Ngày 26 và 27/04/2012, Đối thoại song phương thường niên Úc-Việt về nhân quyền sẽ mở ra tại Hà Nội. Hôm 25/04/2012, tổ chức Human Rights Watch đã công bố một bản khuyến nghị, kêu gọi chính quyền Úc yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị và chấm dứt việc cản trở tự do ngôn luận, hội họp ôn hoà, tín ngưỡng và tôn giáo.
Trong bản khuyến nghị dài 18 trang với tựa đề đơn giản Đối thoại Nhân quyền
Úc-Việt, Human Rights Watch trước hết nêu bật một loạt những vụ "vi phạm
nhân quyền" xảy ra tại Việt Nam trong năm 2011 và quý 1 năm 2012 này:
"Chính phủ Việt Nam đã loại trừ một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn
luận, lập hội và hội họp hoà bình. Giới cầm bút độc lập, blogger, và giới hoạt
động nhân quyền dám đặt nghi vấn về chính sách của chính phủ, vạch trần nạn
tham nhũng nơi quan chức Nhà nước, hoặc kêu gọi thay đổi theo chiều hướng dân
chủ thể chế độc đảng, đều thường xuyên bị công an sách nhiễu và theo dõi sát
sao, bị biệt giam trong một thời gian dài mà không được tiếp xúc với các cố vấn
pháp lý, và bị những án tù ngày càng dài vì tội vi phạm các luật lệ mơ hồ về an
ninh quốc gia".
Trong bản thông cáo báo chí, Human Rights Watch nêu bật: "Chỉ tính riêng
trong quý đầu năm 2012, Việt Nam đã tống giam ít nhất 12 người chỉ vì họ thực
thi các quyền nói trên một cách ôn hoà. Trước đó, trong năm 2011, ít nhất 33
nhà đấu tranh cho nhân quyền và viết blog trên Internet đã bị kết án tù chỉ vì
họ đã bày tỏ đức tin tôn giáo và niềm tin chính trị".
Human Rights Watch cũng tố cáo việc chính quyền Việt Nam dùng vũ lực để đàn áp
mọi tiếng nói bất đồng, kể cả những người phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển
Đông: "Công an thường xuyên tra tấn nghi phạm để mớm lời thú tội, và trong
nhiều trường hợp, đã sử dụng vũ lực quá đáng để đối phó với các cuộc biểu tình chống
trục xuất, tịch thu đất đai, và hành động hung bạo của công an. Chính quyền
cũng đã dùng võ lực giải tán các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011, người biểu tình thì bị đe doạ, sách
nhiễu, và trong một số trường hợp, bị giam giữ trong nhiều ngày".
Trong tình hình như vừa kể, Human Rights Watch cho rằng: "Úc cần thúc đẩy
Việt Nam sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều khoản trong bộ Luật Hình sự, Pháp lệnh về
Tôn giáo, Pháp lệnh 44 về Xử phạt các Vi phạm Hành chính, và các luật lệ khác,
mà tác động là hình sự hoá các hoạt động bày tổ sự bất đồng chính kiến một cách
ôn hoà và một số hoạt động tôn giáo, đi ngược lại nghĩa vụ của Việt Nam trong
tư cách một nước đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự".
Tổ chức Human Rights Watch cũng kêu gọi Úc ưu tiên yêu cầu Việt Nam trả tự do
ngay lập tức các tù nhân chính trị đang có vấn đề trầm trọng về sức khoẻ để họ
được chăm sóc y tế thích hợp. Đó là trường hợp của các ông Nguyễn Văn Lý,
Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Văn Lía, Nguyễn Xuân Nghĩa và bà Mai Thị Dung.
Ngoài ra, Úc cũng cần nêu quan ngại nghiêm trọng về việc áp dụng hình thức quản
chế hành chính để giam giữ bà Bùi Thị Minh Hằng trong 2 năm trong trại cải tạo
mà không thông qua xét xử vì đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hoà ở Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 8-2011. Theo Human Rights Watch, bà
Minh Hằng cũng cần phải được trả tự do ngay tức khắc.
Trọng Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét