Hút thuốc, uống rượu, bài bạc, gian lận, trộm cắp, yêu đương lăng nhăng, ích kỷ, tức giận,… Đó là một thế giới rùng rợn ở phía trước. Có trời mới biết! Ngày nay người ta cho đó là “chuyện nhỏ”. Mối nguy hiểm không phải là sai phạm mà là không nhận biết mình sai phạm, đó là do lương tâm đã chai cứng! Hãy bắt đầu xây dựng những hệ lụy tốt để giúp trẻ nhận thức đúng và sống đúng.
Chị Ánh kể: Khi tôi đến thăm một gia đình bà con, con gái tôi là Mai, 12 tuổi, và mấy anh chị em họ sang hàng xóm chơi với bạn bè nhưng vẫn được người lớn lưu ý – tôi nghĩ vậy. Một lúc sau, chúng trở về. “Sao vậy?”, chúng tôi hỏi. Mấy đứa bé trả lời: “Có mấy bạn uống bia và xỉn nên chúng con về”.
Chị cho biết thêm: “Lúc đó chúng tôi an tâm, cũng may chúng đã cho chúng tôi biết. Nhưng tôi vẫn thấy lo: Liệu bé Mai có thể cưỡng lại những cám dỗ tương tự khi nó là một thiếu niên? Hồi 14 tuổi, tôi đã từng hút thuốc, uống rượu, và đi chơi và nhậu nhẹt với nhóm bạn học “chịu chơi” nhất. Chỉ sau vài tuần, tôi “gục ngã”. Tôi đi chơi hằng đêm, không biết ai đã “mách lẻo” với mẹ tôi. Nhưng nghĩ lại tôi thấy vậy là mình còn may mắn!”.
Không cha mẹ nào có thể an tâm khi không biết con cái mình ra ngoài với bạn bè sẽ ra sao, có “lây nhiễm” thói hư tật xấu nào hay không. Đó là nỗi lo chính đáng. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật (Centers for Disease Control and Prevention), cứ 4 cô gái thì có 1 cô nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, và hơn 50% thiếu niên đã từng khẩu dục. Có thể con cái bạn dành nhiều thời gian đi chơi với bạn và có ít thời gian ở bên cha mẹ. Sớm hay muộn thì nó cũng sẽ bạn bè ép thử uống bia, thiếu niên nam thì bị khiêu khích: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”, và khi có chút men rồi thì rất dễ xảy ra những chuyện “kinh thiên, động địa” – dù trai hay gái. Vậy cha mẹ phải chuẩn bị gì cho con cái?. Điều quan yếu trước tiên là xây dựng mối quan hệ gần gũi. TS Christy M. Buchanan, giáo sư khoa tâm lý tại ĐH Wake Forest và là mẹ của 2 đứa con tuổi thiếu niên, nói: “Theo cách đó, cha mẹ sẽ có nhiều cơ hội theo dõi, nhất là trong lúc xung đột”.
Giáo sư Kenneth R. Ginsburg, thuộc khoa nhi tại ĐH Pennsylvania và tác giả cuốn Building Resilience in Children and Teens (Xây dựng tính co giãn ở trẻ), nói: “Hoàn toàn bình thường đối với trẻ phát triển và muốn thử giới hạn. Chúng muốn biết mình là ai và khác ai”. Dù chúng ta không thể kiểm soát hết, cha mẹ vẫn có thể mở rộng các cơ hội mà chúng có thể gặp trường hợp xấu. Đây là vài “bí kíp”:
Nuôi dưỡng hy vọng. BS Dũng, cha của 2 đứa con, nói: “Con cái sống theo hoài vọng của chúng ta. Nếu cha mẹ có động thái tiêu cực thì con cái sẽ cư xử tương tự. Nếu cha mẹ biết thương người, biết quan tâm chia sẻ, sống đạo đức thì con cái sẽ ảnh hưởng tốt”.
Nghe lý tưởng quá nên khó thực hiện chăng? Một cuộc nghiên cứu đăng trên báo Journal of Research on Adolescence (Tạp chí Nghiên cứu Tuổi Thanh Thiếu niên), do nhà nghiên cứu Buchanan hướng dẫn, đã khảo sát 250 học sinh lớp 6 và lớp 7, và mẹ của chúng. Họ thấy rằng những người mẹ muốn con mạo hiểm trước, kiểm tra sau, thì họ “đạt được” những gì họ đã muốn. Ước vọng của cha mẹ chỉ là một trong nhiều mức ảnh hưởng cách cư xử của con cái tuổi thiếu niên.
Tại sao? Nhà nghiên cứu Buchanan đưa ra vài lý thuyết. Trước hết, giả thuyết của chúng ta có thể sẽ tự tiên đoán đầy đủ vì cách chúng ta tương tác với con cái. Nếu bạn nghĩ không thể tránh thì con bạn sẽ gặp rắc rối, bạn ít có thể tin điều gì là vấn đề, và bạn không thể nỗ lực kiểm soát hoặc đưa chúng vào khuôn phép. Các cha mẹ có hoài bão thấp thì có thể con cái hiểu rằng đại khái hay dứt khoát cũng đều được. Chẳng hạn, con cái nghe cha mẹ nói: “Rốt cuộc rồi đứa nào cũng uống rượu”, có thể chúng sẽ thử uống xem sao, vì chúng cũng muốn giống người khác.
Đừng đổ lỗi tại Hormone. Tuổi phát triển nên tất nhiên ảnh hưởng mức tăng giảm hormone. Não sẽ không phát triển khả năng kiểm soát cách cư xử bốc đồng cho đến ngoài 20 tuổi. Mức hormone không phải là nguyên nhân chính, đa số trẻ chỉ ảnh hưởng ít, thường có những nguyên nhân quan yếu hơn. Khi chúng cằn nhằn, cộc cằn, có thể là phản ứng tự nhiên nào đó (chẳng hạn, có “vấn đề” với bạn bè), hãy hỏi chúng xem có chuyện gì xảy ra. Chúng ta mất ngủ hoặc gặp chuyện gì đó không như ý muốn, chúng ta cũng dễ “nổi nóng” vô cớ với người khác kia mà. Nhưng chúng ta đã trưởng thành, có thể suy nghĩ lại. Còn chúng chưa đủ trưởng thành. Khi được hỏi, có thể chúng sẽ nói: “Không có gì”, nhưng cha mẹ phải cởi mở, nhẹ nhàng và tỏ ra quan tâm chúng để chúng có thể dễ “trút bầu tâm sự”. Cái gì cũng có nguyên nhân, như ông bà ta thường nói: “Không có lửa làm sao có khói”.
Tạo sự cân bằng. Con cái cần có giới hạn hợp lý. Nếu chúng “phá luật”, hẳn sẽ có hậu quả. Chúng càng lớn thì kỷ kuật càng quan trọng hơn. Cha mẹ nghiêm khắc quá hoặc bất chấp thì sẽ bị con cái đối xử tệ. Cha mẹ càng “thả lỏng” thì con cái càng có nguy cơ gặp rắc rối. Nhưng cha mẹ nghiêm khắc quá thì chúng có thể “nổi loạn”. Cái gì “thái quá” cũng hóa “bất cập” vậy.
Một cuộc nghiên cứu về việc uống rượu, công bố trên báo Journal of Studies on Alcohol and Drugs (Tạp chí Nghiên cứu Rượu bia và Ma túy) cho thấy rằng cách làm cha mẹ ảnh hưởng nhiều đến việc uống rượu của con cái. Những đứa con có cha mẹ “xả láng”, nghiện rượu hoặc quá nghiêm khắc sẽ có nguy cơ gấp đôi về sử dụng rượu bia. Những đứa con có mối quan hệ tốt với cha mẹ thì lễ phép và ngoan ngoãn hơn. Các cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy tương tự về hoạt động giới tính. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cha nào con nấy”, thật chí lý!
Bé Mai có lần đánh bạn, nó bị cô giáo cho về nhà, chị Ánh biết phải kỷ luật mạnh hơn: Bé Mai không được đi chơi nếu không được phép. Từ đó, bé Mai luôn “đi thưa, về trình”. Thành thói quen tốt, chị Ánh cho con được tự do hơn. Đó là phần thưởng chị tặng cho con gái.
Kỷ luật không bao giờ thừa, nhưng không nên quá nghiêm khắc khiến chúng mất tự do. Bạn phải cho con cái quyền tự do như chúng đáng được. Nhưng nếu chúng không tuân thủ, cha mẹ cần “siết” lại kẻo chúng “được đằng chân, lân đằng đầu”.
Duy trì sự thân mật. Khó có thể ngăn cản khi chúng có nhu cầu (chơi với bạn, học nhóm, chăm sóc tóc,…), nhưng đó là lý do cha mẹ cần lập thời khóa biểu. Bữa cơm gia đình rất quan trọng, nhất là bữa tối. Nếu không có thời gian, chỉ cần 2 hoặc 3 buổi tối cùng ăn cả nhà cũng đủ tạo mối liên kết. Hãy vừa ăn vừa nói chuyện với nhau, tỏ ra quan tâm lẫn nhau, chia sẻ những món ngon. Nếu thấy chúng không muốn trò chuyện, hãy sẵn sàng khi chúng muốn. Khi đối thoại thì đừng “lên lớp” chúng. Trước tiên hãy cởi mở, đừng vội “xử lý” vấn đề.
Giúp chúng xử lý căng thẳng. Chúng có thể lo lắng về việc học, nhất là những ký thi, chúng bị áp lực cao. Hãy giúp chúng thư giãn, giúp chúng nghỉ ngơi hợp lý. Nhiều cha mẹ không quan tâm việc con cái có ngủ trưa hay không, thật ra giấc ngủ trưa rất lợi ích cho trí não. Cha mẹ nên tạo cho con cái có thói quen tốt này. Với những kiểu căng thẳng khác, chúng cũng rất cần cha mẹ giúp đỡ để chúng quen dần cách xử lý.
Nhàn cư vi bất thiện. Ngoài giờ học, cha mẹ nên hướng dẫn chúng quan tâm các hoạt động mà chúng thích. Thiếu niên càng có những hoạt động “ngoại khóa” thì càng ít “dính líu” những chuyện xấu. Các hoạt động đó thường có người lớn kiểm soát. Nếu không sinh hoạt nhóm ở trường hoặc ở nhà một người bạn, chúng có thể làm ngay tại gia đình: Học đàn, học vẽ, học nữ công gia chánh, học vi tính,… Rảnh quá, thừa thời gian, người ta dễ “sinh tật”!
Chọn bạn mà chơi. Cha mẹ thường lo bạn bè rủ rê có thể làm con mình hư hỏng. Đúng vậy, nhưng bạn bè có thể tác động rất mạnh. Chúng có thể tốt hay xấu do ảnh hưởng nhiều từ bạn bè. Cha mẹ không nên cấm cản, như hãy phân biệt cho chúng biết bạn nào xấu và bạn nào tốt để chúng liệu mà giao tiếp. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Chơi với ai thế nào thì rồi ít nhiều gì mình cũng như vậy!
Trầm Thiên Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét