì kéo, dằng co: gia đình sẽ rối loạn và thất bại! Truờng hợp ấy, thà chỉ một con ngựa kéo, xe còn có thể chạy, và sẽ tốt hơn là còn cả hai con, mà dằng co lôi kéo nhau!
Một hình ảnh tương tự khác: gia đình ví như 1 con tàu vượt đại dương, mà chồng và vợ là hỏa tiêu và thủy thủ. Nếu 2 thành viên này ý hợp tâm đầu, thì việc vượt đại dương của con tầu không khó, và sẽ tới đích được dễ dàng. Nhưng nêu 1 kẻ định hướng, người kia không lái, không đi, hay muốn đi theo hướng khác, thì nội chiến sẽ bùng nổ, để đôi bên tiêu diệt nhau, và hủy diệt cả con tàu!
Xin các bạn hãy ý thức rõ điều ấy luôn cố gắng tạo sự hòa hợp vợ chồng, ít là người nay không chống đối, gây cản trở cho người kia trong việc 1 người muốn lo cho gia đình.
CHỦ ĐỀ II : TƯƠNG QUAN GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI
(Bổn Phận Sinh - Dưỡng - Dục con cái)
Liên quan đến các vấn đề: Sinh con với ý thức trách nhiệm - Cách thụ thai - ngừa thai, sinh con như ý - Kế hoạch hóa gia đình - Vấn đề giáo dục con cái - Cách hướng đẫn con trong việc lập gia đình, cách cư xử với con cái
1. Việc sinh con có nên làm bừa bãi hay phó mặc tự nhiên không? Thế nào là sinh con có ý thức trách nhiệm?
Việc sinh con là vấn đề vô cùng hệ trọng, nằm trong trách nhiệm của vợ chồng, và nó trực tiếp tạo hạnh phúc hay gây đau khổ cho chúng ta, nên chúng ta phải có sự hiểu biết, và có ý thức trách nhiệm trong việc này.
Sinh con có ý thức trách nhiệm là chúng ta không sinh bừa bãi, sinh con quá đông không đủ sức nuôi dạy, để con đói khổ, thiếu thốn, không được học hành, không được giáo dục nên người; hoặc vợ chồng có đủ điều kiện mà lại không quan tâm đến con để lo cho chúng về cả vật chất lẫn tinh thần. Cha mẹ phải hiểu rõ trách nhiệm của mình trước con cái, là phải sinh vừa đủ sức nuôi dạy và dem hết tâm lực để lo cho con được no ấm, khỏe mạnh, khôn lớn, nên người.
2- Theo bạn nghĩ, chúng ta sinh con cái quá đông, không lo được cho con, hay con chúng ta sinh ra yếu đuối, bệnh tật, kém trí khôn, hoặc con cái hư hỏng, là do chúng ta hay tại Trời? Tại con?
- Sinh con đông để không lo nổi, con sinh ra đau yếu, tật nguyền, kém trí khôn, hay con sau này bị hư hỏng, phần chính là do trách nhiệm của cha mẹ: hoặc chúng ta không có kiến thức, hay chúng ta thiếu trách nhiệm trên con cái. Con yếu đau, bệnh tật, bị dị tật phần lớn là do cha mẹ không biết chuẩn bị từ nơi mình, không biết cách sống, cách ăn uống, nhất là nghiện ngập rượu, thuốc lá cà phê, xì ke..., hay người mẹ uống thuốc ngừa thai, phá thai, hoặc chữa bệnh bằng cách uống thuốc bừa bãi; nhất là thuốc trụ sinh, mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ; hoặc do di truyền từ giòng giống, cộng thêm với tác động của môi trường sống bên ngoài như không khí ô nhiễm, ăn uống bị nhiễm độc; hoặc cách chăm sóc con không đúng mức, khiến chúng bị suy dinh dưỡng không phát triển được bình thường.
- Con cái hư hỏng, trách nhiệm chính thường là do cha mẹ không quan tâm, hay không biết cách dạy bảo con, hoặc gia đình có lối sống không phù hợp, khiến con không kính phục, không nghe lời, hoặc không thích sống trong gia đình nên đua theo bạn bè xấu, hoặc chúng trả thù đời do sự ấm ức.
Chúng ta có trách nhiệm chính về con cái, chứ Trời không ban cho chúng ta những đứa con hư hỏng hay bệnh tật để làm khổ cho chúng ta. Việc con cái hư hỏng, có phần lỗi của xã hội (ảnh hưởng xấu từ xã hội), cũng có phần lỗi của con cái (nếu chúng không chịu nghe theo những lời khuyên nhủ chỉ bảo tốt của cha mẹ, nhưng nếu là cha mẹ mà chúng ta không quan tâm đủ, đúng mức đến việc chăm sóc dạy dỗ con, hoặc chúng ta không đủ khả năng hay kiến thức để giáo dục, hướng dẫn con, thì trách nhiệm lớn là ở cha mẹ, ở chúng ta.
3. Có nên hạn chế sinh sản không? Và hạn chế sinh sản có tội không?
- Việc hạn chế sinh sản là cần thiết, khi chúng ta đã có số con vừa đủ nuôi dạy. Việc hạn chế này không có tội lỗi gì đối với lương tâm đạo đức, cũng như đối với Thượng Đế, nếu chúng ta biết cách ngừa thai theo những phương pháp tự nhiên, như những phương pháp Ogino-Knauss, phương pháp Billings. Chúng ta chỉ có lỗi khi có đầy đủ điều kiện mà không chịu sinh con vì làm biếng, ngại khổ, hay khi chúng ta ngừa thai bằng các phương pháp ngoài tự nhiên, khiến ảnh hưởng đến tình yêu của vợ chồng, và khi chúng ta phạm vào sự sống của con người, tức là phá thai.
4. Bạn có phân biệt được thế nào là ngừa thai, thế nào là phá thai không?
Ngừa thai là tránh không cho trứng của người vợ gặp tinh trùng của người chồng để không thụ thai, bằng cách không giao hợp những ngày có thể thụ thai, hay giao hợp dùng bao cao su, xuất tinh bên ngoài... Đó là những phương pháp tránh thai tạm thời, khi muốn có thai lại, chỉ cần không áp dụng những phương pháp đó. Hoặc người ta còn tránh thai vĩnh viễn bằng cách cột ống dẫn tinh, ống dẫn trứng, hoặc cắt bỏ buồng trứng, nhưng sẽ rất tai hại cho những người còn trẻ tuổi (Đó là những phương pháp thông thường của nhiều người, chúng ta chưa nói đến sự đánh giá hay cho phép của Tôn giáo).
Phá thai hay triệt thai, là khi đã có thai mà ta đem phá đi, giết đi đứa con của mình từ trong bụng mẹ, bằng cách uống thuốc phá thai, hút thai, nạo thai ... và cả phương pháp đặt vòng xoắn, cũng có thể phá thai. Lý do là vì khi đặt vòng cũng vẫn còn có thể thụ thai được, tinh trùng vẫn theo kẽ hở của vòng xoắn vào gặp trứng để thụ thai. Nhưng khi bào thai xuống đến tử cung thì sẽ bị vòng xoắn phá. Cụ thể là nhiều trường hợp đã đặt vòng, khi có thai người ta đã phải lấy vòng ra, nhưng phải thật sớm, lúc thai còn bé, và cũng rất nguy hiểm! Trường hợp không lấy vòng ra được thì thai nhi có thể bị dị tật. Lại còn xảy ra trường hợp đứa bé may mắn thoát chết, đã chào đời và mang theo chiếc vòng xoắn!
Đó là sự việc đã có xảy ra ở các bệnh viện phụ sản, do các Bác sĩ chuyên môn cho biết.
5. Bạn có biết ảnh hưởng tai hại của việc phá thai sẽ như thế nào không?
Phá thai trước nhất là một hành vi giết người, giết con, nên phạm tội trước lương tâm, lỗi bổn phận làm cha mẹ. Cả hai vợ chồng đều phải chịu trách nhiệm chung.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng rất lớn trên tinh thần và thể xác của người mẹ: việc phá thai sẽ làm cho người mẹ bị lương tâm cắn rứt.
Thuốc phá thai rất độc hại, có thể gây ảnh hưởng đến trí não của người phụ nữ đó. Việc nào thai thì để lại thương tích là những vết sẹo trên thành tử cung, khiến những lần có thai sau dễ bị sảy thai, vì lớp niêm mạc đã mất, bào thai không có chỗ bám. Hoặc bào thai sẽ phát triển lệch lạc do bám vào thành của tử cung bị sẹo, khiến đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh (quái thai). Thuốc phá thai hay ngừa thai cũng có thể gây quái thai do chất độc của nó còn lưu lại trong người bà mẹ.
6. Có thể sinh con như ý được không? Chẳng hạn sinh bao nhiêu con, sinh con trai hay con gái, sinh con khoẻ mạnh, thông minh ... ? (vần đề kế hoạch hóa gia đình).
Ngày nay khoa học đã cung cấp kiến thức cho chúng ta có thể sinh con cái theo ý định của vợ chồng. Muốn thế chúng ta phải học hỏi ở sách báo tài liệu chuyên môn hay nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn (trong cuốn ''Cẩm Nang Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đình
chúng tôi đã có đề cập). Đó chính là vấn đề ''kế hoạch hóa gia đình’’ mà chúng tôi muốn nói đến.
Việc kế hoạch hóa gia đình một cách hợp lý và hợp với đạo đức nhất, không phải là sinh một hoặc hai con, mà là sinh con với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, nhằm đạt được ba mục đích chính:
- Sinh số con vừa đủ nuôi, dạy.
- Sinh con trai hay con gái theo ý muốn.
- Sinh con khỏe mạnh, thông minh.
Như vậy vừa bảo vệ được sự tự do của vợ chồng, vừa bảo đảm hạnh và cả nhân loại.
7. Có thể áp dụng phương pháp nào để sinh con trai hay con gái như ý muốn?
Ngày nay khoa học đã giúp ta kiến thức để sinh được con trai hay con gái như lòng mỏng muốn, đó là:
- Tinh trùng thì có: X (sinh con gái), và Y (sinh con trai)
- Trứng chỉ có một loại là X.
* Nguyên tắc để sinh con trai hay gái
- Nếu X (của nam) + X của nữ) = con gái.
- Nếu Y (của nam) + X (của nữ) = con trai.
Như vậy có con trai hay con gái hoàn toàn là do đàn ông (vì tinh trùng thì có loại Y và loại X, còn trứng hoàn toàn chỉ là X).
Cũng phải nói rõ: có 6% đàn ông chỉ có tinh trùng sinh con trai, (hoàn toàn tinh trùng Y) và cũng có 6% đàn ông chỉ có tinh trùng để sinh con gái (hoàn toàn tinh trùng X).
Muốn sinh con trai người chồng, trước đó nhiều ngày, phải nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, không uống rượu, không hút thuốc lá, cà phê, và kiêng giao hợp có xuất tinh: để dành sức cho lấn giao hợp chính thức được thực hiện đúng, vào ngày trứng rụng, hoặc trễ hơn tối đa là một ngày sau khi biết chắc trứng đã rụng. Vì:
- Tinh trùng Y thì khỏe, nhanh. Khi vào tử cung là chúng nhanh nhẹn tràn lên để đi tìm trứng. Với sức khoẻ, chúng có thể tiến trước, và phá vỡ màng trứng để cho một con mạnh nhất chui vào thụ tinh, sau đó các con khác sẽ chết hết.
- Khi kết hợp, người chồng cũng nên hỗ trợ cho các tinh trùng, Y bằng cách xuất tinh trong sâu, hầu rút ngắn đường hành trình cho các tinh trùng có đủ sức tấn công mục tiêu chính là trứng.
Không xuất tinh trước ngày trứng rụng, vì tinh trùng Y tuy mạnh, nhưng lại chết sớm, như vậy sẽ chỉ còn lạ i X để sinh con gái.
Muốn sinh con gái: sẽ giao hợp truớc ngày trúng rụng tối đa hai ngày, nghĩa là lúc bắt đầu thấy hiện tượng chất nhờn ở âm đạo. Lúc trứng rụng thì tinh trùng Y đã chết trước, chỉ còn lại X, nên kết hợp sẽ sinh con gái (coi phương pháp Billings ở sau).
Cách thức trên có thể đạt kết quả từ 70% đến 80%. Ngoài ra cũng còn tùy thuộc vào điều kiện cơ thể của ngưởi nam và người nữ.
Cũng có phương pháp sinh con trai hay con gái bằng cá'ch ăn các món ăn phù hợp cho mỗi loại con, nhưng rất phức tạp, vì phải lựa chọn thức ăn, và phải thực hiện lâu dài cả hàng năm trước mới có kết quả.
Cũng còn có những phương thức thụ thai trai, gái ''ngoại khoa'' theo y học Đông Phương, mà chúng tôi không tiện trích vào đây.
Hay cũng còn phương pháp lấy tinh trùng của người chồng, rồi loại bỏ thứ tinh trùng không cần, thứ còn lại sẽ được đưa vào tử cung của người vợ để cho thụ tinh, hoặc cho thụ tinh sẵn ngoài ống nghiệm, rồi mới cấy bào thai đó trở lại trong tử cung người vợ, nhưng là phương thức không tự nhiên, nên một số tôn giáo còn chưa đồng ý.
8. Vợ chồng phải chuẩn bị thế nào để sinh còn khỏe mạnh, thông minh, không bi dị tật bẩm sinh?
Như đã nói, con người được hình thành do yếu tố di truyền là chính, nên muốn có con khỏe mạnh, thông minh, tốt lành, cha mẹ phải chuẩn bị ngay từ nơi mình, bằng cách giữ sức khỏe, không uống rượu, cà phê, thuốc lá, xì ke... không phá thai, không chơi bời, không ăn uống các chất độc hại, nhất là biết lựa chọn vợ chồng khỏe mạ nh, có gène tốt, muốn thế nên khám bệnh tiền hôn nhân.
- Đàn ông uống rượu, nghiện thuốc lá thì tinh trùng sẽ có thể bị dị dạng, và tinh trùng đó kết với trứng thì sinh ra con mang dị tật bẩm sinh.
- Đàn bà đang mang thai nếu uống rượu, hút thuốc lá, cũng dễ sinh con bị dị tật bẩm sinh, do trứng bị dị dạng, hoặc do những chất độc hại đó ảnh hưởng tớí bào thai đang phát triển. Uống thuốc phá thai, nạo thai, khi có bầu những lần sau còn cũng có thể bị dị tật bẩm sinh như đã nói trên.
Rượu, cà phê, uống nhiều, kể cả việc dùng quá nhiều các món gia vị như tiêu, tỏi, các đồ ăn nóng, con sinh ra cũng kém thong minh, kém trí nhớ, và tính tình nóng nảy, hay bị nóng gan, sinh nhiều bệnh tật như chốc lở, và các bệnh nan y khác.
Các chất bột ngọt, hàn the, các loại hóa chất bón cây, nuôi gia súc, hay pha chế trong đồ ăn uống cũng gây ảnh hưởng khộng tốt đến thai nhi. Dùng thuốc không phù hợp, dùng nước có chất độc hóa học, hít thở không khí ô nhiễm v.v... cũng có thể sinh con bị dị tật.
Tác giả: gioanb
http://www.honganthienchua.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét